Đề thi thử THPT QG 2018 môn Hóa học THPT Nguyễn Cô...
- Câu 1 : Ure, (NH2)2CO là một loại phân bón hóa học quan trọng và phổ biến trong nông nghiệp. Ure thuộc loại phân bón hóa học nào sau đây?
A. phân đạm
B. phân NPK.
C. phân lân.
D. phân kali.
- Câu 2 : Kim loại nào sau đây tác dụng mãnh liệt với nước ở nhiệt độ thường?
A. Fe.
B. Ag.
C. Na.
D. Cu.
- Câu 3 : Cho dãy các chất sau: (1) glucozo, (2) metyl fomat, (3) vinyl axetat, (4) axetanđehit. Số chất trong dãy có phản ứng tráng gương là
A. 3
B. 4
C. 1
D. 2
- Câu 4 : Cho các thí nghiệm sau: (1) Nhỏ dung dịch Na2CO3 vào dung dịch BaCl2.
A. 1
B. 3
C. 4
D. 2
- Câu 5 : Este ứng với công thức cấu tạo nào sau đây khi thủy phân hoàn toàn trong dung dịch NaOH đun nóng, thu được sản phẩm gồm hai muối và một ancol?
A. CH3COOCH2COOCH2CH3.
B. CH3COOCH2COOCH=CH2.
C. CH3COOCH2CH2COOC6H5.
D. CH3OOCCH2CH2COOCH3.
- Câu 6 : Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím chuyển sang màu xanh?
A. Glyxin.
B. Metyl amin.
C. Glucozơ.
D. Anilin.
- Câu 7 : Các dung dịch NaCl, NaOH, NH3, Ba(OH)2 có cùng nồng độ mol, dung dịch có pH bé nhất là :
A. NaCl.
B. Ba(OH)2.
C. NaOH.
D. NH3.
- Câu 8 : Hợp chất NH2CH2COOH có tên gọi là
A. valin.
B. glyxin.
C. alanin.
D. lysin.
- Câu 9 : Phản ứng giữa FeCO3 và dung dịch HNO3 loãng tạo ra:
A. khí CO2, NO.
B. khí NO, NO2.
C. khí NO2, CO2.
D. khí N2, CO2.
- Câu 10 : Cặp chất nào sau đây là đồng phân của nhau ?
A. C2H5OH và CH3OCH2CH3.
B. CH3OCH3 và CH3CHO.
C. CH3CH2CHO và CH3CHOHCH3.
D. CH2=CHCH2OH và CH3CH2CHO.
- Câu 11 : Cho kim loại Fe lần lượt phản ứng với các dung dịch: FeCl3, Cu(NO3)2, AgNO3, H2SO4 đặc nguội, MgCl2. Số trường hợp xảy ra phản ứng hóa học là
A. 4
B. 1
C. 2
D. 3
- Câu 12 : Tiến hành các thí nghiệm sau (1) Cho Zn vào dung dịch AgNO3;
A. (3) và (4).
B. (2) và (3).
C. (1) và (4).
D. (1) và (4).
- Câu 13 : Cho phản ứng sau: (1) KMnO4 + HCl đăc̣, nóng; (2) SO2 + dung dịch KMnO4; (3) Cl2 + dung dịch NaOH; (4) H2SO4 đăc̣, nóng + NaCl; (5)Fe3O4 + dung dịch HNO3 loãng, nóng; (6) C6H5CH3 + Cl2 (Fe, to); (7) CH3COOH và C2H5OH (H2SO4 đăc̣). Hãy cho biết có bao nhiêu phản ứng xảy ra thuôc̣ loaị phản ứng oxi hóa - khử ?
A. 7
B. 4
C. 6
D. 5
- Câu 14 : Hấp thụ hoàn toàn 7,84 lít CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch Ca(OH)2 1M. Khối lượng muối thu được là:
A. 29,3.
B. 5,0.
C. 24,5.
D. 20,0.
- Câu 15 : Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch hỗn hợp gồm x mol NaOH và y mol NaAlO2, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau:
A. 0,4.
B. 0,6.
C. 1,0.
D. 0,8.
- Câu 16 : Cho m gam Mg vào dung dịch X gồm 0,03 mol Zn(NO3)2 và 0,05 mol Cu(NO3)2, sau một thời gian thu được 5,25 gam kim loại và dung dịch Y. Cho dung dịch NaOH vào Y, khối lượng kết tủa lớn nhất thu được là 6,67 gam. Giá trị của m là
A. 2,86.
B. 4,05.
C. 3,60.
D. 2,02.
- Câu 17 : Thực hiện phản ứng este hóa m gam hỗn hợp X gồm etanol và axit axetic (xúc tác H2SO4 đặc) với hiệu suất phản ứng đạt 80%, thu được 7,04 gam etyl axetat. Mặt khác, cho m gam X tác dụng với NaHCO3 dư,thu được 3,36 lít khí CO2 (đktc). Giá trị của m là
A. 13,60.
B. 14,52.
C. 18,90.
D. 10,60.
- Câu 18 : Este no, đơn chức, mạch hở có công thức phân tử chung là
A. CnH2nO (n ≥ 3).
B. CnH2n + 2O2 (n ≥ 2).
C. CnH2n + 2O (n ≥ 3).
D. CnH2nO2 (n ≥ 2).
- Câu 19 : Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm glucozơ, metyl fomat và vinyl fomat cần dùng vừa hết 12,32 lít khí O2 (đktc) sản phẩm thu được gồm CO2 và 9,0 gam H2O. Phần trăm khối lượng của vinyl fomat trong X có giá trị gần nhất với?
A. 23,08.
B. 32,43.
C. 23,34.
D. 32,80.
- Câu 20 : Dãy các kim loại đều có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch muối của chúng là:
A. Ba, Ag, Au.
B. Fe, Cu, Ag.
C. Al, Fe, Cr.
D. Mg, Zn, Cu.
- Câu 21 : Thủy phân không hoàn toàn a gam tetrapeptit Gly–Ala–Gly–Val trong môi trường axit, thu được 0,2 mol Gly–Ala, 0,3 mol Gly–Val, 0,3 mol Ala và m gam hỗn hợp 2 amino axit Gly và Val. Giá trị của m là
A. 57,2.
B. 82,1.
C. 60,9.
D. 60,9.
- Câu 22 : Ứng với công thức phân tử C3H6O2 có bao nhiêu hợp chất mạch hở bền tác dụng với NaOH?
A. 3
B. 4
C. 2
D. 1
- Câu 23 : Có 4 dung dịch riêng biệt: (a) HCl, (b) CuCl2, (c) FeCl3, (d) HCl có lẫn CuCl2. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Fe nguyên chất. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là
A. 0
B. 3
C. 1
D. 2
- Câu 24 : Có các dung dịch riêng biệt không dán nhãn: NH4Cl, AlCl3, FeCl3, (NH4)2SO4. Dung dịch thuốc thử cần thiết để nhận biết các dung dịch trên là
A. NaOH
B. Ba(OH)2
C. NaHSO4
D. BaCl2
- Câu 25 : Một loại nước có chứa nhiều muối Ca(HCO3)2 thuộc loại
A. Nước cứng vĩnh cửu
B. Nước cứng toàn phần
C. Nước cứng tạm thời
D. Nước khoáng
- Câu 26 : Cho đồ thị biểu diễn nhiệt độ sôi của ba chất sau:
A. CH3CHO, CH3COOH, C2H5OH
B. CH3COOH, C2H5OH, CH3CHO.
C. C2H5OH, CH3CHO, CH3COOH.
D. CH3CHO, C2H5OH, CH3COOH
- Câu 27 : Cho các phát biểu sau : (1) quỳ tím đổi màu trong dung dịch phenol.
A. (2), (3), (6).
B. (4), (5), (6).
C. (1), (4), (5), (6).
D. (1), (2), (3), (5).
- Câu 28 : Hòa tan hết 33,02 gam hỗn hợp Na, Na2O, Ba và BaO vào nước dư thu dược dung dịch X và 4,48 lit H2 ở (đktc). Cho dung dịch CuSO4 dư vào dung dịch X, thu được 73,3 gam kết tủa. Nếu sục 0,45 mol khí CO2 vào dung dịch X, sau khi kết thúc phản ứng, thu được lượng kết tủa là:
A. 31,52gam.
B. 27,58gam.
C. 29,55gam.
D. 35,46gam.
- Câu 29 : Lên men m gam tinh bột thành ancol etylic với hiệu suất của cả quá trình là 75%. Lượng CO2 sinh ra được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH 2 thu được 50 gam kết tủa và dung dịch X. Thêm dung dịch NaOH 1M vào dung dịch X, thu được kết tủa. Để lượng kết tủa thu được là lớn nhất thì cần tối thiểu 100 ml dung dịch NaOH. Giá trị của m là
A. 72,0
B. 64,8
C. 90,0
D. 75,6
- Câu 30 : X là hỗn hợp chứa một axit đơn chức, một ancol hai chức và một este hai chức ( các chất đều mạch hở ). Người ta cho X qua dung dịch Br2 thì không thấy nước Br2 bị nhạt màu. Đốt cháy hoàn toàn 0,09 mol X thì cần 10,752 lít khí O2 (đktc), thu được lượng CO2 và H2O hơn kém nhau 10,84 gam. Mặt khác, 0,09 mol X tác dụng vừa hết với 0,1 mol KOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan và một ancol có ba nguyên tử cacbon trong phân tử. Giá trị của m là:
A. 12,6
B. 8,6
C. 10,4
D. 9,8
- Câu 31 : Cho khí CO qua m gam X gồm FeO, Fe2O3 và Fe3O4 nung nóng, sau một thời gian thu được hỗn hợp chất rắn Y và hỗn hợp khí Z. Cho toàn bộ Z vào dung dịch Ca(OH)2 dư, đến phản ứng hoàn toàn, thu được 4 gam kết tủa. Mặt khác, hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch H2SO4 đặc , nóng (dư), thu được 1,008 lít khí SO2 ( đktc, sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch chứa 18 gam muối sunfat trung hòa. Giá trị của m là:
A. 6,80
B. 7,12
C. 13,52
D. 5,68
- Câu 32 : Cho 5,18 gam hỗn hợp A gồm ( metanol, ancol anlylic, etanđiol và glixerol tác dụng với Na dư thu được 1,568 lít khí ở đktc. Nếu đốt cháy hoàn toàn 5,18 gam hỗn hợp trên thì thu được 0,27 mol H2O. Phần trăm khối lượng ancol anlylic trong hỗn hợp A gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 33,6%
B. 33,0%
C. 34,6%
D. 34,0%
- Câu 33 : Cho 2,144 gam hỗn hợp A gồm Fe và Cu tác dụng với 0,2 lít dung dịch AgNO3, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch B và 7,168 gam chất rắn C. Cho B tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc kết tủa đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 2,56 gam chất rắn. Nồng độ dung dịch AgNO3 là
A. 0,32M
B. 0,2M
C. 0,16M
D. 0,42M
- Câu 34 : Cho 9,6 gam hỗn hợp X gồm Mg và Fe3O4 vào 300 ml dung dịch HNO3 2M, thu được dung dịch Y và 0,896 lít (đktc) hỗn hợp N2O và NO có tỉ khối so với hiđro là 16,75. Trung hòa Y cần dùng 40 ml NaOH 1M thu được dung dịch Z, cô cạn Z thu được m gam muối khan. Biết rằng phản ứng xảy ra hoàn toàn và khi cô cạn muối không bị nhiệt phân. Giá trị m là
A. 42,26.
B. 19,76.
C. 28,46.
D. 72,45.
- Câu 35 : Hỗn hợp X chứa hai hợp chất hữu cơ gồm chất Y (C2H7O2N) và chất Z (C4H12O2N2). Đun nóng 9,42 gam X với dung dịch NaOH dư, thu được hỗn hợp T gồm hai amin kế tiếp có tỉ khối so với He bằng 9,15. Nếu cho 18,84 gam X tác dụng với dung dịch HCl loãng dư, thu được dung dịch có chứa m gam muối của các hợp chất hữu cơ. Giá trị của m là
A. 23,54 gam
B. 20,62 gam
C. 29,06 gam
D. 14,62 gam
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein