Đề thi thử THPT Quốc Gia - ĐH môn hóa năm 2016, Đề...
- Câu 1 : Câu 1: Hòa tan hoàn toàn 4,32 gam hỗn hợp X gồm FeO, MgO và ZnO bằng một lượng vừa đủ 150ml dung dịch HCl 1M , thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A 7,995.
B 9,795.
C 8,445.
D 7,095.
- Câu 2 : Cho dãy các chất: CH2=CHCl, CH2=CH2, CH2=CH-CH=CH2, H2NCH2COOH. Số chất trong dãy có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là
A 2
B 3
C 1
D 4
- Câu 3 : Dãy gồm các ion đều oxi hóa được kim loại Fe là
A Fe3+, Cu2+, Ag+.
B Zn2+, Cu2+, Ag+.
C Cr2+, Cu2+, Ag+.
D Cr2+, Au3+, Fe3+.
- Câu 4 : Oxit kim loại bị khử bởi khí CO ở nhiệt độ cao là
A Al2O3.
B CuO.
C MgO.
D K2O.
- Câu 5 : Hòa tan 13,7 gam Ba kim loại vào 100ml dung dịch CuSO4 1M được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A 23,3
B 6,4.
C 33,1
D 9,8
- Câu 6 : Để khử hoàn toàn 8,0 gam bột Fe2O3 bằng khí CO (ở nhiệt độ cao) thì thể tích khí CO (đktc) cần dùng là.
A 5,6 lit
B 8,96 lit
C 3,36 lit
D 6,72 lit
- Câu 7 : Hòa tan hoàn toàn 1,6g Cu vào dung dịch HNO3 thu được x mol NO2 (là sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị của x là :
A 0,10
B 0,15
C 0,25
D 0,05
- Câu 8 : Cho dãy các kim loại : K, Mg, Cu, Al. Số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch HCl là
A 4
B 1
C 2
D 3
- Câu 9 : Hợp chất nào của canxi nào sau đây không gặp trong tự nhiên?
A Ca(HCO3)2
B CaO
C CaCO3
D CaSO4
- Câu 10 : Để trung hòa 100ml dung dịch H2SO4 1M cần V ml NaOH 1M. Giá trị của V là
A 50
B 100
C 200
D 150
- Câu 11 : Điều chế kim loại K bằng phương pháp
A dùng khí CO khử ion K+ trong K2O ở nhiệt độ cao
B điện phân dung dịch KCl có màng ngăn
C điện phân dung dịch KCl không có màng ngăn
D điện phân KCl nóng chảy
- Câu 12 : Khi bị ốm , mất sức, nhiều người bệnh thường được truyền dịch đường để bổ sung nhanh năng lượng . Chất trong dịch truyền có tác dụng trên là :
A Fructozo
B Glucozo
C Saccarozo
D mantozo
- Câu 13 : Kim loại không phản ứng được với nước ở nhiệt độ thường là
A Ca
B Be
C Li
D K
- Câu 14 : Trong các chất: O2; S; P (đỏ) và N2, chất dễ phản ứng với Hg nhất là:
A O2
B N2
C S
D P (đỏ)
- Câu 15 : Có thể có bao nhiêu hexapeptit mà trong phân tử chứa 3 mắt xích alanin, 2 mắt xích glyxin và 1 mắt xích valin, có đầu N là alanin và đuôi C là valin?
A 4
B 7
C 5
D 6
- Câu 16 : Kim loại Fe phản ứng được với dung dịch
A CuSO4
B KNO3
C CaCl2
D Na2CO3
- Câu 17 : Cho dãy các chất : CH3COOCH3, C2H5OH, H2NCH2COOH, CH3NH2. Số chất trong dãy phản ứng được với dung dịch NaOH là
A 1
B 4
C 3
D 2
- Câu 18 : Chất thuộc loại cacbohiđrat là
A protein
B Xenlulozơ
C Poli(vinyl clorua)
D Glixerol
- Câu 19 : Cho dãy các kim loại kiềm: Na, K, Rb, Cs. Kim loại trong dãy có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là
A Cs.
B Na.
C Rb.
D K
- Câu 20 : Phản ứng nào dưới đây không phải là phản ứng oxi hóa – khử ?
A Cl2 + 2NaOH NaCl + NaClO + H2O.
B 2KI + H2O + O3 2KOH + I2 + O2
C 2H2S + SO2 3S + 2H2O
D FeS + 2HCl FeCl2 + H2S
- Câu 21 : Chất nào sau đây vừa phản ứng được với dung dịch KOH, vừa phản ứng được với dung dịch HCl?
A CH3COOH
B H2NCH(CH3)COOH
C C2H5OH
D C6H5NH2
- Câu 22 : Cho 15 gam hỗn hợp bột kim loại Zn và Cu vào dung dịch HCl (dư). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 4,48 lít khí H2 (đkc) và m gam kim loại không tan. Giá trị của m là
A 2,2
B 8,5
C 6,4
D 2,0
- Câu 23 : Xà phòng hóa hoàn toàn 17,6 gam CH3COOC2H5 trong dung dịch NaOH (vừa đủ), thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A 9,6
B 8,2
C 19,2
D 16,4
- Câu 24 : Cho sơ đồ điều chế và thu khí như hình vẽ:Phát biểu đúng nhất là:
A Thu khí metan bằng cách đẩy nước vì metan nhẹ hơn nước.
B Canxi oxit tham gia phản ứng với natri axetat tạo metan
C Khi dừng thu khí phải tắt đèn cồn trước rồi tháo ống dẫn khí sau.
D Dẫn khí thu được vào nước brom thấy nước brom không bị mất màu.
- Câu 25 : Có các thí nghiệm sau: 1. Sục khí H2S vào dung dịch FeCl3 2. Cho anilin vào dung dịch Br2 3. Sục khí CO2 vào dung dịch BaCl2 4. Cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch AlCl3 5. Cho dung dịch KHSO4 vào dung dịch BaCl2Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm xảy ra phản ứng, tạo kết tủa là
A 1
B 2
C 3
D 4
- Câu 26 : Cho các oxit: SO2, NO2, CrO3, CO2, CO, P2O5, NO, N2O5, SO3. Số oxit trong dãy tác dụng được với nước ở điều kiện thường là:
A 6
B 4
C 7
D 5
- Câu 27 : Cho các nhận xét sau:(1) Có thể tạo được tối đa 2 đipeptit từ phản ứng trùng ngưng hỗn hợp Alanin và Glycin.(2) Khác với acid axetit, acid amino acetic có thể phản ứng với acid HCl và tham gia phản ứng trùng ngưng.(3) Giống với acid acetic, aminoacid có thể tác dụng với base tạo ra muối và nước.(4) Acid acetid và acid α - amino glutaric có thể làm thay đổi màu quỳ tím thành đỏ.(5) Thủy phân không hoàn toàn peptit: Gly − Phe − Tyr − Gly − Lys − Phe − Tyr có thể thu được 6 tripeptit có chứa Gly.(6) Cho HNO3 đặc vào ống nghiệm chứa albumin thấy tạo dung dịch màu tím.Số nhận xét đúng là :
A 5
B 6
C 4
D 3
- Câu 28 : Chất hữu cơ X có công thức phân tử C5H11Cl. Từ X có thể điều chế chất hữu cơ F theo sơ đồ sau: X → Y(ancol bậc 1) → Z → T(ancol bậc 2) → E → F(ancol bậc 3).Tên thay thế của X là
A 1-clopentan.
B 2-clo-3-metylbutan.
C 1-clo-2-metylbutan.
D 1-clo-3-metylbutan.
- Câu 29 : Amino axit X có công thức (H2N)2C3H5COOH. Cho 0,02 mol X tác dụng với 200 ml dung dịch hỗn hợp H2SO4 0,1M và HCl 0,3M, thu được dung dịch Y. Cho Y phản ứng vừa đủ với 400 ml dung dịch NaOH 0,1M và KOH 0,2M, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A 10,43.
B 6,38.
C 10,45.
D 8,09.
- Câu 30 : Cho ba chất hữu cơ X, Y ,Z( có mạch cacbon hở , không phân nhánh , chứa C, H,O) đều có phân tử khối là 82, trong đó X và Y là đồng phân của nhau. Biết 1 mol X hoặc Z phản ứng vừa đủ với 3 mol AgNO3 trong dung dịch NH3; 1 mol Y phản ứng với vừa đủ 4 mol AgNO3/NH3. Phát biểu nào sau đây đúng?
A Phân tử Y phản ứng với H2 (xúc tác Ni) theo tỉ lệ tương ứng 1 : 3.
B X là hợp chất tạp chức.
C Y và Z thuộc cùng dãy đồng đẳng.
D X và Z có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử.
- Câu 31 : Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp hai amin no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, thu được 14,336 lít khí CO2 (đktc) và 16,38 gam H2O. Số đồng phân cấu tạo thuộc loại amin bậc hai của hai amin đó là
A 4
B 3
C 2
D 5
- Câu 32 : Hỗn hợp X gồm axit axetic, axit oxalic và axit ađipic. Lấy m gam X tác dụng với dung dịch NaHCO3 dư thu được 0,7 mol CO2. Nếu lấy m gam X tác dụng vừa đủ với etylen glicol (giả sử hiệu suất phản ứng 100%, sản phẩm chỉ có chức este) thì khối lượng este thu được là
A (m + 30,8) gam.
B (m + 9,1) gam.
C (m + 15,4) gam.
D (m + 20,44) gam.
- Câu 33 : Cho a mol chất béo X cộng hợp tối đa với 5a mol Br2 . Đốt cháy a mol X được b mol H2O và V lít CO2. Biểu thức liên hệ giữa V, a và b là:
A V= 22,4.(b + 5a)
B V= 22,4.(4a - b)
C V= 22,4.(b + 6a)
D V= 22,4.(b + 7a)
- Câu 34 : Cho hỗn hợp A chứa hai peptit X và Y tạo bởi các amino axit no mạch hở, phân tử chứa 1 nhóm -COOH, 1 nhóm -NH2 ,biết rằng tổng số nguyên tử O trong 2 phân tử X, Y là 13. Trong X hoặc Y đều có số liên kết peptit không nhỏ hơn 4. Đun nóng 0,7 mol A trong KOH thì thấy 3,9 mol KOH phản ứng và thu được m gam muối. Mặt khác đốt cháyhoàn toàn 66,075 gam A rồi cho sản phẩm hấp thụ vào bình chứa Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng 147,825 gam. Giá trị của m là
A 490,6
B 560,1
C 470,1
D 520,2
- Câu 35 : Oxi hóa hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm etilen; propilen; buta -1,3- đien cần vừa đủ 150ml dung dịch KMnO4 1M thu được hỗn hợp poliancol. Nếu lấy 2m gam hỗn hợp X tác dụng với nước brôm dư thì thu được 86,52 gam sản phẩm cộng. Giá trị của m là:
A 14,52
B 11,72
C 7,26
D 16,8
- Câu 36 : Hỗn hợp X gồm axit oxalic, axit axetic, axit acrylic và axit malonic (HOOCCH2COOH). Cho 0,25 mol X phản ứng hết với lượng dư dung dịch NaHCO3, thu được 0,4 mol CO2. Đốt cháy hoàn toàn 0,25 mol X trên cần dùng vừa đủ 0,4 mol O2, thu được CO2 và 7,2 gam H2O. Phần trăm khối lượng của axit oxalic trong X là
A 21,63%.
B 43,27%.
C 56,73%.
D 64,90%.
- Câu 37 : Hòa tan hỗn hợp X gồm x mol NaCl và y mol CuSO4 vào nước được dung dịch Y. Điện phân dung dịch Y với điện cực trơ màng ngăn xốp đến khi nước bắt đầu điện phân ở 2 điện cực thì dừng lại, thể tích khí ở anot sinh ra gấp 1,5 lần thể tích khí sinh ra ở catot (các thể tích khí đo cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Quan hệ giữa x và y là
A x = 1,5y.
B x = 6y.
C y = 1,5x.
D y = 6x.
- Câu 38 : Hòa tan hết 1 lượng S và 0,01 mol Cu2S trong HNO3 đặc nóng sau phản ứng thu được dung dịch chứa 1 chất tan duy nhất và sản phẩm khử là NO2 duy nhất. Hấp thụ hết lượng NO2 này bằng 200 ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thì được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là:
A 15,2
B 12,64
C 13,92
D 18,4
- Câu 39 : Cho 2,7 gam hỗn hợp bột X gồm Fe và Zn tác dụng với dung dịch CuSO4. Sau một thời gian, thu được dung dịch Y và 2,84 gam chất rắn Z. Cho toàn bộ Z vào dung dịch H2SO4 (loãng, dư), sau khi các phản ứng kết thúc thì khối lượng chất rắn giảm 0,28 gam và dung dịch thu được chỉ chứa một muối duy nhất. Phần trăm khối lượng của Fe trong X là :
A 41,48%
B 51,85%
C 58,52%
D 48,15%
- Câu 40 : Cho đồ thị biểu diễn mối liên hệ giữa lượng ion H+ và lượng kết tủa Al(OH)3 trong phản ứng của dung dịch chứa ion H+ với dung dịch chứa ion AlO2− như sau : Với x là nồng độ mol/l của dung dịch HCl. Khối lượng kết tủa trong 2 trường hợp đều là a (gam).Dựa vào đồ thị, giá trị của a là
A 0,78.
B 0,936.
C 1,95.
D 0,468.
- Câu 41 : Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp A gồm Mg, Fe, FeCO3, Cu(NO3)2 vào dung dịch chứa NaNO3 (0,045 mol) và H2SO4 thu được dung dịch B chỉ chứa 62,605g muối trung hòa( Không có ion Fe3+)và 3,808 lít (đktc) hỗn hợp khí D gồm N2 ; NO ; N2O ; NO2 ; H2 ; CO2 . Tỉ khối của D so với O2 bằng 304/17.Trong D có số mol H2 là 0,02 mol. Thêm dung dịch NaOH 1M vào B đến khi thu được lượng kết tủa lớn nhất là 31,72g thì vừa hết 865 ml. Mặt khác, cho 94,64g BaCl2 vào B sau đó cho lượng dư AgNO3 vào thu được 256,04g kết tủa .Giá trị của m là :
A 32,8g
B 27,2g
C 34,6g
D 28,4g
- Câu 42 : Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp X gồm 0,03mol Cr2O3; 0,04mol FeO và a mol Al. Sau một thời gian phản ứng, trộn đều thu được hỗn hợp chất rắn Y. Chia Y thành 2 phần bằng nhau. Phần I phản ứng vừa đủ với 400ml dung dịch NaOH 0,1M (loãng). Phần II phản ứng với dung dịch HCl loãng, nóng (dư) thu được 1,12 lit H2. Giả sử trong phản ứng nhiệt nhôm, Cr2O3 chỉ bị khử thành Cr. % khối lượng Cr2O3 đã phản ứng là:
A 66,67%
B 50,00%
C 33,33%
D 20,00%
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein