Thi thử THPT QG môn Hóa học lần 3 năm 2018
- Câu 1 : Nếu vật làm bằng hợp kim Fe - Zn bị ăn mòn điện hóa thì trong quá trình ăn mòn
A. Sắt đóng vai trò anot và bị oxi hóa
B. Sắt đóng vai trò là catot
C. Kẽm đóng vai trò anot và bị khử
D. Kẽm đóng vai trò catot và bị oxi hóa
- Câu 2 : Cho V lít CO (đktc) phản ứng với một lượng dư hỗn hợp chát rắn gồm Al2O3 và Fe3O4 nung nóng. Sau khi phản ứng hoàn toàn khối lượng chất rắn giảm 0,32 gam. Giá trị của V là
A. 0,448 lít
B. 0,112 lít
C. 0,56 lít
D. 0,224 lít
- Câu 3 : Chất nào sau đây thuộc loại amin bậc 1?
A. (CH3)3N
B. CH3NHCH3
C. CH3CH2NHCH3
D. CH3NH2
- Câu 4 : Cho 30 gam hỗn hợp hai amin đơn chức tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 1,5M thu được dung dịch chưa 47,52 gam hỗn hợp muối. Giá trị của V là
A. 160 ml
B. 320 ml
C. 720 ml
D. 329 ml
- Câu 5 : Để thu được kim loại Fe từ dung dịch Fe(NO3)2 theo phương pháp thủy luyện, có thể dung kim loại nào sau đây?
A. Ca
B. Na
C. Fe
D. Zn
- Câu 6 : Lên men 90 gam glucozơ, thu được V ml ancol etylic (D = 0,8 gam/ml) với hiệu suất của quá trình lên men là 90%. Tính V?
A. 75,25ml
B. 51,75 ml
C. 62,57 ml
D. 87,90 ml
- Câu 7 : Trong phân tử của anđehit X, oxi chiếm 37,21% về khối lượng. Khi cho 1 mol X tham gia phản ứng tráng bạc, lượng Ag tối đa thu được là 4 mol. Vậy, khối lượng muối hữu cơ sinh ra khi cho 0,25mol X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 là
A. 34,5g
B. 30,25g
C. 38g
D. 41g
- Câu 8 : Công thức cấu tạo thu gọn của hợp chất 3 – metylbut – 1 – in là
A. CH3−C≡C−CH2−CH3
B. CH3CH2CH2−C≡CH
C. (CH3)2CH−C≡CH
D. CH3CH2−C≡C−CH3
- Câu 9 : Dung dịch phenol (C6H5OH) không phản ứng được với chất nào sau đây?
A. Na .
B. NaOH.
C. NaCl.
D. Br2.
- Câu 10 : Thành phần hóa học của supephotphat kép là
A. (NH2)2CO
B. Ca(H2PO4)2
C. KNO3
D. Ca(H2PO4)2;CaSO4
- Câu 11 : Trong phản ứng oxi hóa khử giữa Fe và HNO3(loãng, dư) tạo sản phẩm khử duy nhất là NO. Phát biểu nào sau đây luôn đúng
A. Tỉ lệ số phân tử HNO3 tạo muối với số phân tử HNO3 đóng vai trò oxi hóa là 3 : 1
B. Tỉ lệ số phân tử Fe đóng vai trò là chất khử và HNO3 đóng vai trò là chất oxi hóa là 3 : 2
C. Tỉ lệ số phân tử Fe tham gia phản ứng và HNO3 đóng vai trò là chất khử là 3 : 3
D. Tỉ lệ số phân tử HNO3 tạo muối với số phân tử HNO3 đóng vai trò oxi hóa là 4 :1
- Câu 12 : Crom (VI) oxit có màu gì?
A. màu vàng
B. màu đỏ thẫm
C. màu da cam
D. màu xanh lục
- Câu 13 : Hỗn hợp X gồm CH2=CH−CH2OH và CH3CH2OH. Cho a gam hỗn hợp X tác dụng hết với Na dư thu được 2,24 lít H2 (đktc). Mặt khác, a gam hỗn hợp X làm mất màu vừa hết 100 gam dung dịch Br2 20%. Vậy giá trị của a tương ứng là
A. 11,7 gam
B. 10,7 gam
C. 12,7 gam
D. 9,7 gam
- Câu 14 : Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm metan, propin và buta -1,3 – đien thu được 3,136 lít CO2 (đktc) và 2,16 gam H2O . Thể tích khí oxi (đktc) đã tham gia phản ứng là
A. 4,48 lít
B. 3,36 lít
C. 5,6 lít
D. 1,12 lít
- Câu 15 : Có các chất sau: C2H5OH,CH3COOH,C6H5ONa (natri phenolat), C6H5NH2 (anilin). Số cặp chất có khả năng tác dụng được với nhau là (coi xúc tác, hóa chất đầy đủ)
A. 4
B. 2
C. 3
D. 5
- Câu 16 : Cho hỗn hợp bột X gồm 3 kim loại: Fe, Cu, Ag. Để tách nhanh Ag ra khỏi X mà không làm thay đổi khối lượng các chất cần dùng hóa chất nào?
A. dung dịch AgNO3 dư
B. dung dịch FeCl3 dư
C. dung dịch HNO3 dư
D. dung dịch HCl đặc
- Câu 17 : Thực hiện các thí nghiệm sau:I. Cho kim loại Na tác dụng với dung dịch H2SO4 dư
A. II, III, VI
B. II, V, VI
C. I, II, III
D. I, IV, V
- Câu 18 : Thả từ từ 27,40 gam Ba vào 100 gam dung dịch H2SO4 9,80%, sau phản ứng kết thúc thu được m gam kết tủa, dung dịch B và khí D. Nồng độ phần trăm của chất tan có trong dung dịch B là
A. 16,44%.
B. 13,42%.
C. 16,52%.
D. 16,49%.
- Câu 19 : Có 4 lọ dung dịch riêng biệt X, Y, Z và T chứa các chất khác nhau trong số bốn chất: (NH4)2CO3,KHCO3,NaNO3, NH4NO3 . Bằng cách dùng dung dịch Ca(OH)2 cho lần lượt vào từng dung dịch, thu được kết quả sau Nhận xét nào sau đây đúng?
A. Z là dung dịch NH4NO3
B. Y là dung dịch KHCO3
C. T là dung dịch (NH4)2CO3
D. X là dung dịch NaNO3
- Câu 20 : Để tạo thành thủy tinh hữu cơ (plexiglat), người ta tiến hành trùng hợp monome nào sau đây
A. CH2=C(CH3)−COOCH3
B. CH3−COO−C(CH3)=CH2
C. CH3−COO−CH=CH2
D. CH2=CH−CH=CH2
- Câu 21 : Cho hình vẽ mô tả quá trình xác định C và H trong hợp chất hữu cơ. Hãy cho biết hiện tượng xảy ra trong ống nghiệm chứa Ca(OH)2?
A. Có kết tủa trắng xuất hiện
B. Có kết tủa đen xuất hiện
C. Dung dịch chuyển sang màu vàng
D. Dung dịch chuyển sang màu xanh
- Câu 22 : Trộn 100 ml dung dịch HCl 0,12 M với 100 ml dung dịch NaOH 0,1 M thu được dung dịch X. Nếu sự pha trộn không làm thay đổi thể tích các dung dịch, thì pH của dung dịch X là:
A. 10
B. 1
C. 7
D. 2
- Câu 23 : Cho dãy chuyển hóa sau: Các chất X, Y lần lượt là
A. Cl2,KOH
B. HCl, NaOH
C. Cl2,KCl
D. HCl, KOH
- Câu 24 : Cacbohidrat X có đặc điểm- Có thể tham gia phản ứng thủy phân trong môi trường axit
A. Tinh bột
B. Xenlulozơ
C. Saccarozơ
D. Glucozơ
- Câu 25 : Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng khi trộn các dung dịch với nhau?
A. NaNO3+K2SO4
B. Ca(OH)2+NH4Cl
C. NaOH+FeCl3
D. AgNO3+HCl
- Câu 26 : Sản phẩm của phản ứng nhiệt phân hoàn toàn KNO3 là
A. KNO2,O2
B. K,NO,O2
C. K,NO2,O2
D. K2O,NO2,O2
- Câu 27 : Khi nói về peptit và protein, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Tất cả các peptit và protein đều có phản ứng màu biure với Cu(OH)2
B. Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị amino axit được gọi là liên kết peptit.
C. Oligopeptit là các peptit có từ 2 đến 10 liên kết peptit
D. Thủy phân hoàn toàn protein thu được các α− amino axit.
- Câu 28 : Trước đây người ta hay sử dụng chất này để làm bánh phở trắng và dai hơn, tuy nhiên nó rất độc với cơ thể nên hiện nay đã bị cấm sử dụng. Chất đó là
A. axeton
B. fomon
C. axetanđehit
D. băng phiến
- Câu 29 : Este X có CTPT C4H8O2 . Biết
A. 36 gam
B. 20 gam
C. 41 gam
D. 18 gam
- Câu 30 : Đun 12 gam axit axetic với 13,8 gam ancol etylic (có xúc tác H2SO4), thu được 11 gam este. Hiệu suất quá trình este hóa là:
A. 70%
B. 75%
C. 60%
D. 62,5%
- Câu 31 : Hỗn hợp A gồm vinyl fomat, etyl axetat và propyl fomat. Đốt cháy 3,07 gam A thu được 2,07 gam H2O . Thành phần % về khối lượng etyl fomat trong X là
A. 69,09%
B. 25,00%
C. 75,00%
D. 27,92%
- Câu 32 : Khi cho 2,3,4 – trimetylpentan tác dụng với Cl2 (có chiếu sáng) theo tỉ lệ mol 1: 1 thì có thể tạo thành tối đa bao nhiêu dẫn xuất monoclo?
A. 5
B. 2
C. 3
D. 4
- Câu 33 : Tên gọi của este có công thức phân tử C4H8O2, tham gia phản ứng tráng bạc là: (1) Etylfomat; (2) metylaxetat, (3) propylfomat, (4) isopropylfomat, (5) etylaxetat.
A. (2), (3), (4)
B. (1), (3), (5)
C. (3), (4)
D. (1), (3), (4)
- Câu 34 : Cho 0,1 mol ancol X phản ứng hết với Na dư thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Số nhóm chức -OH của ancol X là
A. 1
B. 2
C. 4
D. 3
- Câu 35 : Hợp chất A có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc và phản ứng với dung dịch NaOH. Thành phần phần trăm khối lượng các nguyên tố trong A là: 68,852% C; 4,918%H, còn lại là phần trăm oxi. Tỉ khối hơi của A so với Heli nhỏ hơn 50.Cho 14,64 gam hỗn hợp B gồm tất cả các đồng phân cấu tạo của A thỏa mãn dữ kiện đề bài, có số mol bằng nhau tác dụng hết với dung dịch NaOH vừa đủ. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được bao nhiêu m gam chất rắn khan. Giá trị gần nhất của m là
A. 20
B. 19
C. 18
D. 21
- Câu 36 : Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp Al và Al2O3 trong 100ml dung dịch HCl nồng độ a mol/lit, thu được dung dịch X. Cho từ từ dung dịch NaOH 1M vào dung dịch X, lượng kết tủa Al(OH)3 (m gam) phụ thuộc vào thể tích dung dịch NaOH (V ml) được biểu diện bằng đồ thị cho dưới đây.
A. 1,0
B. 4,0
C. 2,0
D. 3,0
- Câu 37 : Nung hỗn hợp bột gồm 22,8 gam Cr2O3 và m gam Al ở nhiệt độ cao. Sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được 34,95 gam hỗn hợp chất rắn X. Cho toàn bộ hỗn hợp X phản ứng với axit HCl (dư) thoát ra V lít khí H2 (ở đktc). Giá trị của V là
A. 11,2
B. 15,12
C. 8,4
D. 11,76
- Câu 38 : X là hỗn hợp chứa 1 axit, 1 ancol, 1 andehit đều đơn chức, mạch hở có khả năng tác dụng với Br2 trong CCl4 và đều có ít hơn 4 nguyên tử C trong phân tử. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X cần 0,35 mol O2. Mặt khác, cho 0,1 mol X vào dung dịch NaOH dư thì thấy có 0,02 mol NaOH phản ứng. Nếu cho 14,8 gam X vào dung dịch nước Br2 dư thì số mol Br2 phản ứng là
A. 0,65
B. 0,50
C. 0,40
D. 0,35
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein