Đề kiểm tra hết học kỳ II vật lý 12 sở GD&ĐT TT Hu...
- Câu 1 : Trong sơ đồ khối của một máy thu thanh dùng vô tuyến không có bộ phận nào dưới đây?
A mạch khuếch đại
B mạch biến điệu
C mạch tách sóng
D anten
- Câu 2 : Nguồn phát ra quang phổ liên tục gồm
A chất rắn, chất lỏng, chất khí ở áp suất thấp bị nung nóng
B chất rắn
C chất rắn, chất lỏng, chất khí
D chất rắn, chất lỏng
- Câu 3 : Một chất phát quang có khả năng phát ra ánh sáng màu vàng khi được kích thích phát sáng. Hiện tượng quang phát quang xảy ra khi chiếu vào chất đó ánh sáng màu
A da cam
B đỏ
C vàng
D lục
- Câu 4 : Thực hiện thí nghiệm giao thoa ánh sáng với khe Yang, ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ. Khoảng cách giữa hai khe hẹp là 1mm. Trên màn quan sát, tại điểm M cách vân trung tâm 4,2mm có vân sáng bậc 5. Di chuyển dần màn quan sát ra xa dọc theo đường thẳng vuông góc với mặt phẳng chứa hai khe và giữ cố định các điều kiện khác cho đến khi vân giao thoa tại M chuyển thành vân tối lần thứ hai thì khoảng dịch chuyển của màn là 0,6m. Bước sóng của ánh sáng trong thí nghiệm là
A 0,6µm
B 0,7µm
C 0,4µm
D 0,5µm
- Câu 5 : Hai chất phóng xạ A và B có chu kỳ bán rã là T1, T2. Ban đầu số hạt nhân của hai chất này là N01 = 8N02. Thời gian để số hạt nhân còn lại của A và B bằng nhau là
A \(\frac{3{{T}_{1}}{{T}_{2}}}{{{T}_{1}}-{{T}_{2}}}\)
B \(\frac{8{{T}_{1}}{{T}_{2}}}{{{T}_{2}}-{{T}_{1}}}\)
C \(\frac{3{{T}_{1}}{{T}_{2}}}{{{T}_{2}}-{{T}_{1}}}\)
D \(\frac{8{{T}_{1}}{{T}_{2}}}{{{T}_{1}}-{{T}_{2}}}\)
- Câu 6 : Gọi εd là năng lượng photon ánh sáng đỏ, εL là năng lượng photon ánh sáng lục, εv là năng lượng photon ánh sáng vàng. Sắp xếp nào sau đây đúng ?
A εv > εl > εđ
B εL > εv > εđ
C εL > εđ > εv
D εđ > εv > εL
- Câu 7 : Cho khối lượng của hạt proton, notron và hạt nhân đơteri \({}_{1}^{2}D\) lần lượt là 1,0073u ; 1,0087u ; 2,0136u. Năng lượng liên kết của hạt nhân đơteri là :
A 4,48MeV
B 3,06MeV
C 2,24MeV
D 1,12MeV
- Câu 8 : Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng với khe Yang, khoảng cách giữa vân tối thứ 5 và vân sáng bậc 2 ở cùng bên với vân trung tâm là 3mm. Khoảng cách giữa vân tối thứ 3 và vân sáng bậc 1 ở hai bên vân trung tâm là
A 2,4mm
B 2,12mm
C 1,8mm
D 4,2mm
- Câu 9 : Trong chân không, bước sóng ánh sáng màu lục bằng
A 546mm
B 546µm
C 546pm
D 546nm
- Câu 10 : Trong một thí nghiệm Yang về giao thoa ánh sáng với ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ1 = 540nm thì thu được hệ vân giao thoa trên màn quan sát có khoảng vân i = 0,36mm. Khi thay ánh sáng trên bằng ánh sáng đơn sắc bước sóng λ2 = 600nm thì thu được hệ vân giao thoa trên màn quan sát có khoảng vân là
A 0,4mm
B 0,45mm
C 0,6mm
D 0,5mm
- Câu 11 : Ban đầu một mẫu chất phóng xạ nguyên chất có N0 hạt nhân. Biết chu kỳ bán rã của chất phóng xạ này là T. Sau thời gian 4T, kể từ thời điểm ban đầu, số hạt nhân chưa phân rã của mẫu chất phóng xạ này là
A (15/16)N0
B (1/16)N0
C (1/4)N0
D (1/8)N0
- Câu 12 : Trong các hạt nhân \({}_{2}^{4}He;{}_{3}^{7}Li;{}_{26}^{56}Fe;{}_{92}^{235}U\), hạt nhân bền vững nhất là
A \({}_{92}^{235}U\)
B \({}_{3}^{7}Li\)
C \({}_{26}^{56}Fe\)
D \({}_{2}^{4}He\)
- Câu 13 : Một chất phóng xạ có hằng số phóng xạ λ, ban đầu có N0 hạt nhân. Số hạt nhân đã bị phân rã sau khoảng thời gian t là
A N0(1-e-λt)
B N0(1-eλt)
C N0(1-λt)
D N0.e-λt
- Câu 14 : Một mạch dao động lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C. Gọi U0 là điện áp cực đại giữa hai bản tụ điện thì cường độ dòng điện cực đại I0 trong mạch dao động là
A \({{I}_{0}}=\frac{1}{{{U}_{0}}}\sqrt{\frac{C}{L}}\)
B \({{I}_{0}}={{U}_{0}}\sqrt{\frac{L}{C}}\)
C \({{I}_{0}}=\frac{\omega }{C{{U}_{0}}}\)
D \({{I}_{0}}={{U}_{0}}\sqrt{\frac{C}{L}}\)
- Câu 15 : Tần số lớn nhất của bức xạ X do ống Culitgio phát ra là 6.108Hz. Hiệu điện thế giữa anot và catot của ống Culitgio là
A 18,36kV
B 12,42kV
C 24,84kV
D 30kV
- Câu 16 : Trong thí nghiệm với khe Yang về giao thoa với ánh sáng đơn sắc, khoảng cách giữa hai khe là 1mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 2m và khoảng vân là 0,8mm. Tần số ánh sáng đơn sắc dùng trong thí nghiệm là
A 5,5.1014Hz
B 6,5.1014Hz
C 7,5.1014Hz
D 4,5.1014Hz
- Câu 17 : Trong thí nghiệm Yang về giao thoa ánh sáng, nếu thay ánh sáng đơn sắc màu lam bằng ánh sáng đơn sắc màu vàng và giữ nguyên các điều kiện khác thì trên màn quan sát
A vị trí vân trung tâm thay đổi
B khoảng vân tăng lên
C khoảng vân không thay đổi
D khoảng vân giảm xuống
- Câu 18 : Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng với khe Yang, hai khe được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,6µm. Khoảng cách giữa hai khe là 1mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 2,5m. Bề rộng miền giao thoa là 1,25cm. Tổng số vân sáng và vân tối có trong miền giao thoa là
A 17
B 19
C 15
D 21
- Câu 19 : Trong thí nghiệm Yang về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là 1mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 2m. Nguồn sáng đơn sắc có bước sóng 0,45µm. Khoảng vân giao thoa trên màn bằng
A 0,6mm
B 0,5mm
C 0,2mm
D 0,9mm
- Câu 20 : Giới hạn quang điện của một kim loại là 0,75µm. Công thoát electron ra khỏi kim loại này bằng
A 2,65.10-19J
B 2,65.10-32J
C 26,5.10-19J
D 26,5.10-32J
- Câu 21 : Một mạch dao động lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C. Chu kỳ dao động điện từ trong mạch LC được xác định bằng biểu thức nào sau đây
A \(T=\frac{1}{2\pi \sqrt{LC}}\)
B \(T=\frac{1}{2\pi }\sqrt{\frac{L}{C}}\)
C \(T=\frac{1}{2\pi }\sqrt{\frac{C}{L}}\)
D \(T=2\pi \sqrt{LC}\)
- Câu 22 : Chùm ánh sáng laze không được ứng dụng
A trong đầu đọc đĩa CD
B làm nguồn phát siêu âm
C làm dao mổ trong y học
D trong truyền tin bằng cáp quang
- Câu 23 : Giả sử một nguồn sáng chỉ phát ra ánh sáng đơn sắc có tần số 7,5.1014Hz. Công suất phát xạ của nguồn là 10W. Số photon mà ánh sáng phát ra trong một giây xấp xỉ bằng
A 2,01.1020
B 2,01.1019
C 0,33.1020
D 0,33.1019
- Câu 24 : Nguyên tử hidro chuyển từ trạng thái cơ bản lên trạng thái dừng mà eletron chuyển động trên quỹ đạo O. Số vạch quang phố mà nguyên tử có thể phát ra khi chuyển về các trạng thái có năng lượng thấp hơn là
A 1 vạch
B 3 vạch
C 6 vạch
D 10 vạch
- Câu 25 : Chọn câu sai. Sóng điện từ và sóng cơ học cùng có tính chất
A nhiễu xạ
B phản xạ
C giao thoa
D truyền được trong chân không
- Câu 26 : Trong hạt nhân nguyên tử \({}_{84}^{210}Po\) có
A 84 proton và 210 notron
B 84 proton và 126 notron
C 210 proton và 84 notron
D 26 proton và 84 notron
- Câu 27 : Thực hiện thí nghiệm giao thoa ánh sáng với khe Yang : a là khoảng cách giữa hai khe, D là khoảng cách từ hai khe đến màn quan sát, λ là bước sóng ánh sáng dùng trong thí nghiệm. Biểu thức xác định khoảng vân trong hiện tượng giao thoa ánh sáng là
A \(i=\frac{\lambda a}{D}\)
B \(i=\frac{a}{\lambda D}\)
C \(i=\frac{\lambda D}{a}\)
D \(i=\frac{D}{\lambda a}\)
- Câu 28 : Một mạch dao động LC lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm không đổi, tụ điện có điện dung C thay đổi. Khi C = C1 thì tần số dao động riêng của mạch là 6MHz và khi C = C2 thì tần số dao động riêng của mạch là 8MHz. Nếu C = 2C1 + 3C2 thì tần số dao động riêng của mạch là
A 3,12MHz
B 16,25MHz
C 4,8MHz
D 10MHz
- Câu 29 : Hạt Triti \(\left( T \right)\) và Đơteri \(\left( D \right)\) tham gia phản ứng kết hợp tạo thành hạt nhân \(X\) và notron và tỏa năng lượng là \(17,6\,\,MeV\). Cho biết năng lượng liên kết riêng của \(T,\,\,X\) lần lượt là \(2,7\,\,MeV/nuclon\) và \(7,1\,\,MeV/nuclon\) thì năng lượng liên kết riêng của hạt \(D\) là
A \(4,12\,\,MeV/nuclon\).
B \(2,14\,\,MeV/nuclon\).
C \(1,12\,\,MeV/nuclon\)
D \(1,35\,\,MeV/nuclon\).
- Câu 30 : Một học sinh đo bước sóng của nguồn sáng bằng thí nghiệm khe Yang. Khoảng cách hai khe sáng là 1,00 ± 0,05 (mm). Khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 2000 ± 1,54 (mm), khoảng cách 10 vân sáng liên tiếp là 10,80 ± 0,14 (mm). Kết quả bước sóng bằng
A 0,54µm ± 6,22%
B 0,54µm ± 6,37%
C 0,60µm ± 6,37%
D 0,6µm ± 6,22%
- Câu 31 : Hai hạt nhân \({}_{1}^{2}T;{}_{2}^{3}He\) có cùng
A số proton
B số nuclon
C điện tích
D số nơtron
- Câu 32 : Máy quang phổ lăng kính hoạt động dựa trên
A hiện tượng tán sắc ánh sáng
B hiện tượng giao thoa ánh sáng
C sự tổng hợp các ánh sáng đơn sắc
D hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 2 Con lắc lò xo
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 4 Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 5 Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và Phương pháp Fre-Nen
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 7 Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 9 Sóng dừng
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 12 Đại cương về dòng điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 13 Các mạch điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 14 Mạch có R, L, C mắc nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 16 Truyền tải điện năng và máy biến áp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 15 Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều và Hệ số công suất