Đề thi thử THPT QG môn Hóa học trường THPT Chuyên...
- Câu 1 : Alanin có công thức cấu tạo là
A CH3CH(CH3)CH(NH2)COOH.
B CH3CH(NH2)COOH.
C C6H5NH2.
D H2NCH2COOH.
- Câu 2 : Trong tự nhiên, canxi sunfat tồn tại dưới dạng ngậm nước (CaSO4.2H2O) được gọi là
A đá vôi.
B boxit.
C thạch cao sống.
D thạch cao nung.
- Câu 3 : Hỗn hợp kim loại nào sau đây tan hoàn toàn trong dung dịch FeCl2 dư
A Zn, Cu.
B Al, Ag.
C Cu, Mg.
D Zn, Mg.
- Câu 4 : Cho m gam nhôm phản ứng hoàn toàn với dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được 4,48 lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là
A 5,40.
B 8,10.
C 2,70.
D 4,05.
- Câu 5 : Cho các phát biểu sau đây:(a) Chỉ dùng một thuốc thử là dung dịch brom để phân biệt benzen, toluen, stiren.(b) Đun ancol etylic ở 140oC (xúc tác H2SO4 đặc) thu được đimetyl ete.(c) Metyl propionat có công thức là CH3CH2COOCH3.(d) Axit stearic là đồng đẳng của axit axetic.(e) Ancol etylic tác dụng được với dung dịch NaOH.Số phát biểu đúng là:
A 1.
B 2.
C 3.
D 4.
- Câu 6 : Cho một số nhận định về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí như sau:(a) Do hoạt động của núi lửa.(b) Do khí thải công nghiệp, khí thải sinh hoạt.(c) Do khí thải từ các phương tiện giao thông.(d) Do khí sinh ra từ quá trình quang hợp của cây xanh.(e) Do nồng độ cao của các ion kim loại: Pb2+, Hg2+, Mn2+, Cu2+ trong các nguồn nước.Những nhận định đúng là:
A (b), (c), (e).
B (b), (c), (d).
C (a), (b), (c).
D (a), (b), (d).
- Câu 7 : Trong số các phát biểu sau về phenol (C6H5OH):(a) Phenol tan ít trong etanol.(b) Phenol có tính axit, dung dịch phenol không làm đổi màu quỳ tím.(c) Phenol dùng để sản xuất keo dán, chất diệt nấm mốc.(d) Phenol tham gia phản ứng thế brom và thế nitro dễ hơn benzen.(e) Phenol phản ứng được với natri, nước brom, dung dịch NaOH.Số phát biểu đúng là
A 5.
B 4.
C 2.
D 3.
- Câu 8 : Trộn 10,8 gam bột Al với 34,8 gam bột Fe3O4 rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm trong điều kiện không có không khí. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp rắn sau phản ứng bằng dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được 10,752 lít khí H2 (đktc). Hiệu suất của phản ứng nhiệt nhôm là:
A 60%.
B 90%.
C 70%.
D 80%.
- Câu 9 : Cho hỗn hợp gồm 0,1 mol HCHO và 0,1 mol HCOOH tác dụng với lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng Ag tạo thành là
A 21,6 gam.
B 64,8 gam.
C 10,8 gam.
D 43,2 gam.
- Câu 10 : Một loại phân supephotphat kép có chứa 69,62% muối canxi đihiđrophotphat, còn lại là tạp chất không chứa photpho. Độ dinh dưỡng của loại phân lân này là
A 39,765%.
B 42,248%.
C 45,750%.
D 48,525%.
- Câu 11 : Có 4 dung dịch riêng biệt: CuSO4, ZnCl2, FeCl3, AgNO3. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Ni. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hóa là:
A 2.
B 4.
C 3.
D 1.
- Câu 12 : Cho các phát biểu sau(a) Đám cháy magie có thể được dập tắt bằng cát khô.(b) Dung dịch đậm đặc của Na2SiO3 và K2SiO3 được gọi là thủy tinh lỏng.(c) Trong phòng thí nghiệm, N2 được điều chế bằng cách đun nóng dung dịch NH4NO2 bão hòa.(d) CF2Cl2 bị cấm sử dụng do khi thải ra khí quyển phá hủy tầng ozon.(e) Kim cương có cấu trúc tinh thể phân tử, tinh thể kim cương cứng nhất trong tất cả các chất.(g) Silic là nguyên tố phổ biến thứ hai trên trái đất.Số phát biểu không đúng là
A 5.
B 4.
C 2.
D 3.
- Câu 13 : Hỗn hợp E gồm este đơn chức X và este hai chức Y (X, Y đều no, mạch hở). Xà phòng hóa hoàn toàn 20,24 gam E cần vừa đủ 140 ml dung dịch NaOH 2M, thu được hai muối có tổng khối lượng a gam và hỗn hợp T gồm hai ancol có cùng số nguyên tử cacbon. Đốt cháy toàn bộ T, thu được 8,064 lít khí CO2 (đktc) và 9,72 gam H2O. Giá trị của a gần nhất với giá trị nào sau đây?
A 43,0.
B 21,5.
C 20,2.
D 23,1.
- Câu 14 : Ứng với công thức phân tử C3H6O2 mạch hở, có x đồng phân làm quỳ hóa đỏ; y đồng phân tác dụng được với dung dịch NaOH, nhưng không tác dụng với Na; z đồng phân vừa tác dụng được với NaOH và vừa tác dụng được với AgNO3 và t đồng phân cấu tạo vừa tác dụng được với Na, vừa tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3. Nhận định nào dưới đây là sai?
A x = 1.
B t = 2.
C y = 2.
D z = 0.
- Câu 15 : Trong các thí nghiệm sau:(a) Cho dung dịch H2SO4 phản ứng với dung dịch Ba(HCO3)2.(b) Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch AlCl3.(c) Cho Ba vào dung dịch NaHSO3.(d) Cho Mg vào dung dịch NaHSO4.(e) Cho dung dịch NaHCO3 vào dung dịch Ca(OH)2.(g) Cho Na vào dung dịch CuSO4.Số thí nghiệm vừa có khí bay ra vừa có kết tủa là:
A 5.
B 4.
C 2.
D 3.
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein