Trắc nghiệm sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề xây d...
- Câu 1 : Bản bê tông mặt cầu của cầu dầm thép liên hợp bản BTCT có chiều dày bằng 1/12 khoảng cách s giữa hai dầm chủ, khẩu độ tính toán L= 10s. Hãy cho biết chiều rộng hữu hiệu bản bê tông của dầm nằm bên trong kết cấu nhịp nhận giá trị nào trong trong số những đại lượng sau?
A. 12 lần chiều dày của bản cộng với ½ chiều rộng bản cánh dầm thép.
B. Bằng khoảng cách sgiữa các dầm.
C. Bằng 1/4L.
D. 12 lần chiều dày bản cộng với chiều rộng bản cánh dầm thép.
- Câu 2 : Những tải trọng theo phương dọc cầu tác dụng lên lên những trụ nằm trong phạm vi nhịp thông thuyền gồm những loại nào?
A. Lực hãm xe BR, lực ma sát FR, gió WL+WS và lực va tầu CV.
B. Lực hãm xe BR, lực ma sát , lực gió (dọc) WL+WS và 50% lực va tầu CV.
C. Lực hãm xe BR, lực ma sát FR, gió WL+WS.
D. Lực hãm xe BR và lực va tầu CV.
- Câu 3 : Hãy cho biết nguyên lý xác định vị trí trục trung hòa của mặt cắt dầm BTCT hoặc bê tông ứng suất trước chịu uốn?
A. Xác định theo nguyên lý hình học tìm trọng tâm tiết diện nguyên của bê tông
B. Xác định theo nguyên lý hình học tìm trọng tâm tiết diện tính đổi từ cốt thép sang bê tông
C. Từ phương trình cân bằng các thành phần lực trong các loại cốt thép và hợp lực của khối ứng suất vùng bê tông chịu nén
D. Dựa vào tỉ lệ giữa chiều cao vùng chịu nén của bê tông và chiều cao có hiệu của tiết diện x/h0 ứng với hàm lượng cốt thép tối đa
- Câu 4 : Khả năng chống nứt của dầm bê tông chịu uốn được thiết kế dựa trên tiêu chí nào?
A. Khống chế ứng suất kéo trong bê tông đối với dầm BTCT thường.
B. Không cho xuất hiện ứng suất kéo trong bê tông đối với dầm bê tông ứng suất trước.
C. Khống chế ứng suất kéo trong cốt thép thường fsa ≤ 0,6fy.
D. Khống chế độ mở rộng vết nứt.
- Câu 5 : Để tính độ võng và độ vồng của dầm bê tông chịu uốn, độ cứng của dầm được xem xét như thế nào?
A. Độ cứng của của tiết diện nguyên: EcIg
B. Độ cứng của tiết diện tính đổi: EcItd
C. Độ cứng của tiết diện nguyên không đàn hồi: 0,85EcIg
D. Độ cứng của mặt cắt có hiệu: EcIe (trong đó Ie ≤ Ig)
- Câu 6 : Hãy cho biết tỉ lệ giữa chiều dài nhịp biên và chiều dài nhịp chính của cầu dầm liên tục thi công theo công nghệ đúc hẫng cân bằng?
A. 0,80
B. 0,75
C. 0,70
D. 0,65
- Câu 7 : Sức kháng cắt danh định của dầm bê tông cốt thép và bê tông ứng suất trước bao gồm những thành phần nào?
A. Sức kháng cắt của bê tông Vc, của cốt thép đai thường Vs và cốt thép đai dự ứng lực Vp.
B. Sức kháng cắt của bê tông Vc, của cốt đai thường Vs và của cốt dự ứng lực kéo xiên Vp.
C. Sức kháng cắt của bê tông Vc, của cốt đai thường nằm trong phạm vi vết nứt xiên góc θ0 và phân lực thẳng đứng của cốt thép dự ứng lực kéo xiên Vp.
D. Trị số nhỏ nhất của: Vc phụ thuộc β+Vs trong vết nứt xiên θ0 + Vp và Vc không phụ thuộc β + Vp.
- Câu 8 : Trên đường cong bề rộng mặt nền đường được nới rộng về phía nào?
A. Lưng đường cong
B. Bụng đường cong
C. Nới đều sang cả hai bên lưng và bụng đường cong
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
- Câu 9 : Năng lực vận chuyển của một tuyến, đoạn tuyến đường sắt là:
A. Khả năng vận chuyển được khối lượng hàng hóa
B. Số lượng đôi tàu thông qua trong một ngày đêm
C. Khả năng vận chuyển được khối lượng hàng hóa và hành khách quy đổi
D. Đáp án b hoặc đáp án c tùy theo khổ đường và cấp đường
- Câu 10 : Tốc độ thiết kế của tuyến đường sắt là trị số tốc độ:
A. Lớn nhất của đầu máy khai thác trên tuyến đường
B. Áp dụng trong tính toán, thiết kế, xây lắp các cấu trúc thành phần của tuyến đường sắt
C. Mà phương tiện giao thông đường sắt không được phép chạy quá
D. Cả đáp án b và đáp án c
- Câu 11 : Bề rộng mặt nền đường sắt được nới rộng trong trường hợp nào?
A. Trong phạm vi đường cong
B. Phạm vi trên cầu, trong hầm
C. Trong ga
D. Tất cả các đáp án trên
- Câu 12 : Tiêu chuẩn kỹ thuật của các cấp đường sắt trên đường sắt lồng khổ 1435 mm với khổ 1000 mm là tiêu chuẩn nào?
A. Tiêu chuẩn riêng dành cho đường sắt lồng
B. Tiêu chuẩn kỹ thuật của cấp tương ứng của đường sắt khổ 1000 mm
C. Tiêu chuẩn kỹ thuật của cấp tương ứng của đường sắt khổ 1435 mm
D. Tiêu chuẩn kỹ thuật của đường có số lượng tàu khai thác nhiều hơn
- Câu 13 : Trường hợp nào cần phải đặt ray hộ bánh?
A. Khi cầu có mặt cầu trần dài trên 5,0 m ; mặt cầu có ba lát dài trên 10 m
B. Cầu trên đường cong có bán kính dưới 500 m
C. Khi chiều cao nền đắp lớn hơn 5 m
D. Cả đáp án a và đáp án b
- Câu 14 : Trên mặt cầu dùng chung với đường bộ có cần thiết phải đặt ray hộ bánh hay không? Nếu có thì khoảng cách giữa má ray hộ bánh và má ray chính (δ) là bao nhiêu?
A. Không cần thiết
B. Cần thiết khi đường cong có bán kính dưới 500 m và δ = 60 – 70 mm
C. Cần thiết phải đặt và δ = 50 mm
D. Cần thiết phải đặt và δ = 60 – 70 mm
- Câu 15 : Trường hợp nào cần phải kiểm toán để thiết kế đường lánh nạn đảm bảo an toàn chạy tàu?
A. Khi tàu xuống dốc lớn và dài
B. Ở trước ga có tổ chức tàu chạy suốt
C. Trên đường cong có bán kính nhỏ hơn 300 m
D. Khi tàu chạy trên đoạn dốc có chênh cao từ đỉnh dốc tới chân dốc lớn hơn 10 m
- Câu 16 : Dọc đường sắt phải đặt các loại biển, mốc nào sau đây?
A. Cọc km, cọc 100 m, cọc đường cong (NĐ,TĐ,NC,TC), cọc cao độ, cọc phương hướng
B. Biển đổi dốc, biển cầu, biển hầm, mốc giới hạn quản lý, biển giới hạn ga
C. Biển tốc độ kỹ thuật, biển giảm tốc độ, biển hãm, biển kéo còi, mốc tránh va chạm
D. Cả 3 đáp án trên
- Câu 17 : Mốc tránh va chạm phải đặt giữa hai đường gần nhau về phía ghi, tại chỗ khoảng cách giữa tim hai đường là bao nhiêu?
A. 3,50 m đối với cả đường 1000 mm, đường 1435 mm và đường lồng
B. 4,00 m đối với cả đường 1000 mm, đường 1435 mm và đường lồng
C. 3,50 m đối với đường 1000 mm ; 4,00 m đối với đường 1435 mm và đường lồng
D. 3,30 m đối với đường 1000 mm ; 3,60 m đối với đường 1435 mm và đường lồng
- Câu 18 : Chiều cao ke khách (từ mặt ray đến mặt ke) loại cao được quy định là bao nhiêu?
A. 1050 mm đối với cả đường khổ 1000 mm và khổ 1435 mm
B. 1100 mm đối với cả đường khổ 1000 mm và khổ 1435 mm
C. 1100 mm cho khổ đường 1000 mm và 1050 mm cho khổ đường 1435 mm
D. 1050 mm cho khổ đường 1000 mm và 1100 mm cho khổ đường 1435 mm
- Câu 19 : Điểm phân giới của đường sắt bao gồm những loại nào sau đây?
A. Trạm hành khách, trạm hàng hóa
B. Ga, trạm đóng đường
C. Cột tín hiệu đèn màu thông qua của khu gian đóng đường tự động
D. Cả đáp án b và đáp án c
- Câu 20 : Đường đón gửi tàu và đường dồn thuộc loại nào trong các loại nào sau đây?
A. Đường chính
B. Đường ga
C. Đường đặc biệt
D. Cả đáp án b và đáp án c
- Câu 21 : Trong điều kiện thông thường đối với tuyến đường sắt đô thị, trên đường cong có bố trí hoãn hòa thì yêu cầu chiều dài đường cong tròn còn lại tối thiểu có bắt buộc hay không?
A. Bắt buộc
B. Không bắt buộc
C. Tùy theo bán kính đường cong
D. Tùy theo góc chuyển hướng của đường cong
- Câu 22 : Trong điều kiện thông thường trên tuyến đường sắt đô thị, có cần thiết phải bố trí đoạn thẳng đệm giữa các đường cong liên tiếp hay không?
A. Không cần thiết
B. Cần thiết
C. Cần thiết khi 2 đường cong cùng chiều và không cần thiết khi 2 đường cong trái chiều
D. Tùy theo sự chênh lệch bán kính của 2 đường cong
- Câu 23 : Yêu cầu về chiều dài ke ga thiết kế trên tuyến đường sắt đô thị?
A. Phải lớn hơn chiều dài của đoàn tàu lớn nhất chạy trên tuyến đó
B. Phải lớn hơn hoặc bằng chiều dài của đoàn tàu ngắn nhất cộng với 10m
C. Căn cứ theo số lượng hành khách lớn nhất vào giờ cao điểm
D. Phụ thuộc vào mật độ chạy tàu trên tuyến
- Câu 24 : Kết cấu kiến trúc tầng trên đường sắt đô thị bao gồm những loại nào?
A. Kiến trúc tầng trên có đá ba lát
B. Kiến trúc tầng trên có ray liên kết trực tiếp với tà vẹt đặt trên nền bê tông
C. Kiến trúc tầng trên dùng tấm bê tông (thay cho lớp đá ba lát)
D. Cả ba đáp án trên
- - Bộ câu hỏi Nhanh như chớp !!
- - Trắc nghiệm lý thuyết bằng lái xe máy A1 - Đề số 1 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm môn luật đất đai - Đề số 1 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm môn luật đất đai - Đề số 2 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm ngữ pháp Tiếng Anh tìm lỗi sai - Đề số 1 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm môn luật đất đai - Đề số 3 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm môn luật đất đai - Đề số 4 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm lý thuyết bằng lái xe máy A1 - Đề số 2
- - Trắc nghiệm lý thuyết bằng lái xe máy A1 - Đề số 3
- - Trắc nghiệm lý thuyết bằng lái xe máy A1 - Đề số 4