Đề thi thử THPT Quốc Gia môn hóa năm 2019, Đề 21 (...
- Câu 1 : Kim loại nào sau đây không phải kim loại kiềm?
A Na.
B K.
C Ca.
D Li.
- Câu 2 : Kim loại nào sau đây không tan được trong nước ở điều kiện thường?
A Na.
B K.
C Cu.
D Ba.
- Câu 3 : Kim loại không tác dụng được với dung dịch Fe(NO3)3 là
A Mg.
B Fe.
C Cu.
D Ag.
- Câu 4 : Khi cho sắt tác dụng với lượng dư dung dịch X, sau phản ứng thu được muối Fe3+. Vậy X có thể là
A HCl.
B CuSO4.
C AgNO3.
D H2SO4 (loãng).
- Câu 5 : Để xử lý thủy ngân khi bị vỡ nhiệt kế, ta có thể sử dụng
A quỳ tím.
B lưu huỳnh.
C nước.
D nhôm.
- Câu 6 : Công thức hóa học của metylamin là
A CH3NH2.
B CH3CH2NH2.
C CH3NHCH3.
D CH3NHCH2CH3.
- Câu 7 : Để phân biệt glucozơ và fructozơ, ta có thể dùng
A quỳ tím.
B dd AgNO3/NH3.
C Cu(OH)2.
D dd Br2.
- Câu 8 : Chất nào sau đây không chứa nitơ (N) trong phân tử?
A Protein.
B Aminoaxit.
C Tơ capron.
D Tơ axetat.
- Câu 9 : Chất nào sau đây có thể mất màu dung dịch brom?
A Saccarozơ.
B Alanin.
C Triolein.
D Metyl axetat.
- Câu 10 : Khi đốt cháy một ancol mạch hở X, sau phản ứng thu được số mol CO2 nhỏ hơn số mol H2O. Kết luận đúng khi nói về X là
A X là ancol đơn chức.
B X là ancol đa chức.
C X là ancol no.
D X là ancol no, đơn chức.
- Câu 11 : Tên thay thế của CH3COOH là
A axit axetic.
B axit metanoic.
C axit etanoic.
D axit propanoic.
- Câu 12 : Hiđrocacbon Y là thành phần chính của khí thiên nhiên. Tên gọi của Y là
A metan.
B etilen.
C axetilen.
D benzen.
- Câu 13 : Cho 10 gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu vào dung dịch H2SO4 loãng dư, sau phản ứng thu được 2,24 lít H2 (đktc). Phần trăm theo khối lượng của Cu có trong hỗn hợp X là
A 56%.
B 44%.
C 64%.
D 36%.
- Câu 14 : Nhúng một thanh sắt nặng m gam vào dung dịch CuSO4 2M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, lấy thanh sắt ra, rửa sạch, làm khô rồi đem cân thấy khối lượng là (m + 4) gam. Thể tích dung dịch CuSO4 ban đầu là
A 100ml.
B 150ml.
C 200ml.
D 250ml.
- Câu 15 : Đốt cháy hoàn toàn một amin no, đơn chức mạch hở, sau phản ứng thu được CO2 và N2 với tỷ lệ thể tích là 4 : 1. Công thức phân tử của amin là
A C2H5N.
B C2H7N.
C C3H7N.
D C3H9N.
- Câu 16 : Thủy phân hoàn toàn m gam este X có công thức phân tử C4H8O2 bằng dung dịch NaOH dư, sau phản ứng thu được dung dịch chứa (m + a) gam muối. Tên gọi của X là
A propyl fomat.
B isopropyl fomat.
C etyl axetat.
D metyl propionat.
- Câu 17 : Hỗn hợp X gồm Na và Al với tỉ lệ mol 1 : 2. Hòa tan m gam X vào nước dư, sau phản ứng thu được 2,24 lít H2 (đktc). Giá trị của m là
A 2,5.
B 5,0.
C 3,85.
D 7,7.
- Câu 18 : Nung hoàn toàn m gam Cu(NO3)2 thu được hỗn hợp khí NO2 và O2. Hấp thụ hoàn toàn lượng khí đó bằng nước thu được 2 lít dung dịch pH = 1,0. Giá trị của m là
A 15,04.
B 18,8.
C 14,1.
D 9,4.
- Câu 19 : Cho 12,5 gam hỗn hợp gồm Al, Fe, Zn và Mg tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được m gam muối và 4,48 lít khí ở đktc. Giá trị của m là
A 45,6.
B 27,8.
C 31,7.
D 36,4.
- Câu 20 : Đun nóng dung dịch chứa 9 gam glucozơ với AgNO3 trong NH3 dư thu được tối đa m gam Ag. Giá trị của m là
A 5,4.
B 32,4.
C 21,6.
D 10,8.
- Câu 21 : Cho m gam hỗn hợp X gồm axit glutamic và lysin tác dụng với dung dịch HCl dư thu được (m + 13,87) gam muối. Mặt khác, lấy m gam X tác dụng với dung dịch KOH dư thu được (m + 17,48) gam muối. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A 19,60.
B 41,06.
C 33,75.
D 32,25.
- Câu 22 : Nhận định nào sau đây không chính xác?
A Hỗn hợp Fe3O4 và Cu có thể tan hết trong dung dịch HCl.
B Hỗn hợp CuS và FeS có thể tan hết trong dung dịch HCl.
C Hỗn hợp Al và BaO có thể tan hết trong nước.
D Hỗn hợp Al2O3 và K2O có thể tan hết trong nước.
- Câu 23 : Cho các phát biểu sau:(1) Tất cả ancol đa chức đều có khả năng tạo phức với Cu(OH)2.(2) Đốt cháy ancol no, đơn chức, mạch hở X luôn sinh ra số mol nước nhiều hơn số mol CO2.(3) Tất cả ancol no, đơn chức, mạch hở đều có khả năng tách nước tạo thành olefin.(4) Oxi hóa ancol đơn chức X cho sản phẩm hữu cơ Y, nếu Y tráng gương thì X là ancol bậc 1.(5) Phenol là những hợp chất hữu cơ có nhóm -OH liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon của vòng benzen.(6) Dung dịch phenol (C6H5OH) không làm đổi màu quỳ tím.Số phát biểu đúng là
A 3.
B 4.
C 5.
D 6.
- Câu 24 : Cho các phát biểu sau:(1) Trong công nghiệp, N2 được điều chế bằng cách chưng cất phân đoạn không khí lỏng.(2) Nhiệt phân NH4NO3 tạo thành NH3 và HNO3.(3) Chất lượng phân kali được đánh giá thông qua % theo khối lượng của kali.(4) Tính oxi hóa mạnh của HNO3 là do ion H+ gây ra.(5) CO, N2O và NO là oxit axit.(6) Fe(NO3)3 chỉ có tính oxi hóa.Số phát biểu sai là
A 2.
B 3.
C 4.
D 5.
- Câu 25 : Nghiên cứu một dung dịch chứa chất tan X trong lọ không dán nhãn và thu được kết quả như sau:- X phản ứng được với AgNO3/NH3, H2 (Ni, to) và Cu(OH)2.- X không phản ứng được với dd Br2.Vậy X có thể là
A anđehit fomic.
B glucozơ.
C saccarozơ.
D fructozơ.
- Câu 26 : Hỗn hợp X gồm Mg, MgO, Ca và CaO. Hòa tan hoàn toàn 10,72 gam X vào dung dịch HCl vừa đủ thu được 3,248 lít khí (đktc) và dung dịch Y. Trong Y có 12,35 gam MgCl2 và m gam CaCl2. Giá trị của m là
A 13,32.
B 15,54.
C 33,3.
D 19,98.
- Câu 27 : Chất hữu cơ T có công thức phân tử C5H6O4. Cho a mol T tác dụng với dung dịch NaOH dư thì thấy có 2a mol NaOH đã tham gia phản ứng, thu được muối natri của axit hữu cơ no và ancol G. Oxi hóa G bằng CuO, đun nóng thu được chất hữu cơ X. Cho X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thấy xuất hiện 4a mol Ag. Biết G không hòa tan được Cu(OH)2. Các phản ứng hóa học xảy ra hoàn toàn. Nhận định đúng là
A G là ancol không no, mạch hở.
B T có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
C X là anđehit no, hai chức, mạch hở.
D Hàm lượng oxi trong G chiếm 50% về khối lượng.
- Câu 28 : Hỗn hợp X gồm Al2O3, Ba, Na (trong đó số mol Na chiếm 8/14 tổng số mol của X). Hòa tan hoàn toàn X vào nước dư, thu được dung dịch Y và 0,07 mol khí H2. Cho từ từ đến hết dung dịch gồm 0,04 mol H2SO4 và 0,12 mol HCl vào Y thu được dung dịch Z (chỉ chứa m gam các muối clorua và muối sunfat trung hòa) và 10,11 gam hỗn hợp kết tủa. Giá trị của m là
A 7,60.
B 8,09.
C 12,21.
D 14,35.
- Câu 29 : Cho m gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4 và Fe(NO3)2 tan hết trong 320ml dung dịch KHSO4 1M. Sau phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa 61,4 gam muối trung hòa và 0,896 lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Cho dung dịch NaOH dư vào Y thì có 0,46 mol NaOH phản ứng. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của Fe trong X gần nhất với
A 2,0.
B 3,0.
C 3,5.
D 5,0.
- Câu 30 : Điện phân (với điện cực trơ) 300ml dung dịch Cu(NO3)2 nồng độ aM, sau một thời gian thu được dung dịch Y vẫn còn màu xanh, có khối lượng giảm 48 gam so với dung dịch ban đầu. Cho 44,8 gam bột sắt vào dung dịch Y, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 20,8 gam hỗn hợp kim loại. Giá trị của a gần nhất với
A 2,25.
B 2,45.
C 2,65.
D 2,85.
- Câu 31 : Hỗn hợp khí X gồm CH4, C2H2, C2H4, C3H6 và 0,3 mol H2. Đun nóng X với bột Ni một thời gian, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với He bằng 5. Đốt cháy hoàn toàn Y, thu được 20,16 lít CO2 (đktc) và 23,4 gam H2O. Sục khí Y vào dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, thu được m gam kết tủa và hỗn hợp khí Z. Khí Z phản ứng vừa đủ với 300ml dung dịch Br2 0,5M. Giá trị của m là
A 12,0.
B 14,4.
C 16,8.
D 18,0.
- Câu 32 : Hỗn hợp M gồm axit cacboxylic X và este Y (đều đơn chức và có cùng số nguyên tử cacbon). Cho m gam M phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 0,25 mol NaOH, sinh ra 18,4 gam hỗn hợp hai muối. Mặt khác, cũng cho m gam M trên tác dụng với lượng dư AgNO3 trong NH3 đun nóng, kết thúc phản ứng thu được 32,4 gam Ag. Công thức của X và giá trị của m lần lượt là
A HCOOH và 11,5.
B C2H5COOH và 18,5.
C C2H3COOH và 18,0.
D CH3COOH và 15,0.
- Câu 33 : Cho X, Y là hai axit cacboxylic đơn chức (MX < MY); T là este ba chức, mạch hở được tạo bởi X, Y với glixerol. Cho 23,06 gam hỗn hợp E gồm X, Y, T và glixerol (với số mol của X bằng 8 lần số mol của T) tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 2M, thu được hỗn hợp F gồm hai muối có tỉ lệ mol 1 : 3 và 3,68 gam glixerol. Đốt cháy hoàn toàn F cần vừa đủ 0,45 mol O2, thu được Na2CO3, H2O và 0,4 mol CO2. Phần trăm khối lượng của T trong E có giá trị gần nhất với
A 26.
B 25.
C 29.
D 35.
- Câu 34 : Hỗn hợp X gồm các peptit mạch hở, đều được tạo thành từ các amino axit có dạng H2NCmHnCOOH. Đun nóng 4,63 gam X với dung dịch KOH dư, thu được dung dịch chứa 8,19 gam muối. Nếu đốt cháy hoàn toàn 4,63 gam X cần 4,2 lít O2 (đktc). Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy (CO2, H2O, N2) vào dung dịch Ba(OH)2 dư, sau phản ứng thu được m gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 21,87 gam. Giá trị của m gần nhất với
A 35,0.
B 30,0.
C 32,0.
D 28,0.
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein