Đề thi thử THPT QG môn vật lí trường sở GD&ĐT Vĩnh...
- Câu 1 : Hình bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc vào thời gian của điện áp giữa hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện chạy trong đoạn mạch. Đoạn mạch này là đoạn mạch
A có cả điện trở thuần R, cuộn cảm thuần L.
B chỉ có điện trở thuần R.
C chỉ có cuộn cảm thuần L.
D chỉ có tụ điện C.
- Câu 2 : Khi nói về dao động cưỡng bức và dao động duy trì, phát biểu nào sau đây là sai?
A Dao động duy trì có tần số bằng tần số riêng của hệ dao động.
B Dao động duy trì có biên độ không đổi.
C Biên độ của dao động cưỡng bức là biên độ của lực cưỡng bức.
D Dao động cưỡng bức có tần số bằng tần số của lực cưỡng bức.
- Câu 3 : Điều kiện để hai sóng giao thoa được với nhau là hai sóng
A cùng phương, cùng tần số và hiệu số pha không đổi theo thời gian.
B chuyển động cùng chiều với cùng tốc độ.
C cùng biên độ, cùng bước sóng, pha ban đầu.
D cùng phương, luôn đi kèm với nhau.
- Câu 4 : Khi dùng một thấu kính hội tụ tiêu cự f làm kính lúp để nhìn một vật, ta phải đặt vật cách kính một khoảng
A giữa f và 2f.
B bằng f.
C nhỏ hơn hoặc bằng f.
D lớn hơn f.
- Câu 5 : Hiện tượng cộng hưởng cơ được ứng dụng trong
A máy đầm nền.
B giảm xóc ô tô, xe máy.
C con lắc đồng hồ.
D con lắc vật lý.
- Câu 6 : Các họa âm có
A tần số khác nhau.
B biên độ khác nhau.
C biên độ và pha ban đầu khác nhau.
D biên độ bằng nhau, tần số khác nhau.
- Câu 7 : Biểu thức nào sau đây là biểu thức của định luật Cu – lông khi đặt điện tích trong chân không?
A \(F = k{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|} \over {{r^2}}}\)
B \(F = k{{{q_1}{q_2}} \over {{r^2}}}\)
C \(F = k{{{q_1}{q_2}} \over r}\)
D \(F = k{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|} \over r}\)
- Câu 8 : Cảm ứng từ trong lòng ống dây hình trụ khi có dòng điện không đổi chạy qua
A tỷ lệ với tiết diện ống dây.
B là đều.
C luôn bằng 0.
D tỷ lệ với chiều dài ống dây.
- Câu 9 : Hiện tượng gì quan sát được khi trên một sợi dây có sóng dừng?
A Trên dây có những bụng sóng xen kẽ với nút sóng.
B Tất cả các phần tử trên dây đều dao động với biên độ cực đại.
C Tất cả các phần tử trên dây đều chuyển động với cùng vận tốc.
D Tất cả các phần tử của dây đều đứng yên.
- Câu 10 : Trong đi ốt bán dẫn có
A ba lớp chuyển tiếp p – n.
B hai lớp chuyển tiếp p – n.
C một lớp chuyển tiếp p – n.
D bốn lớp chuyển tiếp p – n.
- Câu 11 : Mắt cận thị khi không điều tiết có
A độ tụ nhỏ hơn độ tụ mắt bình thường.
B điểm cực cận xa mắt hơn mắt bình thường.
C điểm cực viễn xa mắt hơn mắt bình thường
D độ tụ lớn hơn độ tụ mắt bình thường.
- Câu 12 : Cho dòng điện chạy qua ống dây, suất điện động tự cảm trong ống dây có giá trị lớn khi
A dòng điện có giá trị lớn.
B dòng điện tăng nhanh.
C dòng điện có giá trị nhỏ.
D dòng điện không đổi.
- Câu 13 : Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ có khối lượng m và lò xo có độ cứng k, dao động điều hòa. Nếu tăng độ cứng k lên 2 lần và giảm khối lượng m đi 8 lần thì tần số dao động của con lắc sẽ
A tăng 4 lần.
B giảm 2 lần.
C tăng 2 lần.
D giảm 4 lần.
- Câu 14 : Dòng điện \(i = 2\sqrt 2 \cos \left( {100\pi t} \right)\) A có giá trị hiệu dụng bằng
A \(\sqrt 2 A\)
B \(2\sqrt 2 A\)
C 1 A.
D 2 A.
- Câu 15 : Một vật dao động theo phương trình x = 5cos(5πt + 0,5π) cm. Biên độ dao động của vật là
A 2,5 cm.
B 0,5 cm
C 10 cm.
D 5cm
- Câu 16 : Một sóng cơ có tần số f, truyền trên dây đàn hồi với tốc độ truyền sóng v và bước sóng λ . Hệ thức đúng là
A \(v = 2\pi f\lambda \)
B \(v = \lambda f\)
C \(v = {\lambda \over f}\)
D \(v = {f \over \lambda }\)
- Câu 17 : Một bể đáy rộng chứa nước có cắm một cây cột cao 80 cm, độ cao mực nước trong bể là 60 cm, chiết suất của nước là 4/3 . Ánh nắng chiếu theo phương nghiêng góc 300. Bóng của cây cột do nắng chiếu tạo thành trên đáy bể có độ dài tính từ chân cột là
A 11,5 cm.
B 51,6 cm.
C 85,9 cm.
D 34,6 cm.
- Câu 18 : Một bạn học sinh dùng đồng hồ bấm giây để đo chu kỳ dao động của con lắc đơn bằng cách xác định khoảng thời gian để con lắc thực hiện được 10 dao động toàn phần. Kết quả 4 lần đo liên tiếp của bạn học sinh này là: 21,2 s; 20,2 s; 20,9 s; 20,0 s . Biết sai số tuyệt đối khi dùng đồng hồ này là 0,2 s (bao gồm sai số ngẫu nhiên khi bấm và sai số dụng cụ). Theo kết quả trên thì cách viết giá trị của chu kỳ T nào sau đây là đúng nhất?
A T = 2,06 ± 0,2 s
B T = 2,13 ± 0,02 s
C T = 2,00 ± 0,02 s
D T = 2,06 ± 0,02
- Câu 19 : Trên một sợi dây đàn hồi đang có sóng dừng ổn định với khoảng cách giữa hai nút sóng liên tiếp là 6 cm. Trên dây có những phần tử sóng dao động với tần số 5 Hz và biên độ lớn nhất 3 cm. Gọi N là vị trí của một nút sóng , C và D là hai phần tử trên dây ở hai bên của N và có vị trí cân bằng cách N lần lượt 10,5 cm và 7 cm. Tại thời điểm t1 , phần tử C có li độ 1,5 cm và đang hướng về vị trí cân bằng. Vào thời điểm \({t_2} = {t_1} + {{79} \over {40}}\) s phần tử D có li độ là
A 0,75 cm.
B 1,50 cm.
C –0,75 cm.
D –1,50 cm.
- Câu 20 : Đặt điện áp \(u = 200\sqrt 2 \cos \left( {100\pi t} \right)\) V vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở thuần 100 Ω và cuộn cảm thuần có độ tự cảm \({1 \over \pi } H\). Biểu thức cường độ dòng điện trong đoạn mạch là
A \(i = 2\sqrt 2 \cos \left( {100\pi t + {\pi \over 4}} \right)A\)
B \(i = 2\cos \left( {100\pi t - {\pi \over 4}} \right)A\)
C \(i = 2\cos \left( {100\pi t + {\pi \over 4}} \right)A\)
D \(i = 2\sqrt 2 \cos \left( {100\pi t - {\pi \over 4}} \right)A\)
- Câu 21 : Đặt điện áp xoay chiều u = U0cosωtV vào hai đầu đoạn mạch chỉ chứa cuộn dây thuần cảm. Khi điện áp ở hai đầu cuộn dây là \(60\sqrt 6 \) V thì cường độ dòng điện trong mạch là \(2\sqrt 2 \)A, khi điện áp ở hai đầu cuộn dây là V thì dòng điện trong mạch là \(2\sqrt 6 \)A. Cảm kháng cuộn dây là
A \(20\sqrt 2 \Omega \)
B \(40\sqrt 3 \Omega \)
C 40 Ω.
D 30 Ω.
- Câu 22 : Một electron sau khi được tăng tốc bởi hiệu điện thế U = 40 V, bay vào một vùng từ trường đều có hai mặt biên phẳng song song, bề dày h = 10 cm. Vận tốc của electron vuông góc với cả cảm ứng từ lẫn hai biên của vùng. Với giá trị nhỏ nhất Bmin của cảm ứng từ bằng bao nhiêu thì electron không thể bay xuyên qua vùng đó? Cho biết tỉ số độ lớn điện tích và khối lượng của electron là \(\gamma = 1,{76.10^{11}}\) C/kg
A \({B_{\min }} = 2,{1.10^{ - 3}}T\)
B \({B_{\min }} = 2,{1.10^{ - 4}}T\)
C \({B_{\min }} = 2,{1.10^{ - 5}}T\)
D \({B_{\min }} = 2,{1.10^{ - 2}}T\)
- Câu 23 : Một ấm điện có hai dây dẫn có điện trở R1 và R2 để đun nước. Nếu dùng dây R1 thì nước trong ấm sẽ sôi sau thời gian là 30 phút. Còn nếu dùng dây R2 thì nước sẽ sôi sau 60 phút. Coi điện trở của dây thay đổi không đáng kể theo nhiệt độ. Bỏ qua sự tỏa nhiệt ra môi trường, nếu dùng cả hai dây đó mắc song song thì ấm nước sẽ sôi sau khoảng thời gian là
A 30 phút.
B 100 phút.
C 20 phút
D 24 phút.
- Câu 24 : Hai dây dẫn thẳng dài đặt song song, cách nhau 6 cm trong không khí. Trong hai dây dẫn có hai dòng điện cùng chiều có cùng cường độ I1 = I2 =2 A. Cảm ứng từ tại điểm M cách mỗi dây 5 cm là
A 8.10-6 T.
B 16.10-6 T.
C 9,6.10-6 T.
D 12,8.10-6 T.
- Câu 25 : Một con lắc lò xo treo vào một điểm cố định, dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với chu kỳ 2,4 s. Trong một chu kỳ, nếu tỉ số của thời gian lò xo giãn với thời gian lò xo nén bằng 2 thì thời gian mà lực đàn hồi tác dụng lên vật ngược chiều lực kéo về là
A 0,4 s.
B 0,2 s.
C 0,3 s.
D 0,1 s.
- Câu 26 : Điểm sáng A đặt trên trục chính của một thấu kính, cách thấu kính 30 cm, Chọn trục tọa độ Ox vuông góc với trục chính của thấu kính, gốc O nằm trên trục chính của thấu kính. Cho A dao động điều hòa quanh vị trí cân bằng O theo phương của trục Ox. Biết phương trình dao động của A và ảnh A' của nó qua thấu kính có đồ thị được biểu diễn như hình vẽ bên. Khoảng cách lớn nhất giữa vật sáng và ảnh của nó khi điểm sáng A dao động có giá trị gần với
A 35,7 cm.
B 25 cm.
C 31,6 cm.
D 41,2 cm.
- Câu 27 : Hai dao động điều hòa cùng phương x1 = A1cos(ωt + φ1) và x2 = A2cos(ωt + φ2) , trên hình vẽ bên đường đồ thị (I) biểu diễn dao động thứ nhất, đường đồ thị (II) biểu diễn dao động tổng hợp của hai dao động. Phương trình dao động thứ hai là
A \({x_2} = 2\sqrt 3 \cos \left( {2\pi t + 0,714} \right)\,cm.\)
B \({x_2} = 2\sqrt 7 \cos \left( {2\pi t + 0,714} \right)\,cm.\)
C \({x_2} = 2\sqrt 3 \cos \left( {\pi t + 0,714} \right)\,cm.\)
D \({x_2} = 2\sqrt 7 \cos \left( {\pi t + 0,714} \right)\,cm.\)
- Câu 28 : Một kính lúp là một thấu kính hội tụ có độ tụ 10 dp. Mắt người quan sát có khoảng nhìn rõ ngắn nhất là 20 cm. Số bội giác của kính lúp khi ngắm chừng ở vô cực là
A 2,5.
B 5
C 2
D 4
- Câu 29 : Mạ kền (Niken) cho một bề mặt kim loại có diện tích 40 cm2 bằng điện phân. Sau 30 phút bề dày của lớp kền là 0,03 mm. Biết nguyên tử lượng Ni = 58, hóa trị 2, khối lượng riêng D = 8,9.103 kg/m3. Dòng điện qua bình điện phân có cường độ là
A 3 A.
B 1,97 A.
C 2,5 A.
D 1,5 A.
- Câu 30 : Trên một đường thẳng cố định trong môi trường đẳng hướng, không hấp thụ và phản xạ âm, một máy thu ở cách nguồn âm một khoảng d thu được âm có mức cường độ âm là L, khi dịch chuyển máy thu ra xa nguồn âm thêm 9 m thì mức cường độ âm thu được là L – 20 dB. Khoảng cách d là
A 8 m.
B 1 m.
C 9 m
D 10 m.
- Câu 31 : Hình bên là đồ thị dao động điều hòa của vật. Phương trình dao động của vật là
A \(x = 10\cos \left( {2\pi t - {\pi \over 2}} \right)\,cm.\)
B \(x = 10\cos \left( {2\pi t + \pi } \right)\,cm.\)
C \(x = 10\cos \left( {2\pi t + {\pi \over 2}} \right)\,cm.\)
D \(x = 10\cos \left( {2\pi t + {{3\pi } \over 4}} \right)\,cm.\)
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 2 Con lắc lò xo
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 4 Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 5 Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và Phương pháp Fre-Nen
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 7 Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 9 Sóng dừng
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 12 Đại cương về dòng điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 13 Các mạch điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 14 Mạch có R, L, C mắc nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 16 Truyền tải điện năng và máy biến áp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 15 Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều và Hệ số công suất