Đề thi thử THPT Quốc Gia môn hóa học trường THPT C...
- Câu 1 : Cho dãy các kim loại: Al, Cu, Fe, Ag. Số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng là:
A 1
B 4
C 2
D 3
- Câu 2 : Cho các phát biểu sau:(a) Polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng(b) Ở điều kiện thường, anilin là chất rắn(c) Tinh bột thuộc loại polisaccarit(d) Thủy phân hoàn toàn anbumin của lòng trắng trứng thu được α – amino axit(e) Ở điều kiện thích hợp triolein tham gia phản ứng cộng hidroSố phát biểu đúng là
A 3
B 2
C 5
D 4
- Câu 3 : phản ứng nào sau đây không phải là phản ứng oxi hóa – khử
A 4Fe(OH)2 + O2 → 2Fe2O3 + 4H2O
B 2KClO3 → 2KCl + 3O2
C 2NaOH + Cl2 → NaCl + NaClO + H2O
D
CaCO3 → CaO + CO2
- Câu 4 : Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm xenlulozo, tinh bột, glucozo và saccarozo cần 2,52 lít O2 (đktc) thu được 1,8g nước. Giá trị của m là:
A 3,15
B 3,6
C 5,25
D 6,20
- Câu 5 : Cho dãy các chất CH≡C-CH = CH2,CH3COOH, CH2=CH-CH2OH, CH3COOCH=CH2, CH2=CH2. Số các chất trong dãy làm mất màu dd brom là:
A 3
B 4
C 2
D 5
- Câu 6 : Cho 0,78g kim loại kiềm M tác dung hết với nước thu được 0,01 mol khí H2. Kim loại M là:
A Li
B Na
C K
D Rb
- Câu 7 : Polime X là chất rắn trong suốt, có khả năng cho ánh sáng truyền qua tốt nên được dùng chế tạo thủy tinh hữu cơ plexiglas. Tên gọi X là:
A Polietilen
B poliacrilonnitrin
C poli (vinyl clorua)
D poli (metyl metacrylat)
- Câu 8 : Cho dãy các chất: H2NCH(CH3)COOH, C6H5OH, CH3COOC2H5, C2H5OH. CH3NH3Cl. Số chất trong dãy phản ứng với dd KOH đun nóng là: Trừ C2H5OHĐáp án B
A 5
B 4
C 2
D 3
- Câu 9 : Đun 3g CH3COOH với C2H5OH dư (Xúc tác H2SO4 đặc) thu được 2,2 g CH3COOC2H5. Hiệu suất phản ứng este hóa tính theo axit là:
A 25%
B 36,7%
C 50%
D 20,75%
- Câu 10 : Cho 500ml dung dịch glucozo phản ứng hoàn toàn với lượng dư AgNO3 trong NH3 thu được 10,8 g Ag. Nồng độ của dung dịch glucozo đã dùng là:
A 0,02M
B 0,10M
C 0,20M
D 0,01M
- Câu 11 : Cho các phát biểu sau:(a) Các oxit của kim loại kiềm thổ phản ứng với CO khi đun nóng tạo thành kim loại(b)Các kim loại Ca, Fe, Al và Na chỉ điều chế được bằng phương pháp điện phân nóng chảy(c) Các kim loại Mg, K và Fe đều khử được ion Ag+ trong dung dịch thành Ag(d) Cho Mg vào dung dịch FeCl3 dư không thu được FeSố phát biểu đúng là:
A 3
B 1
C 2
D 4
- Câu 12 : Peptit nào sau đây không có phản ứng màu biure
A ala – gly
B gly – ala – gly
C ala – ala – gly – gly
D ala – gly – gly
- Câu 13 : Hòa tan hoàn toàn 13,8g hỗn hợp X gồm Al, Fe vào dung dịch H2SO4 loãng thu được 10,08 lít khí (đktc). Phần trăm về khối lượng của Al trong X là:
A 58,7%
B 39,13%
C 20,24%
D 76.91%
- Câu 14 : Ba dung dịch X, Y, Z thỏa mãn các điều kiện sau:- Z tác dụng với Y thì có kết tủa xuất hiện,- Y tác dụng với X thì có kết tủa xuất hiện- X tác dụng với Z thì có khí thoát raX, Y, Z lần lượt là:
A Al2(SO4)3, BaCl2, Na2SO4
B FeCl2, Ba(OH)2, AgNO3
C NaHSO4, BaCl2, Na2CO3
D NaHCO3, NaHSO4, BaCl2
- Câu 15 : Etyl axetat có công thức hóa học là:
A HCOOCH3
B HCOOC2H5
C CH3COOC2H5
D CH3COOCH3
- Câu 16 : Thí nghiệm nào sau đây không có sự hòa tan chất rắn
A Cho Cr(OH)3 vào dd HCl
B Cho Cr vào dd H2SO4 loãng nóng
C Cho CrO3 vào H2O
D Cho Cr vào dd H2SO4 đặc nguội
- Câu 17 : Hỗn hợp X gồm 3 este đơn chức, tạo thành từ một ancol Y với 3 axit cacboxylic (phân tử chỉ có nhóm - COOH) trong đó có 2 axit no là đồng đẳng kế tiếp nhau và một axit không no (có đồng phân hình học, chứa một liên kết đôi C=C trong phân tử). Thủy phân hoàn toàn 5,88g X bằng dd NaOH thu được hỗn hợp muối và m gam ancol Y. Cho m gam Y vào bình đựng Na dư, sau phản ứng thu được 896ml khí (đktc) và khối lượng bình tăng 2,48 gam. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn
A 29,25%
B 49,82%
C 38,76%
D 34,01%
- Câu 18 : Tiến hành các thí nghiệm sau:(a) Cho Mg vào dd Fe2(SO4)3 dư(b)sục khí Cl2 vào dd FeCl2(c)Dẫn khí H2 dư qua bột CuO nung nóng(d)Cho Na vào dd CuSO4 dư(e)Nhiệt phân AgNO3(g)Đốt FeS2 trong không khí(h)Điện phân dd CuSO4 với điện cực trơSau khi kết thúc phản ứng số thí nghiệm thu được kim loại là
A 3
B 2
C 4
D 5
- Câu 19 : Nung m gam hỗn hợp X gồm FeCO3, Fe(NO3)2 trong bình chân không thu được chất rắn duy nhất là Fe2O3 và 0,45 mol hh khí gồm NO2 và CO2. Mặt khác cho m gam X phản ứng với dung dịch H2SO4 (loãng, dư) thu được V lít (đktc) hỗn hợp khí gồm CO2 và NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là:
A 6,72
B 4,48
C 3,36
D 5,6
- Câu 20 : Cho các phát biểu sau(a) Có thể dùng nước brom phân biệt glucozo và fructozo(b) trong môi trường axit, glucozo và fructozo có thể chuyển hóa lẫn nhau(c) Có thể phân biệt glucozo và fructozo bằng phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3(d) Trong dung dịch, glucozo và fructozo đều hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường cho dung dịch màu xanh lam(e) Trong dung dịch, glucozo tồn tại chủ yếu ở dạng mạch hở(g) Trong dung dịch, glucozo tồn tại chủ yếu ở dạng mạch vòng 6 cạnh (dang α và β)Số phát biểu đúng là:
A 5
B 4
C 2
D 3
- Câu 21 : Cho n mol sắt tác dụng với n mol khí clo thu được hỗn hợp chất rắn X. Cho X vào nước, thu được dd Y. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Dung dịch Y không tác dụng với chất nào sau đây
A Cu
B Cl2
C NaOH
D AgNO3
- Câu 22 : Đun nóng 48,2g hỗn hợp X gồm KMnO4 và KClO3 sau một thời gian thu được 43,4g hỗn hợp chất rắn Y. Cho Y tác dụng hoàn toàn với dd HCl đặc, sau phản ứng thu được 15,12 lít khí Cl2 (đktc) và dung dịch gồm MnCl2, KCl và HCl dư. Số mol HCl phản ứng là:
A 1,9
B 1,8
C 2,4
D 2,1
- Câu 23 : Nung 7,84 gam Fe trong không khí, sau một thời gian thu được 10,24 gam hỗn hợp chất rắn X. Cho X phản ứng hết với dung dịch HNO3 (loãng, dư) thu được V ml khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị của V là:
A 2688
B 896
C 3136
D 2240
- Câu 24 : Amino axit X chứa một nhóm –NH2 và một nhóm – COOH trong phân tử. Y là este của X với ancol đơn chức, MY = 89. Công thức của X, Y lần lượt là:
A H2N – CH2 – COOH, H2N – CH2 – COOCH3
B H2N –[CH2]2-COOH, H2N-[CH2]2-COOC2H5
C H2N – [CH2]2-COOH, H2N – [CH2]-CH3
D H2N – CH2 – COOH, H2N – CH2COOC2H5
- Câu 25 : Cho các sơ đồ phản ứng sau(1) C8H14O4 + NaOH → X1 + X2 + H2O(2) X1 + H2SO4 → X3 + Na2SO4(3)X3 + X4 → Nilon – 6,6 + H2OPhát biểu nào sau đây đúng?
A Các chất X2, X3, X4 đều có mạch cacbon không phân nhánh
B Nhiệt độ sôi của X2 cao hơn axit axetic
C Dung dịch X4 có thể làm quì tím chuyển màu hồng
D Nhiệt độ nóng chảy X3 cao hơn X1
- Câu 26 : Cho 0,7 mol hỗn hợp T gồm 2 peptit mạch hở X (x mol) và Y (y mol) đều tạo bởi glyxin và alanin. Đun nóng 0,7 mol T trong lượng dư dung dịch NaOH thì có 3,8mol NaOH phản ứng và thu được dung dịch chứa m gam muối. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn x mol X hoặc y mol Y thì đều thu được cùng số mol CO2. Biết tổng số nguyên tử oxi trong 2 phân tử X và Y là 13, trong X và Y đều có số liên kết peptit nhỏ hơn 4. Giá trị của m là:
A 396,6
B 340,8
C 399,4
D 409,2
- Câu 27 : Đốt cháy hoàn toàn m gam triglixerit X cần vừa đủ 4,83 mol O2 thu được 3,42 mol CO2 và 3,18 mol H2O. Mặt khác, cho m gam X phản ứng vừa đủ với dd NaOH thu được m1 gam muối. Giá trị của m1 là:
A 54,84
B 53,16
C 57,12
D 60,36
- Câu 28 : Hỗn hợp X gồm Mg (0,1 mol), Al (0,04 mol) và Zn (0,15 mol). Cho X tác dụng với dd HNO3 loãng dư, sau phản ứng khối lượng dung dịch tăng 13,23 gam. Số mol HNO3 tham gia phản ứng là
A 0,6975
B 1,2400
C 0,6200
D 0,7750
- Câu 29 : Cho bột Fe vào dung dịch hỗn hợp NaNO3 và HCl đến khi các phản ứng kết thúc thu được dung dịch X, hỗn hợp khí NO, H2 và chất rắn không tan. Các muối trong dung dịch X là:
A FeCl2, Fe(NO3)2, NaCl. NaNO3
B Fe(NO3)3, FeCl3, NaNO3, NaCl
C FeCl3, NaCl
D FeCl2, NaCl
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein