Đề thi thử THPT QG năm 2019 môn Hóa lần 1 Trường T...
- Câu 1 : Dung dịch chất nào sau đây không dẫn điện được?
A. HCl trong C6H6 (benzen).
B. CH3COONa trong nước.
C. Ca(OH)2 trong nước.
D. NaHSO4 trong nước.
- Câu 2 : CH3COOC2H5 thuộc loại chất
A. amin.
B. axit cacboxylic.
C. este.
D. chất béo.
- Câu 3 : Tinh bột và xenlulozơ đều không thuộc loại
A. gluxit.
B. polisaccarit.
C. monosaccarit.
D. cacbohiđrat.
- Câu 4 : Chất nào sau đây có nhiệt độ sôi thấp nhất?
A. Axit axetic.
B. Axit iso-butylic.
C. Axit propionic.
D. Axit fomic.
- Câu 5 : Dãy đồng đẳng của ancol etylic có công thức là:
A. ROH.
B. CnH2n + 1OH.
C. CnH2n + 2O.
D. R(OH)2.
- Câu 6 : Công thức nào sau đây là của fructozơ ở dạng mạch hở?
A. CH2OH–(CHOH)3–COCH2OH.
B. CH2OH–(CHOH)4–CHO.
C. CH2OH–CO–CHOH–CO–CHOH–CHOH.
D. CH2OH–(CHOH)2–CO–CHOH–CH2OH.
- Câu 7 : Bệnh nhân phải tiếp đường (truyền dung dịch đường vào tĩnh mạch), đó là loại đường nào?
A. Mantozơ.
B. Glucozơ.
C. Saccarozơ.
D. Fructozơ.
- Câu 8 : Chất nào dưới đây không phải là este?
A. HCOOCH3.
B. CH3COOCH3.
C. CH3COOH.
D. HCOOC6H5.
- Câu 9 : Khí amoniac làm giấy quỳ tím ẩm
A. chuyển thành màu xanh.
B. không đổi màu.
C. mất màu.
D. chuyển thành màu đỏ.
- Câu 10 : Đặc điểm của phản ứng thuỷ phân este trong môi trường kiềm là:
A. thuận nghịch.
B. luôn sinh ra axit và ancol.
C. xảy ra nhanh ở nhiệt độ thường.
D. không thuận nghịch.
- Câu 11 : Chất nào sau đây không điều chế trực tiếp được axetilen?
A. Al4C3.
B. Ag2C2.
C. CaC2.
D. CH4.
- Câu 12 : Cặp chất nào sau đây không phải là đồng phân của nhau?
A. Tinh bột và xenlulozo
B. Fructozo và glucozo
C. Metyl fomat và axit axetic
D. Mantozo và saccarozo
- Câu 13 : Chất nào dưới đây vừa phản ứng được với dung dịch NaOH, vừa có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc?
A. HCOOCH=CH2.
B. CH2=CHCOOH.
C. CH3COOCH3.
D. HOCH2CH2OH.
- Câu 14 : Để rửa sạch lọ đã chứa anilin người ta dùng
A. dung dịch NaCl và nước.
B. dung dịch NaOH và nước.
C. dung dịch amoniac và nước.
D. dung dịch HCl và nước.
- Câu 15 : Kim loại nào dưới đây không tan trong nước ở điều kiện thường?
A. Ca
B. Cu
C. K
D. Na
- Câu 16 : Phản ứng CH3COOH + CH≡CH → CH3COOCH=CH2 thuộc loại phản ứng nào sau đây?
A. Phản ứng thế.
B. Phản ứng cộng.
C. Phản ứng trao đổi
D. Phản ứng tách.
- Câu 17 : Khi có sấm chớp khí quyển sinh ra chất:
A. Oxit cacbon
B. Oxit nitơ.
C. Không có khí gì sinh ra
D. Nước.
- Câu 18 : Khi thay thế nguyên tử H trong phân tử NH3 bằng gốc hiđrocacbon ta thu được
A. cacbohidrat
B. lipit.
C. este.
D. amin.
- Câu 19 : Khi nhúng thanh Mg có khối lượng m gam vào dung dịch hỗn hợp X chứa a mol Cu(NO3)2 và b mol HCl, ta có đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của khối lượng thanh Mg vào thời gian phản ứng được biểu diễn như hình vẽ dưới đây.
A. 1:12
B. 1:6
C. 1:8
D. 1:10
- Câu 20 : Khí cacbonic chiếm 0,03% thể tích không khí. Muốn tạo ra 500 gam tinh bột thì cần bao nhiêu lít không khí (đktc) để cung cấp đủ CO2 cho phản ứng quang hợp
A. 1482600.
B. 1382600.
C. 1402666.
D. 1382716.
- Câu 21 : Thuỷ phân este X có CTPT C4H8O2 trong dung dịch NaOH thu được hỗn hợp hai chất hữu cơ Y và Z trong đó Y có tỉ khối hơi so với H2 là 16. X có công thức là:
A. HCOOC3H7.
B. CH3COOC2H5.
C. C2H5COOCH3.
D. HCOOC3H5.
- Câu 22 : Hòa tan hoàn toàn 2,72 gam hỗn hợp X chứa Fe và Mg bằng lượng vừa đủ dung dịch HCl thu được dung dịch Y và 1,344 lít (đktc). Cho AgNO3 dư vào Y thấy có m gam kết tủa xuất hiện. Giá trị của m là?
A. 21,54.
B. 18,16.
C. 17,22.
D. 19,38.
- Câu 23 : Từ m gam glucozơ (có chứa 5% tạp chất) cho lên men rượu với hiệu suất 90%. Toàn bộ lượng CO2 tạo ra cho hấp thụ vào dung dịch nước vôi trong thu được 11 gam kết tủa, khối lượng dung dịch sau phản ứng giảm 4,4 gam so với khối lượng dung dịch ban đầu. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 12,15.
B. 12,80.
C. 15,80.
D. 13,50.
- Câu 24 : Người ta điều chế C2H5OH từ xenlulozơ với hiệu suất chung của cả quá trình là 60% thì khối lượng C2H5OH thu được từ 32,4 gam xeluluzơ là:
A. 30,67 gam.
B. 18,4 gam.
C. 12,04 gam.
D. 11,04 gam.
- Câu 25 : Đốt cháy hoàn toàn m gam một chất béo X cần 1,106 mol O2, sinh ra 0,798 mol CO2 và 0,7 mol H2O. Cho 24,64 gam chất béo X tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa a mol Br2. Giá trị của a là:
A. 0,10.
B. 0,14.
C. 0,12.
D. 0,16.
- Câu 26 : Chia hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4, Fe(OH)3 và FeCO3 thành hai phần bằng nhau. Hòa tan hoàn toàn một phần trong dung dịch HCl dư, thu được 0,1 mol hỗn hợp hai khí có tỉ khối so với H2 bằng 9,4 và dung dịch Y. Cho hai phần tác dụng với lượng dư dung dịch H2SO4 đặc, nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Z và 0,2075 mol hỗn hợp khí T gồm CO2 và SO2 (sản phẩm khử duy nhất của S+6). Khối lượng của FeCl2 có trong dung dịch Y là
A. 23,705 gam.
B. 27,305 gam.
C. 25,075 gam.
D. 25,307 gam.
- Câu 27 : Một este E mạch hở có công thức phân tử C4H6O2. Thủy phân E trong môi trường axit thu được sản phẩm có phản ứng tr|ng bạc. Có bao nhiêu công thức cấu tạo của E thỏa mãn tính chất trên?
A. 2
B. 3
C. 1
D. 4
- Câu 28 : Cho 34,2 gam đường saccarozơ có lẫn một ít mantozơ phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3/NH3, thu được 0,216 gam Ag, độ tinh khiết của đường là:
A. 99%.
B. 99,47%.
C. 85%.
D. 98,45%.
- Câu 29 : Cho các phản ứng:X + 3NaOH → C6H5ONa + Y + CH3CHO + H2O
A. C11H12O4.
B. C12H20O6.
C. C11H10O4.
D. C12H14O4.
- Câu 30 : Đốt cháy 3,24 gam bột Al trong khí Cl2, sau một thời gian thu được m gam hỗn hợp rắn X. Cho toàn bộ X vào dung dịch NaOH loãng dư, thấy lượng NaOH phản ứng là 9,6 gam. Giá trị của m là:
A. 5,37.
B. 6,08.
C. 7,50.
D. 9,63.
- Câu 31 : Hỗn hợp E gồm axit no, đơn chức X, axit đa chức Y (phân tử có ba liên kết π, mạch không phân nhánh) đều mạch hở và este Z (chỉ chứa nhóm chức este) tạo bởi ancol đa chức T với X và Y. Đốt cháy hoàn toàn 14,93 gam E cần dùng vừa đủ 0,3825 mol O2. Mặt khác, 14,93 gam E phản ứng tối đa với 260ml dung dịch NaOH 1M thu được m gam ancol T. Đốt cháy hoàn toàn m gam ancol T thu được 1,98 gam CO2 và 1,08 gam H2O. Nhận xét nào sau đây là sai?
A. Z có hai công thức cấu tạo phù hợp.
B. Y có đồng phân hình học cis – trans.
C. Có thể dùng nước brom để nhận biết X, Y, T.
D. Tổng số nguyên tử hidro trong phân tử Z là 10.
- Câu 32 : Cho từ từ một lượng nhỏ dung dịch HCl vào dung dịch X không thấy có hiện tượng gì. Cho tiếp dung dịch HCl vào thì thấy dung dịch bị vẩn đục, sau đó dung dịch trong trở lại khi HCl dư. Tiếp tục cho từ từ dung dịch NaOH vào thấy dung dịch lại bị vẩn đục, sau đó dung dịch lại trở nên trong suốt khi NaOH dư. Dung dịch X là
A. dung dịch AlCl3.
B. dung dịch hỗn hợp NaOH và NaAlO2
C. dung dịch hỗn hợp AlCl3 và HCl.
D. dung dịch NaAlO2.
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein