Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học Trường THP...
- Câu 1 : Thủy phân este nào sau đây thu được C2H5OH?
A. Etyl fomat.
B. Metyl axetat.
C. Isopropyl axetat
D. Vinyl fomat.
- Câu 2 : Cho hỗn hợp các kim loại Na, K, Mg, Al, Ba có cùng số mol hòa tan vào nước dư ở nhiệt độ thường. Sau phản ứng, chất rắn còn lại có thành phần là
A. Mg, Al.
B. Mg
C. Ba
D. Al
- Câu 3 : Chất nào sau đây tác dụng được dung dịch Brom?
A. Metan
B. Anilin.
C. Axit Axetic.
D. Fructozơ.
- Câu 4 : Chất nào sau đây tác dụng được dung dịch AgNO3 trong NH3 tạo kết tủa màu vàng?
A. Stiren.
B. Axetilen.
C. Etilen.
D. Andehit axetic.
- Câu 5 : Nung nóng Fe(OH)2 trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn nào sau đây?
A. Fe2O3.
B. Fe3O4.
C. FeO.
D. Fe
- Câu 6 : Hidro hóa hoàn toàn Triolein với xúc tác thích hợp, thu được chất X. Công thức hóa học của X là
A. C17H35COOH.
B. (C17H33COO)3C3H5.
C. (C15H31COO)3C3H5.
D. (C17H35COO)3C3H5.
- Câu 7 : Chất nào sau đây vừa tác dụng với dung dịch NaOH, vừa tác dụng với dung dịch HCl?
A. CaCO3.
B. MgSO4.
C. Al(OH)3.
D. AlCl3.
- Câu 8 : Cho các phát biểu sau:a) Ở điều kiện thường, tất cả kim loại kiềm thổ đều tác dụng được với nước.
A. 5
B. 2
C. 4
D. 3
- Câu 9 : Cho m gam Cu tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 dư, thu được 2,16 gam kim loại Ag. Giá trị của m là
A. 1,28.
B. 0,32.
C. 0,64.
D. 1,92.
- Câu 10 : Hỗn hợp X gồm phenyl axetat, metyl benzoat, etyl axetat, điphenyl oxalat và glixerol triaxetat. Thủy phân hoàn toàn 44,28 gam X trong dung dịch NaOH (dư, đun nóng), có 0,5 mol NaOH phản ứng, thu được m gam hỗn hợp muối và 13,08 gam hỗn hợp Y gồm các ancol. Cho toàn bộ Y tác dụng với Na dư, thu được 2,688 lít H2. Giá trị của m là
A. 46,7 gam.
B. 48,86 gam.
C. 51,02 gam.
D. 59,78 gam.
- Câu 11 : Cho các phát biểu sau:a) Cho etyl axetat vào dung dịch NaOH, đun nóng thu được dung dịch đồng nhất.
A. 2
B. 3
C. 4
D. 1
- Câu 12 : Cho các tơ sau: tơ tằm, tơ nitron, tơ visco, tơ lapsan, nilon-6,6 và nilon-6. Số tơ hóa học là
A. 3
B. 6
C. 4
D. 5
- Câu 13 : Hỗn hợp E gồm các chất hữu cơ mạch hở X (C4H13O6N3) và đipeptit Y (C4H8O3N2). Cho 0,2 mol E tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng thu được 4,48 lít (đktc) một khí duy nhất ( làm xanh quỳ tím ẩm) và hỗn hợp chỉ chứa muối của axit oxalic và muối của một aminoaxit. Mặt khác, cho 0,1 mol E tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được m gam hỗn hợp chất hữu cơ. Giá trị của m?
A. 26,575.
B. 16,725.
C. 21,225.
D. 42,450.
- Câu 14 : Kim loại nào sau đây phản ứng với dung dịch HCl và dung dịch NaOH tạo thành muối?
A. Cu
B. Al
C. Fe
D. Na
- Câu 15 : Chất nào sau đây vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với dung dịch Ba(OH)2?
A. NaOH.
B. NaHCO3.
C. KNO3.
D. NaCl.
- Câu 16 : Tiến hành các thí nghiệm sau:(a) Cho từ từ a mol HCl vào dung dịch chứa a mol Na2CO3.
A. 4
B. 2
C. 3
D. 5
- Câu 17 : Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch Fe2(SO4)3?
A. Cu
B. Fe
C. Mg
D. Ag
- Câu 18 : Chất nào sau đây có thể được dùng để làm mềm nước có tính cứng tạm thời?
A. MgCl2.
B. Ca(NO3)2.
C. Ca(OH)2.
D. MgCO3.
- Câu 19 : Hoà tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm Fe và FeCO3 trong lượng dư dung dịch HCl được 4,48 lít hỗn hợp hai khí (ở đktc) có tỉ khối so với H2 bằng 11,5. Giá trị của m là
A. 11,2
B. 8,6
C. 17,2
D. 13,4
- Câu 20 : Có các nhận xét sau:(a) Các kim loại Na và Ba đều là kim loại nhẹ.
A. 4
B. 3
C. 5
D. 2
- Câu 21 : Hấp thụ hết 0,3 mol khí CO2 vào 500ml dung dịch chứa Na2CO3 0,2M và NaOH 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol Na2CO3 thu được là
A. 0,3
B. 0,1
C. 0,2
D. 0,25
- Câu 22 : Phản ứng nào chứng minh hợp chất Fe(III) có tính oxi hóa?
A. Fe2O3 + 3CO → 2Fe + 3CO2.
B. FeCl3 + 3AgNO3 → Fe(NO3)3 + 3AgCl.
C. Fe2O3 + 6HNO3 → 2Fe(NO3)3 + 3H2O.
D. 2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O.
- Câu 23 : Cho m gam hỗn hợp gồm Fe và Cu (tỉ lệ mol 1:1) tác dụng hết với lượng dư dung dịch Cu(NO3)2, thu được 12,8 gam Cu. Giá trị của m là
A. 12
B. 5,6
C. 18
D. 7,8
- Câu 24 : Thuỷ phân este C2H5OOCCH3 trong NaOH dư, thu được muối có công thức là
A. C2H5COONa.
B. CH3COONa.
C. HCOONa.
D. C3H7COONa.
- Câu 25 : Ở điều kiện thường, kim loại Al không phản ứng với chất hoặc dung dịch nào sau đây?
A. CuO
B. HCl
C. NaOH
D. CuSO4
- Câu 26 : Cho 6,6 gam Gly-Gly phản ứng với 200 ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 9,7
B. 13,7
C. 10,6
D. 14,6
- Câu 27 : Cho vào ống nghiệm một viên kẽm, sau đó cho tiếp 1 - 2 ml dung dịch chất X đậm đặc vào ống nghiệm. Sau một thời gian thấy bọt khí thoát ra, viên kẽm tan dần. Chất X là
A. ancol etylic.
B. glixerol.
C. anđehit axetic.
D. Valin.
- Câu 28 : Hai este đơn chức X, Y là đồng phân cấu tạo, phân tử đều có vòng benzen, nguyên tố oxi chiếm 23,53% khối lượng). Cho 0,04 mol hỗn hợp E gồm X và Y tác dụng được tối đa với dung dịch chứa 0,06 mol NaOH, thu được dung dịch T chứa hai muối. Khối lượng muối của axit cacboxylic trong T là
A. 2,72 gam.
B. 2,46 gam.
C. 3,28 gam.
D. 1,46 gam.
- Câu 29 : Thủy phân hoàn toàn 10,85 gam một tripeptit mạch hở X bằng 150 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ), thu được a gam hỗn hợp muối của các amino axit (có dạng H2NCnH2nCOOH). Giá trị của a là
A. 15,05.
B. 14,15.
C. 15,95.
D. 16,85.
- Câu 30 : Dung dịch nào sau đây tác dụng được với CaCO3?
A. NaOH.
B. HCl
C. Na2S
D. NaCl
- Câu 31 : Lên men dung dịch chứa 300 gam glucozơ thu được 92 gam ancol etylic. Hiệu suất của quá trình lên men tạo thành ancol etylic là
A. 50%.
B. 70%.
C. 60%.
D. 80%.
- Câu 32 : Hòa tan hoàn toàn 13,8 gam hỗn hợp X gồm Al, Fe vào dung dịch H2SO4 loãng, thu được 10,08 lít khí (đktc). Phần trăm về khối lượng của Al trong X là
A. 39,13%.
B. 76,91%.
C. 58,70%.
D. 20,24%.
- Câu 33 : Cho hỗn hợp gồm Na2O, CaO, Al2O3 và MgO vào lượng nước dư, thu được dung dịch X và chất rắn Y. Sục khí CO2 đến dư vào X, thu được kết tủa là
A. MgCO3.
B. CaCO3.
C. Mg(OH)2.
D. Al(OH)3.
- Câu 34 : Cho 15,6 gam hỗn hợp X gồm Al và Al2O3 tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, thu được 6,72 lít khí hiđro (đktc). Khối lượng của Al2O3 trong 15,6 gam X là
A. 2,7 gam.
B. 5,4 gam.
C. 10,2 gam.
D. 12,9 gam.
- Câu 35 : Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 tạo ra kết tủa?
A. CaCl2.
B. Ba(NO3)2.
C. Ca(HCO3)2.
D. BaCl2.
- Câu 36 : Chất X có công thức phân tử dạng MR2. Đốt X trong oxi dư được chất rắn Y và khí Z, khí Z có khả năng đổi màu quỳ tím ẩm sang màu hồng và có khả năng tẩy màu. Cho Z vào nước vôi trong thấy kết tủa trắng. Chất Y có màu đỏ, tan trong dung dịch HCl tạo dung dịch màu nâu nhạt, cho tiếp NaOH vào dung dịch này thấy kết tủa nâu đỏ. Chất X thỏa mãn là:
A. FeCl2.
B. FeS2.
C. MnO2.
D. FeI2.
- Câu 37 : Thí nghiệm nào sau đây thu được hợp chất sắt(II)?
A. Cho mẫu Fe dư vào dung dịch FeCl3.
B. Nung nóng bột Fe với tinh thể KClO3 dư.
C. Cho bột FeO vào lượng dư dung KMnO4/H2SO4.
D. Cho thanh sắt vào lượng dư dung dịch H2SO4 và Cu(NO3)2.
- Câu 38 : Thủy phân 37 gam hai este cùng công thức phân tử C3H6O2 bằng dung dịch NaOH dư. Chưng cất dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp ancol Y và chất rắn khan Z. Đun nóng Y với H2SO4 đặc ở 1400C, thu được 14,3 gam hỗn hợp các ete. Biết rằng phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng muối trong Z là:
A. 40 gam
B. 38,2 gam
C. 42,2 gam
D. 34,2 gam
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein