Đề thi thử THPT QG môn Hóa lần 2 năm 2019 - Trường...
- Câu 1 : Lên men m gam glucozơ thành ancol etylic với hiệu suất 60%, thu được 8,96 lít (đktc) CO2. Giá trị của m là:
A. 60,0.
B. 36,4.
C. 16,2.
D. 36,0.
- Câu 2 : Chất nào sau đây không có phản ứng thủy phân?
A. Saccarozơ.
B. Fructozơ.
C. Tristearin.
D. Etyl axetat.
- Câu 3 : Thạch cao nung dùng để nặn tượng, đúc khuôn và bó bột khi gãy xương. Thạch cao nung có công thức là
A. CaSO4.
B. CaSO4.2H2O.
C. CaCO3.
D. CaSO4.H2O.
- Câu 4 : Dung dịch glyxin phản ứng được với dung dịch chất nào sau đây?
A. NaCl.
B. HCl.
C. KNO3.
D. NaNO3.
- Câu 5 : Cho các chất sau: Na; CrO3; Fe; Al; Cr(OH)3; Cr. Số chất tan được trong dung dịch NaOH loãng là:
A. 5
B. 2
C. 3
D. 4
- Câu 6 : Kim loại dẫn điện tốt nhất là:
A. Hg.
B. Zn.
C. Ag.
D. Cu.
- Câu 7 : Cho dung dịch NaOH loãng vào dung dịch chất X, thu được kết tủa màu xanh. Chất X là:
A. MgCl2.
B. FeCl3.
C. CuCl2.
D. FeCl2.
- Câu 8 : Nhúng thanh Ni lần lượt vào các dung dịch: FeCl3; CuCl2; AgNO3; HCl và FeCl2. Số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa là
A. 3
B. 4
C. 2
D. 1
- Câu 9 : Oxit nào sau đây là oxit bazơ?
A. CrO3.
B. Al2O3.
C. CaO.
D. SO3.
- Câu 10 : Đốt cháy hoàn toàn một α-amino axit (no, mạch hở, có 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm - COOH trong phân tử), thu được 0,3 mol CO2 và 0,05 mol N2.Tên gọi của X là
A. Glyxin.
B. Alanin.
C. Valin.
D. Lysin.
- Câu 11 : Số liên kết peptit trong phân tử peptit Gly-Ala-Val-Val là
A. 2
B. 3
C. 4
D. 1
- Câu 12 : Nhóm các ion nào dưới đây có thể tồn tại đồng thời trong cùng một dung dịch?
A. Cu2+; Cl-; Na+; OH-.
B. Na+; Ca2+; NO3-; Cl-.
C. Fe2+; NO3-; OH-; NH4+.
D. NH4+; CO32-; HCO3-; OH- .
- Câu 13 : Kim loại nào sau đây có thể điều chế được bằng phương pháp thủy luyện?
A. K
B. Cu
C. Na
D. Ca
- Câu 14 : Khí X rất độc vì nó kết hợp với hemoglobin ở trong máu tạo thành hợp chất bền làm cho hemoglobin mất tác dụng vận chuyển khí O2. Chất X là
A. N2.
B. SO2.
C. CO.
D. CO2.
- Câu 15 : Kim loại Mg tan được trong dung dịch nào sau đây?
A. Ba(OH)2.
B. NaOH.
C. HCl.
D. BaCl2.
- Câu 16 : Phân tử khối trung bình của xenlulozơ (C6H10O5)n là 1620000. Giá trị của n là
A. 8000.
B. 9000.
C. 10000.
D. 7000.
- Câu 17 : Cho các chất sau: anilin; alanin; natri axetat; axit axetic. Số chất phản ứng được với dung dịch HCl là
A. 4
B. 3
C. 2
D. 1
- Câu 18 : Cho 350 ml dung dịch NaOH 2M vào 200 ml dung dịch AlCl3 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 3,9.
B. 7,8.
C. 11,7.
D. 15,6.
- Câu 19 : Rót từ từ dung dịch HCl vào dung dịch hỗn hợp X chứa a mol K2CO3 và 1,25a mol KHCO3 a có đồ thị sau:
A. 0,1 8.
B. 0,36.
C. 0,24.
D. 0,20.
- Câu 20 : Điện phân với 2 điện cực trơ 200 ml dung dịch chứa hỗn hợp NaCl 1,2M và CuSO4 1M trong thời gian t giây, I = 5A thì thu được dung dịch X và V lít (đktc) hỗn hợp khí Y ở anot. Nhúng một thanh sắt vào X đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn rồi nhấc thanh sắt ra đem cân lại thấy khối lượng thanh sắt không bị thay đổi. Kết luận nào sau đây đúng?
A. Thanh sắt không có phản ứng với dung dịch X.
B. Khối lượng catot tăng là 7,68 gam.
C. Giá trị của t là 5018.
D. Giá trị của V là 2,688.
- Câu 21 : Hấp thụ hoàn toàn khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 aM. Sự phụ thuộc của khối lượng kết tủa tạo ra vào thể tích khí CO2 (đktc) hấp thụ được biểu diễn bằng đồ thị sau:
A. 11,20.
B. 6,72.
C. 10,08.
D. 8,96.
- Câu 22 : Thủy phân hoàn toàn chất béo X, sau phản ứng thu được axit oleic và axit linoleic. Nếu đốt cháy hoàn toàn m gam X cần vừa đủ 76,32 gam O2, thu được 75,24 gam CO2. Mặt khác, m gam X tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch Br2 1M. Giá trị của V là:
A. 240.
B. 1 50.
C. 360.
D. 120.
- Câu 23 : Este X mạch hở có công thức phân tử C5H8O4. Xà phòng hóa hoàn toàn X bằng dung dịch NaOH thu được hai chất hữu cơ Y, Z. Biết Y tác dụng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam và Z có khả năng tráng bạc. Phát biểu nào sau đây sai?
A. X có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
B. Đốt cháy hoàn toàn 1 mol Z thu được 0,5 mol CO2.
C. Số mol Z gấp đôi số mol Y.
D. X có 2 công thức cấu tạo phù hợp.
- Câu 24 : Cho các phát biểu sau:
(1) Bột nhôm trộn với bột sắt (III) oxit dùng để hàn đường ray bằng phản ứng nhiệt nhôm.
(2) Dùng bột lưu huỳnh để xử lí thủy ngân rơi vãi khi nhiệt kế bị vỡ.
(3) Trong hồng ngọc có chứa Ti4+.
(4) Cho benzen vào ống nghiệm chứa tristearin, khuấy đều thấy tristearin tan ra.
(5) Cho lòng trắng trứng vào nước, sau đó đun sôi, lòng trắng trứng sẽ đông tụ lại.
(6) Cho 50 ml anilin vào ống nghiệm đựng 50 ml nước, thu được dung dịch đồng nhất.
(7) Quá trình làm đậu phụ người ta thường đun nước đậu “đến sôi” và chế thêm nước chua được “óc đậu” rồi cho vào khuôn và ép, được đậu phụ. Mục đích chính khi cho thêm nước chua vào “nước đậu” là làm tăng lượng đạm cho đậu phụ.
Số phát biểu đúng là:A. 6
B. 7
C. 4
D. 5
- Câu 25 : Điều chế este CH3COOC2H5 trong phòng thí nghiệm, người ta đun sôi hỗn hợp X gồm C2H5OH; CH3COOH và H2SO4 đặc theo sơ đồ:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
- Câu 26 : Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cho bột K vào dung dịch NaCl.
(2) Điện phân dung dịch NaCl với điện cực trơ, không màng ngăn xốp.
(3) Cho dung dịch H2S vào dung dịch chứa Fe2(SO4)3.
(4) Dẫn luồng khí NH3 đi qua ống sứ chứa CrO3.
(5) Cho bột Mg dư vào dung dịch FeCl3.
(6) Đốt NH3 trong không khí, có xúc tác Pt ở 850 – 900°C.
(7) Cho Zn dư vào dung dịch Cr2(SO4)3.
Số thí nghiệm thu được sản phẩm chứa đơn chất là:A. 3
B. 5
C. 2
D. 4
- Câu 27 : Một este E mạch hở, có công thức phân tử C4H6O2. Thủy phân E trong môi trường axit thu được sản phẩm có phản ứng tráng bạc. Số công thức cấu tạo của E thỏa mãn tính chất trên là:
A. 4
B. 3
C. 2
D. 1
- Câu 28 : Cho các phát biểu sau:
(1) Sục từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch NaAlO2 thấy xuất hiện kết tủa trắng và sau đó kết tủa tan dần, dung dịch trở thành trong suốt.
(2) Có thể dùng dung dịch Na2CO3 để làm mềm tất cả các loại nước cứng.
(3) Phèn chua được dùng để làm trong nước, dùng trong ngành thuộc da và công nghiệp giấy.
(4) Thêm dung dịch axit vào muối cromat (màu vàng) sẽ tạo thành muối đicromat (màu da cam).
(5) Trong quá trình điện phân, những anion di chuyển về anot còn các cation di chuyển về catot.
(6) Phương pháp thủy luyện thường dùng để điều chế những kim loại có tính khử yếu.
(7) Thép là hợp kim của sắt chứa từ 2 – 5% cacbon theo khối lượng.
Số phát biểu đúng là:A. 4
B. 5
C. 2
D. 6
- Câu 29 : Z là chất hữu cơ chứa C,H,O và có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Cho 2,85 gam Z tác dụng hết với H2O (có H2SO4 loãng xúc tác) thì tạo ra a gam chất hữu cơ X và b gam chất hữu cơ Y. Đốt cháy hoàn toàn a gam X tạo ra 0,09 mol CO2 và 0,09 mol H2O. Đốt cháy hoàn toàn b gam Y thu được 0,03 mol CO2 và 0,045 mol H2O. Tổng lượng O2 tiêu tốn cho 2 phản ứng cháy đúng bằng lượng O2 thu được khi nhiệt phân hoàn toàn 97,2 gam Fe(NO3)2. Biết MX = 90 và Z có thể tác dụng với Na tạo H2. Phát biểu nào dưới đây là không đúng?
A. X có 2 công thức cấu tạo phù hợp.
B. Z có 4 đồng phân cấu tạo.
C. Cả X và Z đều là hợp chất tạp chức.
D. Trong Z, oxi chiếm 42,1% về khối lượng.
- Câu 30 : Hỗn hợp X gồm đipeptit C5H10N2O3; etse đa chức C4H6O4; etse C5H11NO2. Cho X tác dụng vừa đủ với 800 ml dung dịch NaOH 0,1 M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn khan và 1,25 gam hỗn hợp hơi Z (chứa các hợp chất hữu cơ). Cho toàn bộ lượng Z thu được tác dụng với Na dư, thấy thoát ra 0,448 lít (đktc) khí H2. Còn nếu đốt cháy hoàn toàn Z thì thu được 1,76 gam CO2. Giá trị của m là:
A. 7,17.
B. 7,45.
C. 6,99.
D. 7,67.
- Câu 31 : X là hỗn hợp nhiều peptit mạch hở (được tạo từ Gly; Ala; Val; Glu và Lys); Y là amin no, đơn chức, mạch hở; Z là este no, đơn chức, mạch hở. Đốt cháy hoàn 0,12 mol hỗn hợp T gồm X, Y, Z và tristearin (0,02 mol) cần vừa đủ 3,47 mol O2, thu được 5,18 mol hỗn hợp gồm CO2; H2O và N2 (trong đó số mol H2O gấp 12,2 lần số mol N2). Biết rằng, trong T số mol Y bằng tổng số mol mắt xích Glu trong X. Khối lượng của 0,12 mol T là:
A. 40,18.
B. 50,24.
C. 62,1 2.
D. 48,81 .
- Câu 32 : Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Al; K và BaO vào nước dư, thu được dung dịch Y và 0,115 mol H2. Cho từ từ đến hết dung dịch chứa 0,04 mol H2SO4 và 0,1 mol HCl vào Y, thu được 7,00 gam hỗn hợp kết tủa và dung dịch Z chỉ chứa 9,13 gam hỗn hợp các muối clorua và muối sunfat trung hòa. Giá trị của m là:
A. 8,06.
B. 7,53.
C. 7,24.
D. 8,82.
- Câu 33 : Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp Al và Fe3O4 (trong điều kiện không có không khí) thu được 234,75 gam chất rắn X. Chia X thành 2 phần:
+ Cho phần 1 tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 1,68 lít (đktc) khí H2 và m gam chất rắn. Hòa tan hết m gam chất rắn trên vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng, thu được dung dịch chứa 82,8 gam muối và 0,6 mol SO2 là sản phẩm khử duy nhất của S+6.
+ Hòa tan hết phần 2 trong 12,97 lít dung dịch HNO3 1M, thu được hỗn hợp khí Y gồm 1,25 mol NO và 1,51 mol NO2; dung dịch A chỉ chứa muối, trong đó có a mol Fe(NO3)3. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của a gần nhất với giá trị nào sau đây?A. 1,1 .
B. 1,2.
C. 1,5.
D. 1,0.
- Câu 34 : Hỗn hợp X gồm 2 este mạch hở, trong phân tử mỗi etse có số liên kết pi không quá 5. Đốt cháy hoàn toàn 20,2 gam X cần dùng 0,93 mol O2, thu được CO2 và 10,8 gam H2O. Mặt khác, đun nóng 20,2 gam X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Y gồm 2 ancol kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng và hỗn hợp Z gồm 2 muối. Đun nóng Y với H2SO4 đặc ở 140°C (hiệu suất 100%), thu được 8,92 gam hỗn hợp T gồm 3 ete. Phần trăm khối lượng của este có khối lượng phân tử nhỏ hơn trong X là:
A. 35,1 %.
B. 29,2%.
C. 32,7%.
D. 39,2%.
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein