Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Sinh trường THPT Chuy...
- Câu 1 : Trong số các ý sau đây về hiện tượng gen đa hiệu:1. Gen đa hiệu là hiện tượng một gen quy định nhiều tính trạng.2. Nguyên nhân của hiện tượng gen đa hiệu có thể là do một gen mã hóa nhiều phân tử chuỗi polipeptit khác nhau.3. Gen đa hiệu góp phần giải thích cơ sở khoa học của ưu thế lai.4. Người ta thường phân biệt hiện tượng gen đa hiệu và liên kết gen hoàn toàn bằng phương pháp lai phân tích.5. Gen đa hiệu giúp giải thích hiện tượng biến dị tương quan.Số ý đúng là
A 1
B 2
C 3
D 4
- Câu 2 : Ở một loài thực vật, cho P thuần chủng hoa đỏ lai với hoa trắng được F1 đồng tính. Cho F1 tự thu phấn được F2. Trong số các tỉ lệ kiểu hình sau ở F2, có mấy tỉ lệ chứng tỏ sự di truyền tính trạng màu sắc hoa của loài này tuân theo quy luật phân ly?1. 3:1 2. 1:2:1 3. 9:3:3:1 4. 9:7 5. 9:6:1
A 1
B 2
C 3
D 4
- Câu 3 : Trong hệ gen của sinh vật nhân thực, có những gen mà tế bào cần sản phẩm của nó với một số lượng lớn được mã hóa lặp lại nhiều lần. Có mấy dạng đột biến trong số các dạng được kể ra sau đây góp phần cho hiện tượng kể trên.1. Đột biến lặp đoạn. 2. Đột biến thể tam nhiễm.3. Đột biến thể tam bội. 4. Đột biến chuyển đoạn tương hỗ.5. Đột biến chuyển đoạn không tương hỗ. 6. Đột biến đảo đoạn.
A 2
B 3
C 4
D 5
- Câu 4 : Xét 3 cặp gen dị hợp tử ở một cơ thể động vật bậc cao. Khi giảm phân thấy xuất hiện 8 loại giao tử với tỷ lệ như sau: 20% ABXD : 20% ABXd : 20% abXD : 20%abXd 5%AbXD : 5%AbXd : 5%aBXD : 5%aBXd Kiểu gen của cá thể đó và tần số hoán vị gen lần lượt là
A
B
C
D
- Câu 5 : Xét thí nghiệm sau ở hoa Liên hình: Trong điều kiện 350C cho lai 2 cây hoa trắng với nhau thu được 50 hạt. Gieo các hạt này trong môi trường 200C thì mọc lên 25 cây hoa đỏ, 25 cây hoa trắng. Cho những cây này giao phấn tự do thu được 2000 hạt. Khi đem số hạt đó gieo trong điều kiện 200C thu được 875 cây hoa đỏ, 1125 cây hoa trắng. Có bao nhiêu trong số những kết luận sau có thể được rút ra từ thí nghiệm trên?1. Tính trạng màu sắc hoa ở hoa Liên hình được di truyền theo quy luật phân li.2. Sự thay đổi nhiệt độ đã dẫn tới sự phát sinh đột biến gen.3. Sự biểu hiện kiểu hình của tính trạng màu sắc hoa ở hoa Liên hình chịu ảnh hưởng của nhiệt độ.4. Tính trạng màu sắc hoa của hoa Liên hình là do hai cặp gen không alen tương tác theo kiểu bổ trợ.5. Gen quy định tính trạng hoa đỏ là trội hoàn toàn so với gen quy định tính trạng hoa trắng
A 2
B 1
C 3
D 4
- Câu 6 : Ở ong mật, gen A quy định cánh dài, gen a quy định cánh ngắn; gen B quy định cánh rộng, gen b quy định cánh hẹp. Các gen liên kết hoàn toàn trên nhiễm sắc thể thường. Cho P: Ong cái cánh dài, rộng lai với ong đực cánh ngắn, hẹp, ở F1 thu được 100% cánh dài, rộng. Theo lí thuyết luận nào sau đây đúng?
A Ở F2, tỉ lệ ong đực là 1 cánh dài, rộng: 1 cánh ngắn, hẹp.
B Ở F2, tỉ lệ ong đực là 3 cánh dài, rộng: 1 cánh ngắn, hẹp.
C Các con ong F1 có kiểu gen là .
D Các con ong F1 có kiểu gen là .
- Câu 7 : Trong quá trình nhân đôi ADN, nguyên tắc nửa gián đoạn nghiệm đúng đối với
A một chạc ba tái bản.
B một đơn vị tái bản.
C toàn phân tử ADN.
D chỉ ADN tế bào chất.
- Câu 8 : Một nhóm sinh viên khi làm thí nghiệm nhằm xác định quy luật di truyền của tính trạng hình dạng hạt ở đậu Hà Lan đã thu được kết quả như sau : P thuần chủng hạt trơn ´ hạt nhăn được F1, cho F1 tự thụ phấn thì thu được F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình : 315 hạt trơn : 85 hạt nhăn. Nhóm sinh viên này dùng phương pháp để xem xét kết quả thí nghiệm có tuân theo quy luật phân li hay không ? Biết công thức tính giá trị là Trong đó : O là số liệu quan sát, E là số liệu lí thuyết.Giá trị được mong đợi là
A 3,36
B 3,0
C 1,12
D 6,71
- Câu 9 : Một opêron của vi khuẩn E.coli có 3 gen cấu trúc là X, Y và Z. Người ta phát hiện một dòng vi khuẩn đột biến trong đó sản phẩm của gen Y bị thay đổi về trình tự và số lượng axit amin còn các sản phẩm của gen X và Z vẫn bình thường. Nhiều khả năng trật tự của các gen cấu trúc trong opêron này kể từ vùng khởi động (promoter) là
A Y — Z – X
B Y — X – Z
C X — Y — Z
D X — Z — Y
- Câu 10 : Một loài thực vật có 8 nhóm gen liên kết. Số nhiễm sắc thể có trong mỗi tế bào của thể ba nhiễm của loài này khi đang ở kì giữa của quá trình nguyên phân là
A 24
B 9
C 18
D 17
- Câu 11 : Phân tử mARN của sinh vật nhân sơ có số lượng từng loại nuclêôtit như sau: 150 xitôzin, 300 uraxin, 450 Ađênin và guanin chiếm 40%. Số lượng từng loại nuclêôtit trong vùng mã hóa của gen mã hóa cho phân tử mARN nói trên là
A A = T = 750; G = X = 900
B A = T = 750; G = X = 750
C A = T = 600; G = X = 750
D A = T = 750; G = X = 600
- Câu 12 : Ở một loài thực vật có bộ NST 2n=32. Nếu giảm phân diễn ra bình thường và các loại giao tử đều có sức sống và khả năng thụ tinh như nhau thì khi cho thể một (2n-1) tự thụ phấn, loại hợp tử có 31 NST được tạo ra chiếm tỉ lệ?
A 100%.
B 25%.
C 50%.
D 75%.
- Câu 13 : Một mARN nhân tạo có ba loại nuclêôtit với tỉ lệ A:U:G=5:3:2. Tỉ lệ bộ ba mã sao chỉ chứa hai trong ba loại nuclêôtit nói trên là
A 78%.
B 66%.
C 68%.
D 81%.
- Câu 14 : Ở một loài thú, xét một gen có 2 alen A và a nằm trên NST giới tính X. Biết rằng ở quần thể khởi đầu có tỉ lệ các kiểu gen là 0,7XAY: 0,3XaY ở giới đực và 0,4XAXA: 0,4XAXa: 0,2XaXa ở giới cái. Tần số alen XA và Xa trong giới đực của quần thể sau một thế hệ ngẫu phối lần lượt là
A 0,6 và 0,4.
B 0,35 và 0,65.
C 0,4 và 0,6.
D 0,65 và 0,35.
- Câu 15 : Ở một loài thực vật, biết A - cao, a - thấp; B - đỏ, b - vàng.Trong quần thể cân bằng di truyền, tần số alen A = 0,3 và B = 0,4. Tỷ lệ cây cao-vàng là
A 10,8%.
B 18,36%.
C 3,24%.
D 7,56%.
- Câu 16 : Bằng phương pháp làm tiêu bản tế bào, người ta có thể phát hiện được nguyên nhân của những bệnh và hội chứng nào sau đây ở người?(1) Hội chứng Đao. (2) Hội chứng Tớcnơ.(3) Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS).(4) Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm. (5) Bệnh máu khó đông.(6) Bệnh ung thư máu. (7) Bệnh tâm thần phân liệt.Phương án đúng là:
A (3), (4), (7).
B (2), (6), (7).
C (1), (3), (5).
D (1), (2), (6).
- Câu 17 : Điều nào sau đây là không đúng khi nói về thể truyền?
A Là ADN plasmid hoặc virus
B Có kích thước lớn.
C Có khả năng tự nhân đôi.
D Thường có chứa trình tự prômôtơ (vùng P) của gen.
- Câu 18 : Chọn lọc tự nhiên có xu hướng làm cho tần số alen trong một quần thể giao phối biến đổi nhanh nhất khi
A kích thước của quần thể nhỏ.
B tần số của các alen trội và lặn xấp xỉ nhau.
C quần thể được cách li với các quần thể khác.
D tần số kiểu gen dị hợp tử trong quần thể cao.
- Câu 19 : Một quần thể sinh vật ngẫu phối đang chịu tác động của chọn lọc tự nhiên có cấu trúc di truyền ở các thế hệ như sau:P: 0,20AA + 0,30Aa + 0,50aa = 1. F1: 0,30AA + 0,25Aa + 0,45aa = 1.F2: 0,40AA + 0,20Aa + 0,40aa = 1. F3: 0,55AA + 0,15Aa + 0,30aa = 1.F4: 0,75AA + 0,10Aa + 0,15aa = 1.Biết A trội hoàn toàn so với a. Nhận xét nào sau đây là đúng về tác động của chọn lọc tự nhiên đối với quần thể này?
A Chọn lọc tự nhiên đang loại bỏ những kiểu gen dị hợp và đồng hợp lặn.
B Các cá thể mang kiểu hình trội đang bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ dần.
C Chọn lọc tự nhiên đang loại bỏ các kiểu gen đồng hợp và giữ lại những kiểu gen dị hợp.
D Các cá thể mang kiểu hình lặn đang bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ dần.
- Câu 20 : Hệ sinh thái nào sau đây có độ đa dạng sinh học cao nhất?
A Hệ sinh thái rừng ôn đới.
B Hệ sinh thái đồng rêu hàn đới.
C Hệ sinh thái rừng thông phương Bắc.
D Hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới.
- Câu 21 : Mối quan hệ giữa hai loài nào sau đây không phải là quan hệ ký sinh?
A Giun đũa lợn và lợn.
B Vi sinh vật tiêu hóa xenlulôzơ sống trong dạ dày bò và bò.
C Virut cúm và người bệnh.
D Tầm gửi và cây thân gỗ.
- Câu 22 : Đối với những loài cây sinh sản sinh dưỡng, để có thể dễ dàng xác định được mức phản ứng của một kiểu gen người ta sẽ
A cắt các cành của một cây đem trồng trong điều kiện môi trường khác nhau rồi theo dõi các đặc điểm của chúng.
B cắt cành của các cây khác nhau đem trồng trong điều kiện môi trường khác nhau rồi theo dõi các đặc điểm của chúng.
C gieo hạt của một cây ở cùng một nơi rồi theo dõi các đặc điểm của chúng.
D gieo hạt của một cây ở các địa điểm khác nhau rồi theo dõi các đặc điểm của chúng.
- Câu 23 : Hoạt động nào sau đây được coi là "tự đào huyệt chôn mình" trong diễn thế sinh thái?
A Con người khai thác tài nguyên không hợp lý.
B Sự cạnh tranh giữa các loài trong quần xã.
C Con người cải tạo đất, tăng cường trồng rừng.
D Tác động của mưa, bão, hạn hán, lũ lụt lên quần xã sinh vật.
- Câu 24 : Trong một hệ sinh thái, chuỗi thức ăn nào trong số các chuỗi sau cung cấp cho con người nhiều năng lượng nhất? Biết sinh khối của thực vật ở các chuỗi thức ăn là ngang nhau.
A Thực vật -> động vật phù du -> cá -> lợn -> người.
B Thực vật -> dê -> người.
C Thực vật -> động vật phù du -> cá -> người.
D Thực vật -> người.
- Câu 25 : Vật chất mang thông tin di truyền có ở mọi sinh vật là
A ADN mạch thẳng.
B ADN mạch vòng.
C ARN và ADN mạch vòng.
D ARN và ADN mạch thẳng.
- Câu 26 : Nói về hoạt động của các gen trong nhân tế bào, phát biểu nào sau đây là chính xác?
A Các gen có số lần nhân đôi bằng nhau.
B Các gen có số lần phiên mã bằng nhau.
C Các gen trội luôn biểu hiện thành kiểu hình.
D Cả hai mạch của gen đều có thể làm khuôn để phiên mã.
- Câu 27 : Một loài thực vật có bộ NST 2n = 24. Một tế bào sinh dục chín của thể ba nhiễm kép tiến hành giảm phân. Nếu các cặp NST đều phân li bình thường thì ở kì sau II số nhiễm sắc thể trong một tế bào là
A 6 hoặc 7 hoặc 8.
B 12 hoặc 13 hoặc 14.
C 11 hoặc 12 hoặc 13.
D 24 hoặc 26 hoặc 28.
- Câu 28 : Từ 4 loại nucleotit A, T, G, X có thể tạo ra được bao nhiêu bộ ba mã hóa axít amin mà mỗi bộ ba chỉ chứa 1 A, 1 T và một loại nucleotit khác?
A 10
B 12
C 18
D 24
- Câu 29 : Trên mạch 1 của một gen có T = 400 nucleotit và chiếm 25% số nucleotit của mạch. Gen này nhân đôi liên tiếp 3 lần, số liên kết phôtphođieste được hình thành trong cả quá trình nhân đôi của gen là
A 25600.
B 22400.
C 25568.
D 22386.
- Câu 30 : Tính trạng có thể biểu hiện ở nam nhiều hơn nữ trong trường hợp
A tính trạng do gen trội trên NST thường quy định.
B tính trạng do gen lặn trên NST thường quy định.
C tính trạng do gen trội trên NST giới tính X quy định.
D tính trạng do gen lặn trên NST giới tính X quy định.
- Câu 31 : Cho biết: A-B- và A-bb: trắng; aaB-: tím, aabb: vàng. Gen D quy định tính trạng dài trội hoàn toàn so với alen d quy định tính trạng ngắn. Thực hiện phép lai (P) x . Biết cấu trúc nhiễm sắc thể không thay đổi trong quá trình giảm phân. Tỉ lệ kiểu hình trắng ngắn thu được ở đời con là:
A 12,5%.
B 6,25%.
C 18,75%.
D 56,25%.
- Câu 32 : Biết mỗi cặp gen quy định 1 cặp tính trạng và trội lặn hoàn toàn. Cho các phép lai (1) aabbDd × AaBBdd. (2) AaBbDd × aabbDd.(3) AabbDd × aaBbdd. (4) aaBbDD × aabbDd.(5) AabbDD × aaBbDd. (6) AABbdd × AabbDd. (7) AabbDD × AabbDd. (8) AABbDd × Aabbdd. Theo lí thuyết, trong các phép lai trên, số phép lai thu được ở đời con 4 loại kiểu hình với tỉ lệ bằng nhau là
A 2
B 4
C 5
D 3
- Câu 33 : Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả hai bệnh di truyền ở người, bệnh bạch tạng do một gen có 2 alen trên NST thường quy định, bệnh mù màu do một gen có 2 alen trên NST X tại vùng không tương đồng trên Y quy định.Xác suất sinh một trai, một gái không bị bệnh nào của cặp vợ chồng (13) và (14) là
A 0,148.
B 0,296.
C 0,151.
D 0,302.
- Câu 34 : Ở một loài thực vật, A quy định thân cao trội hoàn toàn so với a quy định thân thấp; B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với b quy định hoa trắng. Cho (P) cây thân cao hoa đỏ lai với cây thân thấp hoa đỏ, thu được đời con F1 gồm 4 loại kiểu hình, trong đó kiểu hình thân cao hoa trắng chiếm tỷ lệ 18%. Trong các kết luận sau đây, có bao nhiêu kết luận đúng?(1) Ở F1 gồm 7 loại kiểu gen. (2) Cây thân cao hoa đỏ ở P dị hợp về hai cặp gen.(3) Có tối đa 10 loại kiểu gen về hai cặp gen trên. (4) Đã xảy ra hoán vị gen với tần số 28%.
A 1
B 2
C 3
D 4
- Câu 35 : Ở ruồi nhà có 2n = 12. Trên nhiễm sắc thể thường, có 2 cặp nhiễm sắc thể chứa các cặp gen đồng hợp; 3 cặp NST khác mỗi cặp có hai cặp gen dị hợp. Trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X chứa một gen có 3 alen. Các ruồi đực khác nhau trong quần thể khi giảm phân có thể cho tối đa bao nhiêu loại tinh trùng?
A 512.
B 256.
C 192.
D 128.
- Câu 36 : Một quần thể thực vật ban đầu gồm các cây có kiểu gen Aa, sau 5 thế hệ tự thụ liên tiếp đồng thời loại bỏ những cơ thể aa sinh ra thì ở F5, khi trưởng thành, tần số alen A trong quần thể là
A
B
C
D
- Câu 37 : Khi nói về chỉ số ADN, phát biểu này sau đây không đúng?
A Chỉ số ADN là phương pháp chính xác để xác định cá thể, mối quan hệ huyết thống, để chẩn đoán và phân tích các bệnh di truyền.
B Chỉ số ADN ưu thế hơn hẳn các chỉ tiêu hình thái, sinh lí, sinh hóa thường được dùng để xác định sự khác nhau gữa các cá thể.
C Chỉ số ADN dựa trên tính đặc hiệu cá thể của một số trình tự gen cấu trúc.
D Chỉ số ADN dựa trên kết quả giải trình tự nuclêôtid của những trình tự ADN không mang gen.
- Câu 38 : Ở người, bệnh điếc bẩm sinh do gen lặn nằm trên NST thường quy định, bệnh mù màu do gen lặn nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X. Ở một cặp vợ chồng, bên phía người vợ có anh trai bị mù màu, có em gái bị điếc bẩm sinh. Bên phía người chồng có mẹ bị điếc bẩm sinh. Những người khác trong gia đình không ai bị một trong hai hoặc bị hai bệnh này. Xác suất để đứa con trai đầu lòng không bị đồng thời cả hai bệnh nói trên là
A
B
C
D
- Câu 39 : Bằng chứng tiến hóa trực tiếp là
A bằng chứng sinh học phân tử.
B bằng chứng tế bào học.
C bằng chứng giải phẫu học so sánh.
D bằng chứng hóa thạch.
- Câu 40 : Nhân tố tiến hóa có thể làm chậm quá trình tiến hóa hình thành loài mới là
A giao phối.
B di – nhập gen.
C đột biến.
D chọn lọc tự nhiên.
- Câu 41 : Nhân tố tiến hóa chắc chắn làm giàu vốn gen của quần thể là
A đột biến.
B di – nhập gen.
C giao phối.
D các yếu tố ngẫu nhiên.
- Câu 42 : Khi nhập con giống cao sản về nước, các nhà nghiên cứu chọn giống thường chọn con đực cao sản mà không nhập con cái:
A Con đực thường mang những đặc điểm tốt về năng suất và sức chống chịu với điều kiện môi trường sống.
B Con đực thường có các đặc điểm ổn định hơn con cái.
C Giống ngoại nhập về thường có giá rất cao nên thường nhập con đực vì con đực không cần nhập số lượng lớn.
D Trong thời gian ngắn, con đực có thể tạo ra số lượng lớn các con lai có năng suất cao, sức chống chịu tốt
- Câu 43 : Trong một chuỗi thức ăn, loài nào sau đây bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất khi quần thể thực vật trong quần xã bị nhiễm thuốc trừ sâu? Biết rằng loại thuốc trừ sâu đó khó phân giải và liều thuốc không đủ để gây ngọ độc cấp tính.
A Sinh vật sản xuất
B Sinh vật tiêu thụ bậc 3
C Sinh vật tiêu thụ bậc 2
D Sinh vật tiêu thụ bậc 1
- Câu 44 : Trong chuỗi thức ăn, phần lớn năng lượng
A bị tiêu hao qua hô hấp của các bậc dinh dưỡng.
B được chuyển hóa qua các bậc dinh dưỡng.
C được tái sử dụng.
D được các bậc dinh dưỡng giữ lại, một số ít chuyển lên bậc kế tiếp.
- Câu 45 : Nhịp sinh học của các loài chịu sự chi phối chủ yếu bởi
A nhiệt độ.
B ánh sáng.
C độ ẩm.
D nguồn sống.
- - Bộ câu hỏi Nhanh như chớp !!
- - Trắc nghiệm lý thuyết bằng lái xe máy A1 - Đề số 1 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm môn luật đất đai - Đề số 1 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm môn luật đất đai - Đề số 2 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm ngữ pháp Tiếng Anh tìm lỗi sai - Đề số 1 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm môn luật đất đai - Đề số 3 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm môn luật đất đai - Đề số 4 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm lý thuyết bằng lái xe máy A1 - Đề số 2
- - Trắc nghiệm lý thuyết bằng lái xe máy A1 - Đề số 3
- - Trắc nghiệm lý thuyết bằng lái xe máy A1 - Đề số 4