Đề kiểm tra giữa kỳ 2 môn Hóa 12 năm 2019 - Trường...
- Câu 1 : Ure {CO(NH2)2} là một trong những loại phân bón hóa học phổ biến trong nông nghiệp. Ure thuộc loại phân
A. đạm.
B. phức hợp.
C. lân.
D. kali.
- Câu 2 : Criolit có công thức hóa học là
A. Fe3O4.
B. Na3AlF6.
C. Al2O3.2H2O
D. MgCO3.CaCO3.
- Câu 3 : Kim loại nào sau đây không phải là kim loại kiềm?
A. Na.
B. Cs.
C. Li.
D. Al.
- Câu 4 : Công thức hóa học của triolein là
A. (C17H33COO)3C3H5.
B. (C17H31COO)3C3H5.
C. (C17H35COO)3C3H5.
D. (C15H31COO)3C3H5.
- Câu 5 : Ở nhiệt độ cao, khí hiđro khử được oxit nào sau đây?
A. Na2O.
B. CaO.
C. CuO.
D. MgO.
- Câu 6 : Chất nào sau đây có phản ứng biure?
A. Metylamin.
B. Glyxylalanin.
C. Axit glutamic.
D. Anbumin.
- Câu 7 : Polime nào sau đây điều chế bằng phản ứng trùng hợp?
A. Poli (phenol-fomanđehit).
B. Poli etilen.
C. Poli (hexametylen ađipamit).
D. Cao su lưu hóa.
- Câu 8 : Kim loại Cu không tác dụng với:
A. dung dịch AgNO3.
B. dung dịch HCl loãng.
C. dung dịch H2SO4 đặc.
D. dung dịch HNO3 loãng.
- Câu 9 : Dung dịch K2Cr2O7 có màu
A. vàng.
B. tím.
C. xanh.
D. da cam.
- Câu 10 : Thủy phân hoàn toàn tinh bột trong môi trường axit, thu được sản phẩm là
A. glucozơ và fructozơ.
B. glucozơ.
C. saccarozơ.
D. fructozơ.
- Câu 11 : Sục khí CO2 vào nước vôi trong dư. Hiện tượng quan sát được là
A. xuất hiện kết tủa màu trắng và sau đó kết tủa tan.
B. xuất hiện kết tủa màu trắng.
C. xuất hiện kết tủa màu đen và sau đó kết tủa tan.
D. xuất hiện kết tủa màu đen.
- Câu 12 : Phương trình phản ứng hóa học nào sau đây không đúng?
A. Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2
B. 2Cr + 6HCl → 2CrCl3 + 3H2
C. Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
D. KOH + KHCO3 → K2CO3 + H2O
- Câu 13 : Cho 5,4 gam bột Al vào dung dịch chứa 0,15 mol CuSO4. Sau phản ứng hoàn toàn, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 9,6.
B. 15,5.
C. 12,3.
D. 12,8.
- Câu 14 : Cho một lượng Na vào dung dịch chứa 0,12 mol AlCl3, sau phản ứng hoàn toàn, thu được 4,48 lít khí H2 (đktc) và m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 7,80.
B. 9,36.
C. 6,24.
D. 7,02.
- Câu 15 : Trung hòa dung dịch chứa 7,2 gam amin X đơn chức cần dùng 100 ml dung dịch H2SO4 0,8M. Số công thức cấu tạo của X là
A. 3
B. 2
C. 1
D. 4
- Câu 16 : Cho glyxin tác dụng với metanol trong HCl khan, thu được chất hữu cơ X. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được chất hữu cơ Y. Chất X và Y tương ứng là
A. ClH3NCH2COOCH3 và H2NCH2COOH.
B. H2NCH2COOCH3 và H2NCH2COONa.
C. ClH3NCH2COOCH3 và H2NCH2COONa.
D. H2NCH2COOCH3 và H2NCH2COOH.
- Câu 17 : Cho dãy các chất sau: metyl axetat, tristearin, saccarozơ, glyxylglyxin (Gly-Gly). Số chất trong dãy thủy phân trong dung dịch NaOH đun nóng là:
A. 4
B. 2
C. 3
D. 1
- Câu 18 : Cho dung dịch chứa m gam glucozơ và fructozơ tác dụng với AgNO3 dư trong dung dịch NH3, đun nóng, thu được 21,6 gam Ag. Giá trị của m là
A. 14,4.
B. 18,0.
C. 13,5.
D. 27,0.
- Câu 19 : Phản ứng nào sau đây không có phương trình ion thu gọn là Ba2+ + HCO3- + OH- → BaCO3 + H2O?
A. Ba(OH)2 + NaHCO3 → BaCO3 + NaOH + H2O
B. Ba(HCO3)2 + KOH → BaCO3 + KHCO3 + H2O
C. Ba(OH)2 + Ba(HCO3)2 → 2BaCO3 + 2H2O
D. Ba(OH)2 + NH4HCO3 → BaCO3 + NH3 + 2H2O
- Câu 20 : Cho dãy các chất sau: Al, Fe(OH)3, CrO3, BaCrO4, Cr2O3, Al(OH)3. Số chất trong dãy tan được trong dung dịch KOH loãng là
A. 5
B. 4
C. 2
D. 3
- Câu 21 : Thực hiện phản ứng este hóa giữa axit axetic với glixerol (xt H2SO4 đặc, đun nóng), số sản phẩm hữu cơ chứa chức este có thể thu được là
A. 1
B. 3
C. 4
D. 5
- Câu 22 : Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Dẫn khí CO đi qua FeO nung nóng.
(b) Đốt miếng Mg rồi nhanh chóng cho vào hỗn hợp gồm Al và Fe2O3.
(c) Điện phân dung dịch NaCl (điện cực trơ, màng ngăn).
(d) Nung AgNO3 ở nhiệt độ cao.
Số thí nghiệm thu được sản phẩm đơn chất kim loại sau phản ứng làA. 4
B. 3
C. 1
D. 2
- Câu 23 : Cho dãy các polime sau: polietilen, polistiren, poli(metyl metacrylat), policaproamit, poli(phenol-fomanđehit), xenlulozơ. Số polime trên thực tế được sử dụng làm chất dẻo là:
A. 6
B. 5
C. 4
D. 3
- Câu 24 : Dung dịch X chứa 0,25 mol Ba2+, 0,1 mol Na+, 0,2 mol Cl- và còn lại là HCO3-. Thể tích dung dịch Y chứa NaOH 1M và Na2CO3 1M cần cho vào X, để thu được kết tủa lớn nhất là
A. 125 ml.
B. 100 ml.
C. 150 ml.
D. 175 ml.
- Câu 25 : Cho các phát biểu sau:
(a) Trong môi trường axit, fructozơ có thể chuyển hóa thành glucozơ và ngược lại.
(b) Có thể giảm vị tanh của tôm, cua, cá khi được hấp với bia (dung dịch chứa khoảng 4-5% etanol).
(c) Ở điều kiện thường, metylamin, etylamin đều là chất khí.
(d) Axit glutamic là một chất lưỡng tính.
(e) Mantozơ là một trong các sản phẩm của quá trình thủy phân tinh bột trong cơ thể.
(f) Phản ứng trùng ngưng luôn có sự tạo thành nước.
Số phát biểu đúng làA. 6
B. 4
C. 5
D. 3
- Câu 26 : Đốt cháy hoàn toàn x mol hiđrocacbon X (40 < MX < 70) mạch hở, thu được CO2 và 0,2 mol H2O. Mặt khác, cho x mol X tác dụng với AgNO3 dư trong dung dịch NH3, thì có 0,2 mol AgNO3 phản ứng. Sau phản ứng thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 24,0.
B. 27,8.
C. 29,0.
D. 25,4.
- Câu 27 : Cho 15 gam glyxin vào dung dịch chứa HCl 1M và H2SO4 1M, thu được dung dịch Y chứa 31,14 gam chất tan. Cho Y tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được dung dịch Z chứa m gam hỗn hợp muối. Giá trị của m là
A. 40,82.
B. 43,46.
C. 42,15.
D. 41,25.
- Câu 28 : Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4.
(b) Cho miếng gang (hợp kim Fe-C) vào dung dịch HCl.
(c) Cho miếng Na vào dung dịch AgNO3.
(d) Quấn dây Cu quanh thanh Al và nhúng vào dung dịch HCl.
(e) Cho miếng Cu vào dung dịch FeCl3.
(f) Cho miếng Fe vào dung dịch HCl và ZnCl2.
Số thí nghiệm có xảy ra ăn mòn điện hóa học làA. 4
B. 2
C. 5
D. 3
- Câu 29 : Cho các phát biểu sau:
(a) Nguyên tắc sản xuất gang là dùng than cốc khử oxit sắt thành sắt.
(b) Thành phần chính của quặng boxit là Al2O3.2H2O.
(c) Dung dịch Na3PO4 có thể làm mềm nước có tính cứng toàn phần.
(d) Thép chứa khoảng 20% Cr và 10% Ni rất cứng và không gỉ.
(e) Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch AlCl3, thu được kết tủa trắng và có khí thoát ra.
Số phát biểu đúng làA. 3
B. 4
C. 5
D. 2
- Câu 30 : Cho a gam hỗn hợp X gồm BaO và Al2O3 vào nước, thu được dung dịch Y. Cho dung dịch H2SO4 vào Y, khối lượng kết tủa (m, gam) theo số mol H2SO4 được biểu diễn theo đồ thị sau:
A. 40,8.
B. 56,1.
C. 66,3.
D. 51,0.
- Câu 31 : Chất hữu cơ X mạch hở có công thức phân tử C8H12O4. X tác dụng với NaOH, thu được hỗn hợp Y chứa hai muối cacboxylat đơn chức và ancol Z no, hai chức. Axit hóa Y, thu được hai axit cacboxylic Y1 và Y2 có cùng số nguyên tử hiđro, trong đó Y1 có phân tử khối lớn hơn Y2. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Chất Y1 có phản ứng tráng gương.
B. Chất Y2 làm mất màu dung dịch brom.
C. Chất Z có công thức phân tử C2H6O2.
D. Chất X có 3 đồng phân cấu tạo.
- Câu 32 : Cho phương trình hóa học của các phản ứng sau:
(a) 2X1 + 2KOH → X2 + X3 + 2H2O
(b) X2 + HCl → X1 + X4
(c) X1 + NaHSO4 → X5 + Na2SO4
(d) 2X4 + 2H2O → 2NaOH + H2 + Cl2
Chất X3 là:A. Na2CO3
B. Na2CrO4
C. Na2HPO4
D. K2HPO4
- Câu 33 : Hỗn hợp X gồm Al2O3, Ba, K (trong đó oxi chiếm 20% khối lượng của X). Hòa tan hoàn toàn m gam X vào nước dư, thu được dung dịch Y và 0,022 mol khí H2. Cho từ từ đến hết dung dịch gồm 0,018 mol H2SO4 và 0,038 mol HCl vào Y, thu được dung dịch Z (chỉ chứa muối clorua và muối sunfat trung hòa) và 2,958 gam hỗn hợp kết tủa. Giá trị của m là
A. 3,090.
B. 3,600.
C. 3,912.
D. 4,422.
- Câu 34 : Điện phân dung dịch X chứa a mol CuSO4 và 0,2 mol KCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường độ dòng điện không đổi) trong thời gian t giây, thu được 2,464 lít khí ở anot (đktc). Nếu thời gian điện phân là 2t giây thì tổng thể tích khí thu được ở cả hai điện cực là 5,824 lít (đktc). Biết hiệu suất điện phân 100%, các khí sinh ra không tan trong dung dịch. Giá trị của a là
A. 0,15.
B. 0,18.
C. 0,26.
D. 0,24.
- Câu 35 : Đốt cháy hoàn toàn este X hai chức, mạch hở, cần dùng 1,5a mol O2, sau phản ứng thu được b mol CO2 và a mol H2O. Hiđro hóa hoàn toàn 21,6 gam X (xt Ni, đun nóng) thu được 21,9gam etse Y no. Thủy phân hoàn toàn 21,6 gam Y trong dung dịch NaOH đun nóng (phản ứng vừa đủ), thu được ancol Z đơn chức và m gam muối T. Giá trị của m là
A. 26,5.
B. 20,1.
C. 21,9.
D. 24,0.
- Câu 36 : Có 4 dung dịch: X (Na2SO4 1M và H2SO4 1M); Y (Na2SO4 1M và Al2(SO4)3 1M); Z (Na2SO4 1M và AlCl3 1M); T (H2SO4 1M và AlCl3 1M) được kí hiệu ngẫu nhiên là (a), (b), (c), (d). Tiến hành các thí nghiệm sau:
- Thí nghiệm 1: Cho 2V ml dung dịch Ba(OH)2 1M vào V ml dung dịch (a), thu được n1 mol kết tủa.
- Thí nghiệm 2: Cho 2V ml dung dịch Ba(OH)2 1M vào V ml dung dịch (b), thu được n2 mol kết tủa.
- Thí nghiệm 3: Cho 2V ml dung dịch Ba(OH)2 1M vào V ml dung dịch (c), thu được n3 mol kết tủa.
- Thí nghiệm 4: Cho 2V ml dung dịch Ba(OH)2 1M vào V ml dung dịch (d), thu được n4 mol kết tủa.
Biết rằng n1 < n2 < n3 < n4.
Dung dịch (b) ứng với dung dịch nào sau đây?A. X
B. Y
C. Z
D. T
- Câu 37 : Dung dịch X chứa H2SO4 1M và HCl 1M. Dung dịch Y chứa Na2CO3 0,5M và NaHCO3 1M. Tiến hành 2 thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Cho từ từ V1 ml dung dịch X vào V2 ml dung dịch Y, thu được a mol khí CO2.
Thí nghiệm 2: Cho từ từ V2 ml dung dịch Y vào V1 ml dung dịch X, thu được 2a mol khí CO2.
Tỉ lệ V1 : V2 làA. 3 : 8.
B. 2 : 7.
C. 3 : 11.
D. 4 : 15.
- Câu 38 : Tiến hành 2 thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1:
Bước 1: Cho vào ống nghiệm 1 giọt dung dịch CuSO4 bão hòa + 2 ml dung dịch NaOH 30%.
Bước 2: Lắc nhẹ, gạn lớp dung dịch để giữ kết tủa.
Bước 3: Thêm khoảng 4 ml lòng trắng trứng vào ống nghiệm, dùng đũa thủy tinh khuấy đều.
Thí nghiệm 2:
Bước 1: Lấy khoảng 4 ml lòng trắng trứng cho vào ống nghiệm.
Bước 2: Nhỏ từng giọt khoảng 3 ml dung dịch CuSO4 bão hòa.
Bước 3: Thêm khoảng 5 ml dung dịch NaOH 30% và khuấy đều.
Phát biểu nào sau đây không đúng?A. Sau bước 2 ở thí nghiệm 2, trong ống nghiệm xuất hiện kết tủa.
B. Sau bước 1 ở thí nghiệm 1, trong ống nghiệm xuất hiện kết tủa màu xanh.ím.
C. Các phản ứng ở các bước 3 xảy ra nhanh hơn khi các ống nghiệm được đun nóng.
D. Sau bước 3 ở cả hai thí nghiệm, hỗn hợp thu được sau khi khuấy xuất hiện màu tím.
- Câu 39 : Cho hai peptit mạch hở là X (C12H19O8N3) và Y (C13H24O6N4). Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp E gồm X và Y trong 500 ml dung dịch NaOH 1M, đun nóng, thu được dung dịch F. Trung hòa lượng NaOH dư trong F cần dùng 40 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch T. Cô cạn T thu được m gam hỗn hợp gồm 4 muối khan, trong đó có muối của glyxin, lysin và axit glutamic. Giá trị của m là
A. 49,32.
B. 48,24.
C. 43,25.
D. 47,56.
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein