- ĐK sóng kết hợp và giao thoa với hai nguồn không...
- Câu 1 : Tại hai điểm A và B trong một môi trường truyền sóng có hai nguồn sóng kết hợp, dao động cùng phương với phương trình lần lượt là uA = acosωt và uB = acos(ωt +π). Biết tốc độ và biên độ sóng do mỗi nguồn tạo ra không đổi trong quá trình sóng truyền. Trong khoảng giữa A và B có giao thoa sóng do hai nguồn trên gây ra. Phần tử vật chất tại trung điểm của đoạn AB dao động với biên độ bằng
A 0
B a/2
C a
D 2a
- Câu 2 : Trên mặt thoáng chất lỏng có 2 nguồn kết hợp A và B , phương trình dao động tại A, B là uA = sin ωt(cm) ; uB = sin(ωt + π)(cm) . Tại O là trung điểm của AB sóng có biên độ:
A Bằng 0
B 2 cm
C 1 cm
D cm
- Câu 3 : Thực hiện giao thoa sóng cơ với 2 nguồn kết hợp ngược pha S1 và S2 phát ra 2 sóng có cùng biên độ 1cm, bước sóng λ = 20 cm thì tại điểm M cách S1 một đoạn 50 cm và cách S2 một đoạn 10 cm sẽ có biên độ sóng tổng hợp là
A 2 cm
B 0
C √2 cm
D cm
- Câu 4 : Ở bề mặt một chất lỏng có hai nguồn phát sóng kết hợp S1 và S2 cách nhau 20 cm. Hai nguồn này dao động theo phương thẳng đứng có phương trình lần lượt là u1 = 5cos40πt (mm) và u2 = 5cos(40πt + π) (mm). Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 80 cm/s. Số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn thẳng S1S2 là
A 11
B 9
C 10
D 8
- Câu 5 : Trong thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn AB cách nhau 14,5 cm dao động ngược pha. Điểm M trên AB gần trung điểm I của AB nhất, cách I là 0,5 cm luôn dao động cực đại. Số điểm dao động cực đại trên đường elíp thuộc mặt nước nhận A, B làm tiêu điểm là
A 28 điểm
B 18 điểm
C 30 điểm
D 14 điểm
- Câu 6 : Trong một thí nghiệm về giao thoa sóng nước trên mặt nước, hai nguồn kết hợp ngược pha A, B dao động với tần số 20Hz. Tại điểm M cách nguồn A, B những khoảng 20cm và 24,5cm, sóng có biên độ cực đại. Giữa M và đường trung trực của AB còn có một dãy cực đại khác. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước:
A 30cm/s
B 40cm/s
C 45cm/s
D 60cm/s
- Câu 7 : Hai nguồn sóng cơ A và B cách nhau 24cm là hai tâm dao động phát đồng thời hai sóng, với phương trình dao động lần lượt là u1 = 7cos(40πt) cm và u2 = 7cos(40πt + π) trong đó t tính bằng giây. Coi biên độ sóng không đổi khi truyền đi và bước sóng lan truyền là 6cm. Viết phương trình dao động tổng hợp tại điểm M trên mặt nước cách A một khoảng 27cm và cách B một khoảng 18cm.
A uM = -14cos(40πt - 5π)cm.
B uM = 14cos(40πt - 7π) cm
C uM = -7cos(40πt - 5π)cm.
D uM = 7cos(40πt - 7π) cm
- Câu 8 : Trên bề mặt chất lỏng có hai nguồn dao động A và B có phương trình lần lượt : u1 = 4cos40πt mm và u2 = 4cos(40πt + π/3) mm, bước sóng lan truyền 6cm. Gọi O là trung điểm của AB, hai điểm M và N lần lượt nằm trên OA và OB cách O tương ứng 0,5cm và 2cm. Tại thời điểm t vận tốc của điểm M là 12√3cm/s thì vận tốc tương ứng tại điểm N là:
A 12√3 cm/s
B - 12√3cm/s
C -36cm/s
D -18cm/s
- Câu 9 : Trên bề mặt chất lỏng có hai nguồn dao động A và B có phương trình lần lượt : u1 = 4cos40πt mm và u2 = 4cos(40πt + π/3) mm, bước sóng lan truyền 6cm. Gọi O là trung điểm của AB, hai điểm M và N lần lượt nằm trên OA và OB cách O tương ứng 0,5cm và 2cm. Tại thời điểm t li độ của điểm M là 1,2cm thì li độ tại điểm N là:
A 0,4√3 cm
B – 0,6√3cm
C -0,6cm
D 0,4cm
- Câu 10 : Hai nguồn sóng cơ A và B cách nhau 24cm là hai tâm dao động phát sóng đồng thời 2 sóng, với phương trình dao động lần lượt là u1 = -u2 = 7cos(40πt) cm trong đó t đo bằng giây (coi biên độ sóng ko đổi khi truyền đi). Sóng tạo ra sóng ngang, lan truyền trong môi trường với tốc độ 1,2m/s. Số điểm dao động với biên độ 7√2 cm trên đoạn nối A và B là:
A 8
B 16
C 10
D 6
- Câu 11 : Cho hai nguồn sóng dao động giống hệt nhau, với biên độ 2cm. Khoảng cách giữa hai nguồn sóng là 60cm, bước sóng 20cm. Coi biên độ sóng ko thay đổi trong quá trình truyền sóng. Số điểm dao động với biên độ 3cm trên đường tròn bao quanh hai nguồn là:
A 12
B 6
C 20
D 24
- Câu 12 : Tại hai điểm A và B trên mặt chất lỏng có hai nguồn phát sóng dao động với các phương trình lần lượt là u1 = a1cos(ωt + π/2) và u2 = a2cos(ωt + π). Bước sóng tạo ra là 4cm. Một điểm M trên mặt chất lỏng cách các nguồn lần lượt là d1 và d2. Xác định điều kiện để M nằm trên cực tiểu. Với m là số nguyên.
A d1 – d2 = 4m + 2 (cm)
B d1 – d2 = 4m + 1 (cm)
C d1 – d2 = 2m + 1 (cm)
D d1 – d2 = 2m - 1 (cm)
- Câu 13 : Giao thoa giữa hai sóng kết hợp A và B trên mặt nước với các phương trình lần lượt là u1 = a1cosωt và u2 = a2cos(ωt + α) . Điểm M dao động cực tiểu và có hiệu đường đi đến hai nguồn MA – MB = 1/4 bước sóng. Chọn hệ thức đúng:
A α = (2m +1) π với m là số nguyên.
B α = (2m + 0,5) π với m là số nguyên.
C α = (2m - 1) π với m là số nguyên.
D α = (2m + 0,25) π với m là số nguyên.
- Câu 14 : Giao thoa giữa hai sóng kết hợp A và B trên mặt nước với các phương trình lần lượt là u1 = a1cosωt và u2 = a2cos(ωt + α) . Điểm M dao động cực đại và có hiệu đường đi đến hai nguồn MA – MB = 1/3 bước sóng.Giá trị của α không thể bằng:
A 10π/3
B 2π/3
C -2π/3
D 4π/3
- Câu 15 : Giao thoa giữa hai sóng kết hợp A và B trên mặt nước với các phương trình lần lượt là u1 = a1cosωt và u2 = a2cos(ωt + π /6). Trên đường nối hai nguồn, trong số những điểm có biên độ dao động cực đại thì điểm M gần đường trung trực nhất cách đường trung trực một khoảng bằng:
A 1/24 bước sóng và M nằm về phía A
B 1/12 bước sóng và M nằm về phía B.
C 1/24 bước sóng và M nằm về phía B.
D 1/12 bước sóng và M nằm về phía A.
- Câu 16 : Giao thoa giữa hai sóng kết hợp A và B trên mặt nước với các phương trình lần lượt là u1 = a1cosωt và u2 = a2cos(ωt + α). Trên đường nối hai nguồn, trong số những điểm có biên độ dao động cực đại thì điểm M gần đường trung trực nhất ( nằm về phía A ) cách đường trung trực một khoảng bằng 1/6 bước sóng. Giá trị của α có thể là:
A -π/3
B 2π/3
C π/2
D -π/2
- Câu 17 : Tại 2 điểm A và B trên mặt nước ( AB = 10cm ) có hai nguồn sóng kết hợp. Số cực đại trên AB là 10 và cực đại M gần A nhất và cực đại N nằm gần B nhất. Biết MA = 0,75cm và NB = 0,25cm. Độ lệch pha của hai nguồn có thể là:
A π/3
B 2π/3
C π/2
D -π/2
- Câu 18 : Trên mặt nước có hai nguồn phát sóng kết hợp S1 và S2 dao động theo các phương trình lần lượt là u1 = a1cos(50 πt + π/2) và u2 = a2cos(50 πt) . Tốc độ truyền sóng của các nguồn trên mặt nước là 1m/s. Hai hệ P,Q thuộc hệ vân giao thoa có hiệu khoảng cách đến hai nguồn là PS1 – PS2 = 5cm, QS1 – QS2 = 7cm. Hỏi các điểm P, Q nằm trên đường giao thoa cực đại hay cực tiểu.
A P,Q thuộc cực đại
B P,Q thuộc cực tiểu
C P cực đại, Q cực tiểu
D P cực tiểu, Q cực đại
- Câu 19 : Hai nguồn kết hợp A và B cách nhau 50mm lần lượt dao động theo phương trình u1 = Acos200πt(cm) và u2 = Acos(200πt + π)(cm) trên mặt thoáng của thuỷ ngân. Xét về một phía của đường trung trực của AB, người ta thấy vân bậc k đi qua điểm M có MA – MB = 12mm và vân bậc (k +3)(cùng loại với vân bậc k) đi qua điểm N có NA – NB = 36mm. Số điểm cực đại giao thoa trên đoạn AB là
A 12
B 13
C 11
D 14
- Câu 20 : Trên mặt nước tại A, B có hai nguồn sóng kết hợp có phương trình uA = Acosωt và uB = Acos(ωt + π). Những điểm nằm trên đường trung trực của AB sẽ
A dao động với biên độ lớn nhất.
B dao động với biên độ nhỏ nhất.
C dao động với biên độ bất kì.
D dao động với biên độ trung bình.
- Câu 21 : Trên mặt thoáng chất lỏng có hai nguồn kết hợp A và B. Phương trình dao động tại A, B là uA = cos ωt(cm); uB = cos(ωt + π)(cm). Tại O là trung điểm của AB sóng có biên độ
A 0cm.
B 2cm.
C 1cm.
D √2 cm.
- Câu 22 : Tại mặt nước nằm ngang có hai nguồn kết hợp A, B dao động theo phương thẳng đứng với phương trình lần lượt là: u1 = a1sin( 40πt + π/6) cm, u2= a2 sin( 40πt + π /2) cm. Hai nguồn đó tác động lên mặt nước tại hai điểm A, B cách nhau 18 cm. Biết v = 120cm/s. M là một điểm trong trường giao thoa và giữa M và đường trung thực của AB còn 2 cực tiểu khác.Gọi C và D là hai điểm thuộc mặt nước sao cho A,B,C,D là hình vuông số điểm dao động cực tiểu trên đoạn C, D là:
A 4
B 3
C 2
D 1
- Câu 23 : Hai nguồn sóng kết hợp A và B cách nhau 50mm lần lượt dao động theo phương trình x1= acos200πt (cm) và x2 = acos(200πt - π /2) (cm) trên mặt thoáng của thuỷ ngân. Xét về một phía của đường trung trực của AB, người ta thấy vân lồi bậc k đi qua điểm M có MA – MB = 12mm và vân lồi bậc k + 3 đi qua điểm N có NA – NB = 36mm. Số điểm cực đại giao thoa trên đoạn AB là:
A 12
B 13
C 11
D 14
- Câu 24 : Tại hai điểm A, B trên mặt chất lỏng cách nhau 15cm có hai nguồn phát sóng kết hợp dao động theo phương trình u1 = acos(40 πt) cm và u2 = bcos(40πt + π) cm. Tốc độ truyền sóng trên bề mặt chất lỏng là 40cm/s. Gọi E, F là 2 điểm trên đoạn AB sao cho AE = EF = FB. Tìm số cực đại trên EF.
A 5
B 6
C 4
D 7
- Câu 25 : Ở bề mặt một chất lỏng có hai nguồn phát sóng kết hợp S1 và S2 cách nhau 20cm. Hai nguồn này dao động theo phương thẳng đứng có phương trình lần lượt là u1 = 5cos (40πt + π/6) (mm) và u2 =5cos(40πt + 7π/6) (mm). Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 80 cm/s. Hỏi tại M cách nguồn 1 một đoạn là 8 cm, nguồn 2 một đoạn là 6 cm thì biên độ dao động sẽ là:
A 10
B 0
C 5 √2
D 5 √3
- Câu 26 : Tại hai điểm A, B trong một môi trường truyền sóng có hai nguồn sóng kết hợp dao động cùng phương với phương trình là: uA= acos(ωt ), uB = a cos(ωt + π /2) biết vân tốc và biên độ sóng do mỗi nguồn tạo ra không đổi trong quá trình sóng truyền. trong khoảng giữa A, B có giao thoa sóng do hai nguồn trên gây rA. Phần tử vật chất tại trung điểm của A,B dao động với biên độ là;
A 0
B a/ √2
C a
D a√2
- Câu 27 : Tại hai điểm A và B trong môi trường truyền sóng có hai nguồn sóng kết hợp, dao động cùng phương với phương trình lần lượt là uA = acos(ωt ); uB = acos(ωt + π). biết vân tốc và biên độ sóng do mỗi nguồn tạo ra không đổi trong quá trình sóng truyền. trong khoảng giữa A, B có giao thoa sóng do hai nguồn trên gây rA. Phần tử vật chất tại trung điểm của A,B dao động với biên độ là;
A 0
B a/ √2
C a
D 2a
- Câu 28 : Hai nguồn S1 và S2 trên mặt nước dao động với phương trình u1 = a1cos(90πt) cm và u2 = a2cos(90πt + π/8) cm ( t đo bằng giây). Xét về một phía đường trung trực của S1S2 ta thấy vân bậc k đi qua điểm M có hiệu số MS1 – MS2 = 13,5cm và vân bậc k+2 (cùng loại với k) đi qua điểm M’ có M’S1 - M’S2 = 21,5cm. Tìm tốc độ truyền sóng trên mặt nước, các vân là cực đại hay cực tiểu.
A 25cm/s, cực tiểu
B 360cm/s , cực tiểu
C 25cm/s, cực đại
D 360cm/s, cực đại
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 2 Con lắc lò xo
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 4 Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 5 Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và Phương pháp Fre-Nen
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 7 Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 9 Sóng dừng
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 12 Đại cương về dòng điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 13 Các mạch điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 14 Mạch có R, L, C mắc nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 16 Truyền tải điện năng và máy biến áp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 15 Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều và Hệ số công suất