lý thuyết chung về cacbohidrat
- Câu 1 : Chất nào sau đây còn có tên gọi là đường nho:
A Glucozơ
B Fructozơ
C Saccarozơ
D Tinh bột
- Câu 2 : Xenlulozơ có nhiều trong đâu?
A mía, ngô, khoai
B mật ong, xoài, dứa
C gỗ, đay, cói, bông
D nho chín, máu
- Câu 3 : Chất nào sau đây thuộc monosaccarit?
A Tinh bột
B Fructozơ
C Saccarozơ
D xenlulozơ
- Câu 4 : Khi thủy phân hoàn toàn chất nào sau đây trong môi trường axit, ngoài thu được glucozo còn thu được fructozo?
A tinh bột
B mantozơ
C xenlulozơ
D saccarozơ
- Câu 5 : Chất nào sau đây chứa mạch cacbon phân nhánh trong phân tử?
A Tinh bột
B xenlulozơ
C saccarozơ
D Glucozơ
- Câu 6 : Tinh bột , xenlulozơ, saccarozơ, mantozơ đều có khả năng phản ứng
A hòa tan Cu(OH)2
B trùng ngưng
C tráng gương
D thủy phân
- Câu 7 : Phản ứng hóa học nào chứng minh rằng glucozơ có nhiều nhóm hiđroxyl.
A Phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ phòng cho dung dịch màu xanh lam.
B Phản ứng tráng gương và phản ứng lên men rượu.
C Phản ứng tạo kết tủa đỏ gạch với Cu(OH)2 khi đun nóng và phản ứng lên men rượu.
D Phản ứng lên men rượu và phản ứng thủy phân.
- Câu 8 : Tinh bột và xenlulozơ là:
A Đisaccarit
B Monosaccarit
C Đồng đẳng
D Polisaccarit
- Câu 9 : Tinh bột, saccarozơ và mantozơ được phân biệt bằng:
A Cu(OH)2/OH-, t0
B AgNO3/NH3
C Dung dịch I2
D dd I2 và AgNO3/NH3.
- Câu 10 : Khi thủy phân saccarozơ thì thu được
A ancol etylic
B glucozơ và fructozơ
C glucozơ
D fructozơ
- Câu 11 : Glucozơ tác dụng được với:
A H2 (Ni, t0); Cu(OH)2; AgNO3/NH3; H2O (H+, t0)
B AgNO3/NH3; Cu(OH)2; H2 (Ni, t0); CH3COOH (H2SO4 đặc, t0)
C H2 (Ni, t0); AgNO3/NH3; NaOH; Cu(OH)2
D H2 (Ni, t0); AgNO3/NH3; Na2CO3; Cu(OH)2
- Câu 12 : Công thức nào sau đây của xenlulozơ?
A [C6H7O2(OH)3]n.
B [C6H8O2(OH)3]n
C [C6H7O3(OH)3]n
D [C6H5O2(OH)3]n
- Câu 13 : Ba ống nghiệm không nhãn, chứa riêng ba dung dịch; glucozơ, hồ tinh bột, glixerol. Để phân biệt 3 dung dịch, người ta dùng thuốc thử:
A Dung dịch iot
B Dung dịch axit
C Dung dịch iot và phản ứng tráng bạc
D Phản ứng với Na
- Câu 14 : Cho sơ đồ chuyển hóa: Glucozơ → X → Y→ CH3COOH. Hai chất X, Y lần lượt là:
A CH3CH2OH và CH2=CH2
B CH3CHO và CH3CH2OH
C CH3CH2OH và CH3CHO
D CH3CH(OH)COOH và CH3CHO.
- Câu 15 : Cho các dung dịch sau: saccarozơ, glucozơ, anđêhit axetic, glixerol, ancol etylic, axetilen. Số lượng dung dịch có thể tham gia phản ứng tráng gương là:
A 3
B 4
C 5
D 2
- Câu 16 : Trong số các chất sau: axit axetic, glixerol, glucozơ, ancol etylic. Số chất hòa tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường là:
A 3
B 5
C 1
D 4
- Câu 17 : Cho sơ đồ phản ứng: Thuốc súng không khói ← X→Y→Sobiton. X, Y lần lượt là:
A xenlulozơ, glucozơ
B tinh bột, etanol
C mantozơ, etanol
D saccarozơ, etanol
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein