Bài tập Crom - Sắt - Đồng có lời giải chi tiết !!
- Câu 1 : Hòa tan hoàn toàn 12,9 gam hỗn hợp Cu, Zn bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được sản phẩm khử là 3,136 lít SO2 (đktc) và 0,64 gam lưu huỳnh. Phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu là
A. 45,54% Cu; 54 46% Zn.
B. 49,61% Cu; 50,39% Zn.
C. 50,15% Cu; 49,85% Zn.
D. 51,08% Cu; 48,92% Zn.
- Câu 2 : Hòa tan Fe3O4 trong lượng dư dung dịch H2SO4 loãng thu được dung dịch X. Dung dịch X tác dụng được với bao nhiêu chất trong số các chất sau: Cu, NaOH, Br2, AgNO3, KMnO4, MgSO4, Mg(NO3)2, Al?
A. 4.
B. 5.
C. 6.
D. 7.
- Câu 3 : Cho m gam hỗn hợp X gồm Fe2O3, CuO, MgO, FeO và Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được 3,36 lít khí SO2 (đktc). Mặt khác nung m gam hỗn hợp X với khí CO dư thu được chất rắn Y và hỗn hợp khí Z. Cho Z vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 35 gam kết tủa. Cho chất rắn Y vào dung dịch HNO3 đặc, nóng, dư thu được V lít khí NO2 (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Giá trị của V là
A.11,2.
B. 22,4.
C. 44,8.
D. 33.6.
- Câu 4 : Cho 8(g) bột Cu vào 200ml dung dịch AgNO3, sau 1 thời gian phản ứng lọc được dung dịch A và 9,52(g) chất rắn. Cho tiếp 8 (g) bột Pb vào dung dịch A, phản ứng xong lọc tách được dung dịch B chỉ chứa 1 muối duy nhất và 6,705(g) chất rắn. Nồng độ mol/l của AgNO3 ban đầu là
A. 0,20M.
B. 0,25M.
C. 0,35M.
D. 0,1M.
- Câu 5 : Chia 156,8 gam hỗn hợp A gồm FeO, Fe3O4, Fe2O3 thành hai phần bằng nhau. Cho phần thứ nhất tác dụng hết với dung dịch HCl dư được 155,4 gam muối khan. Phần thứ hai tác dụng vừa đủ với dung dịch B là hỗn họp HCl, H2SO4 loãng thu được 167,9 gam muối khan. Số mol của HCl trong dung dịch B là
A. 1,75 mol
B. 1,50 mol
C. 1,80 mol
D. 1,00 mol
- Câu 6 : Hỗn hợp X gồm Zn, Fe, Cu. Cho 18,5 gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 4,48 lit H2(đktc). Mặt khác cho 0,15 mol hỗn hợp X phản ứng vừa đủ với 3,92 lít khí Cl2 (đktc). Số mol Fe có trong 18,5 gam hỗn hợp X là
A. 0,12 mol
B. 0,15 mol
C. 0,1 mol
D. 0,08 mol
- Câu 7 : Nung nóng m gam hỗn hợp gồm Al và CuO trong điều kiện không có không khí. Cho chất rắn sau phản ứng vào dung dịch NaOH (dư) thu được 672 ml khí H2 và chất rắn X. Hoà tan hết X trong dung dịch HNO3 loãng (dư) thấy có 448 ml khí NO (các phản ứng xảy ra hoàn toàn và các thể tích khí đo ở đktc. m là
A. 2,94
B. 3,48
C. 34,80
D. 29,40
- Câu 8 : Chia 38,1 gam FeCl2 thành 2 phần, phần 2 có khối lượng gấp 3 lần phần 1. Đem phần 1 phản ứng hết với dung dịch KMnO4 dư, trong môi trường H2SO4 loãng, dư, thu lấy khí thoát ra. Đem toàn bộ khí này phản ứng hết với phần 2, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 29,640.
B. 28,575.
C. 24,375.
D. 33,900.
- Câu 9 : Cho 35,48 gam hỗn hợp X gồm Cu và FeCO3 vào dung dịch HNO3 loãng, đun nóng và khuấy đều. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được NO; 0,03 mol khí CO2; dung dịch Y và 21,44 gam kim loại. Cô cạn dung dịch Y thu được khối lượng chất rắn khan là
A. 38,82 g
B. 36,24 g
C. 36,42 g
D. 38,28 g
- Câu 10 : Hòa tan hoàn toàn 80 gam hỗn họp X gồm CuSO4, FeSO4 và Fe2(SO4)3 trong đó S chiếm 22,5% về khối lượng trong nước được dung dịch X. Thêm NaOH dư vào X, lọc kết tủa đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn Y, thổi CO dư qua Y thu được hỗn hợp rắn Z. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng của Z là
A. 30g
B. 40g
C. 26g
D. 36g
- Câu 11 : Cho m gam hỗn hợp B gồm CuO, Na2O, Al2O3 hoà tan hết vào nước thu được 400ml dung dịch D chỉ chứa một chất tan duy nhất có nồng độ 0,5M và chất rắn G chi gồm một chất. Lọc tách G, cho luồng khí H2 dư qua G nung nóng thu được chất rắn F. Hoà tan hết F trong dung dịch HNO3 thu được 0,448 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm NO2 và NO có tỉ khối so với oxi bằng 1,0625. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính m.
A. 18g
B. 26g
C. 34,8g
D. 18,4g
- Câu 12 : Cho 300 ml dung dịch AgNO3 vào 200 ml dd Fe(NO3)2 sau khi phản ứng kết thúc thu được 19,44 gam chất rắn và dd X trong đó số mol của Fe(NO3)3 gấp đôi số mol của Fe(NO3)2 còn dư. Dung dịch X có thể tác dụng tối đa bao nhiêu gam hỗn hợp bột kim loại gồm Al và Mg có tỉ lệ số mol tưong ứng là 1: 3?
A. 11,88 g.
B. 7,92 g.
C. 8,91 g.
D. 5,94 g.
- Câu 13 : Hỗn hợp A gồm CuSO4, FeSO4, Fe2(SO4)3 có % khối lượng của S là 22%. Lấy 100 gam hỗn hợp A hoà tan trong nước, thêm dd NaOH dư, kết tủa thu được đem nung ngoài không khí tới khối lượng không đổi. Lượng oxit sinh ra đem khử hoàn toàn bằng CO thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 36 g
B. 40 g
C. 38 g
D. 34 g
- Câu 14 : Cho a gam Cu, Fe vào dung dịch chứa b mol H2SO4 đặc, nóng thu được khí SO2 và dung dịch chứa 3 muối có khối lượng là m gam. Cho biết mối liên hệ giữa m và a, b
A. m = a + 24b
B. m = a + 96b
C. m = a + 72b
D. m = a + 48b
- Câu 15 : Cho 52 gam hỗn hợp X gồm Ni, Cr, Sn (trong đó số mol Cr gấp 2 lần số mol Ni) tác dụng hết với lượng dư dung dịch HC1 loãng, nóng thu được dung dịch Y và 13,44 khí H2 (đktc). Nếu cho 52 gam hỗn hợp X tác dụng hoàn toàn với O2 (dư) để tạo hỗn hợp 3 oxit thì thể tích khí O2 (đktc) phản ứng là
A. 11,2 lít.
B. 6,72 lít.
C. 10,08 lít.
D. 7,84 lít.
- Câu 16 : Chia 31,2 gam hỗn hợp X gồm Cr, Zn, Ni, Al thành hai phần bằng nhau. Hoà tan hết phần 1 trong một lượng dư dung dịch HCl loãng, nóng thu được 7,28 lít H2(đktc). Cho phần 2 tác dụng với khí Cl2(dư) đốt nóng thu được 42,225 gam muối clorua. Phần trăm khối lượng của Cr trong hỗn hợp X là
A. 26,04 %
B. 66,67%
C. 33,33%
D. 39,07%
- Câu 17 : Chia 30,4 gam hỗn hợp gồm Fe và Cu thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng hết với dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư) thu được 6,72 lít SO2 (sản phẩm khử duy nhất, đktc). Hòa tan phần 2 trong 500ml dung dịch AgNO31M, kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y. Nồng độ mol của Fe(NO3)2 trong dung dịch Y (coi thể tích dung dịch không thay đổi trong quá trình phản ứng) là
A. 0,181M
B. 0,363M
C. 0,182M
D. 0,091M
- Câu 18 : Đun nóng 50,4 gam (NH4)2Cr2O7 trong một thời gian thấy khối lượng chất rắn thu được là 40,4 gam. Hiệu suất của phản ứng xảy ra là
A. 60%.
B. 80%.
C. 50%.
D. 75%.
- Câu 19 : Cho 0,448 lít khí NH3 (đktc) đi qua ống sứ đựng 16 gam CuO nung nóng, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn X. Cho X vào dung dịch HNO3 đặc, nóng (dư) thu được V lít khí (đktc). Giá trị của V là
A. 8,960.
B. 0,448.
C. 0,672.
D. 1,344.
- Câu 20 : Một loại phèn có công thức K2SO4.M2(SO4)3.nH2O. Lấy 7,485 gam phèn này nung tới khối lượng không đổi thì còn lại 4,245 gam phèn khan. Mặt khác lấy 7,485 gam phèn đó hòa tan vào nước rồi cho tác dụng với BaCl2 dư thì thu được 6,99 gam kết tủa. Kim loại M và giá trị n lần lượt là
A. Cr, 24.
B. Al, 24.
C. Fe,24.
D. Al,12.
- Câu 21 : Thép không gỉ có thành phần khối lượng 74% Fe, 18% Cr, 8% Ni được dùng để chế tạo dụng cụ y tế, dụng cụ nhà bếp. Khối lượng quặng pirit chứa 60% FeS2 dùng sản xuất gang để từ đó điều chế 1,12 tấn thép không gỉ trên là bao nhiêu? (biết hiệu suất cả quá trình sản xuất là 80%, các kim loại cần thiết có sẵn).
A. 1,332 tấn.
B. 1,776 tấn.
C. 3,700 tấn.
D. 2,368 tấn.
- Câu 22 : Hỗn hợp X gồm Al, Cr và Na. Chia 16 gam X thành hai phần bằng nhau. Phần 1 tác dụng với nước dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, sinh ra 4,48 lít H2 (đktc). Cho phần 2 phản ứng với dung dịch NaOH loãng dư, kết thúc các phản ứng thu được 6,16 lít H2 (đktc). Khối lượng của Cr có trong 16 gam X là
A. 1,65 g.
B. 3,30 g.
C. 5,20 g.
D. 2,60g.
- Câu 23 : Nung m gam hỗn hợp M gồm (NH4)2CO3, CuCO3.Cu(OH)2 trong bình kín không có không khí đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn X, hỗn hợp Y (gồm khí và hơi). Cho toàn bộ lượng Y tác dụng với dung dịch HC1 dư, kết thúc phản ứng thu được 2,675 gam muối. Hoà tan hết X trong dung dịch HNO3 đặc, nóng sinh ra 13,44 lít NO2 (đktc). Giá trị của m là
A. 86,4.
B. 48,6.
C. 45,3.
D. 24,8.
- Câu 24 : Nung một lượng muối sunfua của một kim loại hóa trị không đổi trong bình chứa oxi dư thì thoát ra 5,6 lít khí X (đktc) và chất rắn Y. Chất rắn Y được nung với bột than dư tạo ra 41,4 gam kim loại. Nếu cho toàn bộ khí X đi chậm qua bột Cu dư nung nóng thì thể tích khí giảm đi 20%. Công thức của muối sunfua là
A. PbS.
B. Cu2S.
C. ZnS.
D. FeS.
- Câu 25 : Nung m gam K2Cr2O7 với S dư thu được hỗn hợp chất rắn X. Hòa tan hoàn toàn X vào nước, lọc bỏ phần không tan rồi thêm BaCl2 dư vào dung dịch thu được 18,64 gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 23,52 g
B. 24,99 g
C. 29,4g
D. 17,64 g
- Câu 26 : Hỗn hợp X gồm Cu, Fe, Mg. Nếu cho 10,88 gam X tác dụng với clo dư thì sau phản ứng thu được 28,275g hỗn hợp muối khan. Mặt khác 0,44 mol X tác dụng với dung dịch HCl dư thì thu được 5,376 lít H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của Cu trong X là:
A. 67,92%
B. 58,82%
C. 37,23%
D. 43,52%
- Câu 27 : Cho 6,85 gam Ba kim loại vào 150ml dung dịch CrSO4 0,3M trong không khí đến phản ứng hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 14,09 g
B. 10,485g
C. 3,87g
D. 14,355 g
- Câu 28 : Hòa tan m gam hỗn hợp X gồm CuCl2 và FeCl3 trong nước được dung dịch Y. Chia Y thành 2 phần bằng nhau. Phần 1: cho khí H2S dư vào được l,28g kết tủa. Phần 2: cho Na2S dư vào được 3,04g kết tủa. Giá trị của m là
A. 14,6 g
B. 8,4 g
C. 10,2 g
D. 9,2g
- Câu 29 : Để xác định hàm lượng của FeCO3 trong quặng xiđerit, người ta làm như sau: Cân 0,600 gam mẫu quặng, chế hoá nó theo một quy trình hợp lí, thu được dd FeSO4 trong môi trường H2SO4 loãng. Chuẩn độ dung dịch thu được bằng dung dịch chuẩn KMnO4 0,025M thì dùng vừa hết 25,2 ml dung dịch chuẩn.Thành phần phần trăm theo khối lượng của FeCO3 trong quặng là:
A. 12,18%
B. 60,9%
C. 24,26%
D. 36,54%
- Câu 30 : Hòa tan 1,0 gam quặng crom trong axit, oxi hóa Cr3+ thành . Sau khi đã phân hủy hết lượng dư chất oxi hóa, pha loãng dung dịch thành 100 ml. Lấy 20 ml dung dịch này cho vào 25 ml dung dịch FeSO4 trong H2SO4. Chuẩn độ lượng dư FeSO4 hết 7,50 ml dung dịch chuẩn K2Cr2O7 0,0150M. Biết rằng 25 ml dung dịch FeSO4 tương đương với 35 ml dung dịch chuẩn K2Cr2O7. Thành phần phần trăm của crom trong quặng là:
A. 10,725%.
B. 13,65%.
C. 21,45%.
D. 26%.
- Câu 31 : Cho hỗn hợp Fe, Cu tác dụng với dung dịch HNO3 loãng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch chỉ chứa một chất tan và kim loại dư. Chất tan đó là
A. Fe(NO3)3
B. HNO3
C. Fe(NO3)
D. Cu(NO3)2
- Câu 32 : Cho 18,5 gam hỗn hợp A gồm Fe, Fe3O4 tác dụng với 200ml dung dịch HNO3 a (mol/lít). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 2,24 lít khí NO duy nhất (đktc), dung dịch B và 1,46 gam kim loại.Khối lượng muối trong B là:
A. 65,34g
B. 48,6g
C. 54,92g
D. 39,5g
- Câu 33 : Cho 18,5 gam hỗn hợp A gồm Fe, Fe3O4 tác dụng với 200ml dung dịch HNO3 a (mol/lít). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 2,24 lít khí NO duy nhất (đktc), dung dịch B và 1,46 gam kim loại.Giá trị của a là
A. 3,2
B. 1,6
C. 2,4
D. 1,2
- Câu 34 : Trộn 12 gam hỗn hợp bột Cu, Fe với 8,0 gam S thu được hỗn hợp X. Nung X trong bình kín không có không khí, sau một thời gian thu được hỗn hợp Y. Hòa tan hết Y trong dung dịch HNO3 đặc, nóng, vừa đủ thu được khí NO2 và dung dịch chỉ chứa hai muối sunfat. Phần trăm khối lượng Cu trong hỗn hợp ban đầu là:
A. 61,63%
B. 63,52%
C. 53,33%
D. 55,14%
- Câu 35 : Cho 0,25 mol Fe tan vừa hết trong 0,6 mol H2SO4đặc nóng chỉ thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 50
B. 40
C. 42,8
D. 67,6
- Câu 36 : Cho 7 gam sắt vào 500ml dung dịch HNO3 0,8M, đến khi các phản ứng kết thúc thu được dung dịch X và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Cô cạn dung dịch X thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là:
A. 24,2
B. 30,25
C. 25,6
D. 22,5
- Câu 37 : Hòa tan hết 2,08 gam hỗn hợp Fe và Cu bằng dung dịch HNO3 thu được dung dịch X và 672 ml khí NO (đktc). Thêm từ từ 1,2 gam Mg vào dung dịch X đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 224ml khí NO (đktc), dung dịch Y và m gam chất rắn không tan. Biết trong các thí nghiệm trên NO là sản phẩm khử duy nhất. Giá trị của m là
A. 1,71
B. 1,52
C. 1,44
D. 0,84
- Câu 38 : Cho hỗn hợp gồm 6,96 gam Fe3O4 và 6,4 gam Cu vào 300ml dung dịch HNO3C (mol/1). Sau khi các phản ứng kết thúc thu được dung dịch X, 672ml khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất) và còn lại 1,6 gam Cu. Giá trị của C là
A. 1,2
B. 1,5
C. 0,12
D. 0,15
- Câu 39 : Để m gam phôi sắt ngoài không khí, sau một thời gian sắt bị oxi hóa thành hỗn hợp rắn X gồm 4 chất có khối lượng 27,2 gam. Hòa tan X vừa hết trong 300ml dung dịch HC1 nồng độ a mol/l thấy thoát ra 3,36 lít H2 (đktc) và dung dịch Y. Cho tiếp dung dịch HNO3 tới dư vào dung dịch Y được dung dịch Z chứa hỗn hợp FeCl3, Fe(NO3)3 , HNO3 dư và có 2,24 lít khí NO duy nhất thoát ra (đktc). Giá trị của a và m lần lượt là
A. 22,4 và 2
B. 16,8 và 3
C. 22,4 và 3
D. 16,8 và 2
- Câu 40 : Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 bằng lượng vừa đủ 300ml dung dịch HNO3 5M thu được V lít hỗn hợp khí NO2 và NO (đktc) và 96,8 gam Fe(NO3) . Giá trị của V là
A. 4,48 lít
B. 2,24 lít
C. 8,96 lít
D. 6,72 lít
- Câu 41 : Cho 6,72 gam Fe vào 400ml dung dịch HNO31M cho tới khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X. Dung dịch có thể hòa tan tối đa m gam Cu. Giá trị của m là:
A. 1,92.
B. 3,20.
C. 0,64.
D. 3,84.
- Câu 42 : Cho bột Fe vào dung dịch NaNO3 và HCl đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch A, hỗn hợp khí X gồm NO và H2 và có chất rắn không tan. Trong dung dịch A chứa các muối:
A. FeCl3, NaCl
B. Fe(NO3) , FeCl3, NaNO3, NaCl
C. FeCl2, Fe(NO3) , NaCl, NaNO3
D. FeCl2, NaCl
- Câu 43 : Cho 0,3 mol bột Cu và 0,6 mol Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa 0,9 mol H2SO4 loãng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được V lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của V là
A. 6,72.
B. 8,96.
C. 4,48.
D. 10,08.
- Câu 44 : Hòa tan hoàn toàn 20,88 gam một oxit sắt bằng dung dịch axit H2SO4 đặc, nóng thu được dung dịch X và 3,248 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 52,2.
B. 48,4.
C. 58,0.
D. 54,0.
- Câu 45 : Nung 1,92 gam hỗn hợp X gồm Fe và S trong bình kín không có không khí, sau một thời gian được chất rắn Y. Hòa tan hết Y trong dung dịch HNO3 đặc, nóng dư thu được dung dịch Z và V lít khí thoát ra (đktc). Cho Z tác dụng với dung dịch BaCl2 được 5,825 gam kết tủa. Giá trị của V là
A. 3,136 lít.
B. 4,704 lít.
C. 1,568 lít.
D. 1,344 lít.
- Câu 46 : Hòa tan hết 15,2 gam hỗn hợp hai kim loại Fe và Cu trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư, thu được 6,72 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Mặt khác cho 1,52 gam hỗn hợp vào dung dịch H2SO4 loãng dư thì thể tích khí thoát ra ở đktc là
A. 0,672 lít.
B. 2,24 lít.
C. 0,224 lít.
D. 0,448 lít.
- Câu 47 : Cho hỗn hợp gồm 1,12 gam Fe và 1,92 gam Cu vào 400ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm H2SO4 0,5M và NaNO3 0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X và khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Cho V ml dung dịch NaOH 1M vào dung dịch X thì lượng kết tủa thu được là lớn nhất. Giá trị tối thiểu của V là
A. 240.
B. 400.
C. 360.
D. 120.
- Câu 48 : Cho khí H2 đi qua m gam X gồm FeO, CuO thu được 3,6 gam H2O và hỗn hợp Y gồm 4 chất. Hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch H2SO4 đặc nóng dư, thu được 6,72 lít khí SO2 (đktc). Khối lượng FeO trong hỗn hợp X là
A. 10,08.
B. 14,4.
C. 21,6.
D. 7,2.
- Câu 49 : Hỗn hợp X gồm Fe và kim loại M có hóa trị không đổi. Cho 15,2 gam X tác dụng với dung dịch HC1 dư, thấy thoát ra 2,24 lít khí H2 (đktc). Nếu cho lượng X như trên tác dụng với dung dịch HNO3 dư, thu được 4,48 lít khí NO (đktc). Kim loại M là
A. Ag.
B. Cu.
C. Al.
D. Mg.
- Câu 50 : Chia 30,4 gam hỗn hợp gồm Fe và Cu thành hai phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng hết với dung dịch H2SO4đặc nóng dư thu được 6,72 lít khí SO2(sản phẩm khử duy nhất, đktc). Hòa tan phần 2 trong 550ml dung dịch AgNO3 1M, kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y. Nồng độ mol của Fe(NO3)2 trong dung dịch Y (coi thể tích dung dịch không đổi trong quá trình xảy ra phản ứng) là
A. 0,181M.
B. 0,363M.
C. 0,182M.
D. 0,091M.
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein