Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Hóa học năm 2015 - Tr...
- Câu 1 : Trong phòng thí nghiệm, người ta tiến hành thí nghiệm của kim loại Cu với HNO3 đặc. Biện pháp xử lí tốt nhất để khí tạo thành khi thoát ra ngoài ít gây ô nhiễm môi trường nhất là
A nút ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch Ca(OH)2
B nút ống nghiệm bằng bông tẩm nước
C nút ống nghiệm bằng bông khô
D nút ống nghiệm bằng bông tẩm cồn.
- Câu 2 : Cho a gam Na vào 160 ml dung dịch gồm Fe2(SO4)3 0,125M và Al2(SO4)3 0,25M. Tách kết tủa rồi nung đến khối lượng không đổi thì thu được 5,24 gam chất rắn. Giá trị a nào sau đây là phù hợp?
A 11,5.
B 9,2.
C 10,35.
D 9,43.
- Câu 3 : Thực hiện các thí nghiệm sau:Thí nghiệm 1: Trộn 0,015 mol ancol no X với 0,02 mol ancol no Y rồi cho tác dụng hết với Na được 1,008 lít H2.Thí nghiệm 2: Trộn 0,02 mol ancol X với 0,015 mol ancol Y rồi cho hợp tác dụng hết với Na được 0,952 lít H2.Thí nghiệm 3: Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp ancol như trong thí nghiệm 1 rồi cho tất cả sản phẩm cháy đi qua bình đựng CaO mới nung, dư thấy khối lượng bình tăng thêm 6,21 gam. Biết thể tích các khi đo ở đktc. Công thức 2 ancol là
A C2H4(OH)2 và C3H6(OH)2.
B C2H4(OH)2 và C3H5(OH)3.
C CH3OH và C2H5OH.
D C2H5OH và C3H7OH
- Câu 4 : Cho các thí nghiệm sau :- Cho dung dịch AlCl3 dư vào dung dịch NaOH- Cho Ba kim loại vào dung dịch NH4HCO3- Cho Zn vào dung dịch KOH dư- Cho dung dịch NH4Cl vào dung dịch NaAlO2 (hay Na[Al(OH)4]- Cho dung dịch Mg(HSO4)2 vào dung dịch BaCl2Số thí nghiệm sau khi hoàn thành không có kết tủa là:
A 1
B 2
C 3
D 4
- Câu 5 : Nung 10,84 gam hỗn hợp X gồm 2 muối natri của 2 axit cacboxylic (một axit đơn chức và một axit hai chức) với NaOH dư thu được 2,24 lít khí metan (đktc). Hãy cho biết, nếu đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X bằng oxi thì thu được bao nhiêu gam Na2CO3?
A 5,3 gam
B 6,36 gam
C 7,42 gam
D 8,48 gam
- Câu 6 : Hỗn hợp X gồm chất Y (C2H8N2O4) và chất Z (C5H10N2O3); trong đó, Y là muối của axit đa chức, Z là đipeptit mạch hở. Cho 33,2 gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được 0,3 mol khí. Mặt khác 33,2 gam X tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được m gam chất hữu cơ. Giá trị của m là:
A 18,25
B 37,20
C 23,70
D 31,75
- Câu 7 : Nhận xét nào đúng khi điện phân dung dịch chứa hỗn hợp HCl và H2SO4?
A pH dung dịch giảm dần trong suốt quá trình điện phân.
B pH dung dịch tăng lên đến giá trị nhất định rồi không thay đổi nữa
C pH dung dịch giảm xuống đến giá trị nhất định rồi tăng lên
D pH dung dịch tăng dần đến giá trị nhất định rồi giảm xuống
- Câu 8 : Dãy nào sau đây gồm các kim loại được sắp xếp theo chiều tăng dần về khả năng khử H2O?
A K, Na, Mg, Al
B Al, Mg, Na, K
C Mg, Al, Na, K
D Al, Mg, K, Na
- Câu 9 : Cho dãy điện hóa sau có E0 tăng dần từ trái sang phải: Zn2+/Zn; Fe2+/Fe; Cu2+/Cu; Fe3+/Fe2+; Ag+/Ag. Phản ứng giữa cặp chất nào dưới đây có thể xảy ra:
A Fe và Zn(NO3)2
B Ag và Fe(NO3)3
C Fe(NO3)2 và AgNO3
D Cu và Fe(NO3)2
- Câu 10 : Để thu được poli(vinyl ancol): (-CH2-CH(OH)-)n người ta tiến hành :
A Trùng hợp ancol acrylic.
B Thủy phân poli(vinylaxetat) trong môi trường kiềm
C Trùng hợp ancol vinylic.
D Trùng ngưng glyxin
- Câu 11 : Hòa tan Fe3O4 trong dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được dung dịch X. Dung dịch X tác dụng được với bao nhiêu chất trong các chất sau: Br2, H2S, KMnO4, NaNO3, BaCl2, NaOH, KI?
A 6
B 5
C 4
D 7
- Câu 12 : Khí CO2 thải ra nhiều được coi là ảnh hưởng xấu đến môi trường vì:
A Rất độc
B Gây hiệu ứng nhà kính.
C Phân hủy tạo bụi cho môi trường
D Dễ phân hủy cho ra khí độc CO
- Câu 13 : Khi điều chế C2H4 từ C2H5OH và H2SO4 đặc ở thì thu được khí C2H4 có lẫn CO2 và SO2 . Nếu cho hỗn hợp khí đi qua các dung dịch : KMnO4, Ca(OH)2, KHCO3, Br2, NaOH thì số dung dịch có thể dùng để loại bỏ CO2 và SO2 đi được là:
A 1
B 2
C 3
D 4
- Câu 14 : Hợp chất hữu cơ X được điều chế từ metylbenzen theo sơ đồCTCT của Z là
A -O2N-C6H4-COOC2H5.
B m-O2N-C6H4-COOC2H5.
C p-O2N-C6H4-COOC2H5
D o-O2N-C6H4-COOC2H5 và p-O2N-C6H4-COOC2H5.
- Câu 15 : Cho dãy các chất: phenol, anilin, phenylamoni clorua, natri phenolat, etanol. Số chất trong dãy phản ứng được với NaOH (trong dung dịch) là:
A 3
B 2
C 1
D 4
- Câu 16 : Cho 1,288 gam hỗn hợp X gồm Ca, Al và Mg phản ứng hết với O2 dư thu được 2,344 gam hỗn hợp Y gồm 3 oxit. Cho Y phản ứng vừa đủ với V lít dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là
A 0,066.
B 0,132.
C 0,033.
D 0,198.
- Câu 17 : Cho m gam glucozơ và fructozơ tác dụng với lượng dư dd AgNO3/NH3 tạo ra 43,2 gam Ag. Cũng m gam hỗn hợp này tác dụng vừa hết với 8 gam Br2 trong dung dịch. Số mol glucozơ và fructozơ trong hỗn hợp này lần lượt là
A
0,05 mol và 0,15 mol.
B
0,10 mol và 0,15 mol.
C
0,2 mol và 0,2 mol.
D
0,05 mol và 0,35 mol.
- Câu 18 : Cho 11,8 gam amin đơn chức bậc I X tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Làm bay hơi dung dịch Y được 19,1 gam muối khan. Số công thức cấu tạo ứng với công thức phân tử của X là
A 3
B 2
C 4
D 1
- Câu 19 : Cho hỗn hợp chứa a mol Fe tác dụng với dung dịch chứa b mol Cu2+ và c mol Ag+, đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch A chứa 3 cation kim loại và chất rắn B . Cho dung dịch A tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được kết tủa E. Nung E trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được hỗn hợp chất rắn chứa hai chất. Điều kiện của a so với b, c là:
A
B
C
D
- Câu 20 : Hoà tan m(g) hỗn hợp X gồm Fe, FeS, FeS2 và S vào dung dịch HNO3 đặc, nóng thu được dung dịch Y (không chứa muối amoni) và 49,28 lít hỗn hợp khí NO, NO2 nặng 85,2 (g). Cho Ba(OH)2 dư vào Y, lấy kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 148,5 gam chất rắn khan. Giá trị của m làA. 38,4 (g). B. 24,8 (g). C. 28,8. D. 27,4.
A 38,4 .
B 24,8 .
C 28,8.
D 27,4.
- Câu 21 : Cho H2 và 1 olefin có thể tích bằng nhau qua Ni đun nóng ta được hỗn hợp A . Biết tỉ khối hơi của A đối với H2 là 23,2. Hiệu suất phản ứng hiđro hoá là 75%. Công thức phân tử olefin là
A C2H4
B C2H4
C C4H8.
D C5H10.
- Câu 22 : Hợp chất metylamin là
A amin bậc II.
B amin bậc I.
C amin bậc III.
D amin bậc 0
- Câu 23 : Một dung dịch có chứa HCO3-; 0,2 mol Ca2+; 0,8 mol Na+; 0,1 mol Mg2+; 0,8 mol Cl-. Cô cạn cẩn thận dung dịch thì lượng muối khan thu được là:
A 75,2 gam
B 72,5 gam
C 96,6 gam
D 118,8 gam
- Câu 24 : Trộn 13,6 gam phenyl axetat với 250 ml dung dịch NaOH 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hòan toàn cô cạn dung dịch được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là:
A 8,2
B 21,6
C 19,8
D 21,8
- Câu 25 : Chỉ dùng các chất nào dưới đây để có thể phân biệt 2 đồng phân cấu tạo đồng chức có cùng CTPT C3H8O ?
A Na, H2SO4 đặc
B CuO (t0), dd AgNO3/NH3
C Na và CuO (t0)
D Na, dd AgNO3/NH3
- Câu 26 : Hợp chất mạch hở X có CTPT C2H4O2. Cho tất cả các đồng phân mạch hở của X tác dụng với Na, NaOH, AgNO3/NH3. Số phản ứng hóa học xảy ra:
A 3
B 4
C 5
D 6
- Câu 27 : Khi thủy phân không hoàn toàn một peptit X (MX = 293) thu được hai peptit Y và Z. Biết 0,472 gam Y phản ứng vừa đủ với 18 ml dung dịch HCl 0,222 M đun nóng và 0,666 gam Z phản ứng vừa đủ với 14,7 ml dung dịch NaOH 1,6% (d = 1,022 gam/ml) đun nóng. Biết rằng khi thủy phân hoàn toàn X thu được hỗn hợp 3 amino axit là glyxin, alanin và phenyl alanin. Công thức cấu tạo của X là
A Ala-Phe-Gly
B Gly-Phe-Ala-Gly.
C Ala-Phe-Gly-Ala.
D Gly- Ala-Phe
- Câu 28 : Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch hỗn hợp gồm a mol HCl và b mol AlCl3, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau Tỉ lệ b : a là
A 3 : 5
B 4 : 3
C 2 : 1
D 4 : 5
- Câu 29 : Hai chất hữu cơ X, Y có cùng CTPT là C3H7NO2 , đều là chất rắn ở nhiệt độ thường . Chất X phản ứng với dd NaOH , giải phóng khí. Chất Y có phản ứng trùng ngưng. Các chất X và Y lần lượt là :
A Vinylamoni fomat, amoni acrylat
B amoni acrylat, axit 2-aminopropionic
C axit 2-aminopropionic, amoni acrylat
D axit 2-aminopropionic và axit 3-aminopropionic
- Câu 30 : Cho m gam bột Mg vào 400ml dung dịch hỗn hợp gồm Fe(NO3)3 0,1M và H2SO4 0,75M. Đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch A(không chứa muối amoni), 1,12 gam chất rắn B, khí C . Giá trị m là
A 6,72 g
B 4,08g
C 7,2g
D 6,0g
- Câu 31 : Xà phòng hoá 1kg lipit có chỉ số axit là 2,8 người ta cần dùng 350 ml KOH 1M. Khối lượng glixerol thu được là bao nhiêu?
A 9,2gam
B 18,4 gam
C 32,2 gam
D 16,1 gam
- Câu 32 : Có các nhận định sau đây: 1)Nguyên tắc sản xuất gang là khử sắt bằng CO ở nhiệt độ cao. 2)Nguyên tắc sản xuất thép là khử các tạp chất trong gang. 3)Tính chất hóa học của Fe2+ là tính khử và tính oxi hóa. 4)Nước cứng là nước có chứa nhiều ion Ca2+, Mg2+ Số nhận định đúng là
A 1
B 2
C 3
D 0
- Câu 33 : Phần trăm khối lượng của nguyên tố nitơ trong lysin là
A 17,98%
B 19,17%
C 15,73%
D 19,05%
- Câu 34 : Cho các phản ứng:Số phản ứng tạo ra kim loại Cu là
A 2
B 4
C 3
D 5
- Câu 35 : Đốt cháy hoàn toàn 0,4 mol hỗn hợp X gồm ancol metylic, ancol etylic và ancol isopropylic rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào nước vôi trong dư được 80 gam kết tủa. Thể tích oxi (đktc) tối thiểu cần dùng là:
A 26,88 lít.
B 23,52 lít.
C 21,28 lít.
D 16,8 lít.
- Câu 36 : Cho 6,5 gam Zn vào dung dịch chứa hỗn hợp Cu(NO3)2 và H2SO4 (loãng). Sau một thời gian, Zn tan hoàn toàn, thu được khí X và dung dịch Y. Cô cạn Y được 20,1 gam hỗn hợp 2 muối khan. Xác định thể tích khí X (biết trong phản ứng N+5 chỉ bị khử về N+2, thể tích khí đo ở đktc).
A 2,24 lít
B 1,68 lít
C 1,49 lít
D 2,80 lít
- Câu 37 : Cho hỗn hợp Na, Al vào nước dư thu được 4,48 lit H2 (đktc) và dung dịch X chỉ chứa 1 chất tan. Sục CO2 dư vào dung dịch X thì thu được bao nhiêu gam kết tủa ?
A 10,4 gam
B 7,8 gam
C 3,9 gam
D 15,6 gam
- Câu 38 : Cho một dòng điện có cường độ không đổi đi qua 2 bình điện phân mắc nối tiếp. Bình 1 chứa 500 ml dung dịch CuSO4(điện cực trơ), bình 2 chứa 100 ml dung dịch hỗn hợp AgNO3 0,2M; Cu(NO3)2 0,3M, Fe(NO3)3 0,1M (điện cực trơ). Sau một thời gian ngắt dòng điện, thấy bình 1 có pH =1 và catot của bình 2 tăng thêm m gam. Biết thể tích dung dịch không thay đổi trong suốt quá trình điện phân. Giá trị của m là
A 1,72.
B 2,16.
C 3,44
D 2,80.
- Câu 39 : Mô tả hiện tượng nào sau đây không đúng?
A Nhỏ từ từ dung dịch Na2CO3 vào dung dịch HCl, ngay lập tức thấy bọt khí xuất hiện.
B Nhỏ dung dịch NH3 từ từ cho đến dư vào dung dịch AlCl3, thấy kết tủa xuất hiện, kết tủa tăng dần và tan mất.
C Nhỏ dung dịch KOH vào dung dịch K2Cr2O7 thấy dung dịch chuyển từ da cam sang vàng tươi.
D Nhỏ dung dịch NaOH từ từ cho đến dư vào dd Cr(NO3)3, thấy kết tủa xuất hiện, kết tủa tăng dần và tan mất.
- Câu 40 : Cho 3,6 gam bột Mg vào dung dịch chứa hỗn hợp gồm CuCl2 0,12 mol và FeCl3 0,02 mol. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn được chất rắn A . Khối lượng chất rắn A là:
A 8,24g
B 8,16g
C 8,46g
D 8,8g
- Câu 41 : Công thức tổng quát của hiđrocacbon X bất kì có dạng CnH2n+2-2a (n nguyên, a≥0) . Kết luận nào dưới đây luôn đúng:
A a=0 → CnH2n+2 (n≥1) => X là ankan
B a=1 → CnH2n (n≥2) => X là anken hay xicloankan
C a=2 → CnH2n-2 (n≥2) => X là ankin hay xicloankan
D a=4 → CnH2n-6 (n≥6) =>X là aren
- - Bộ câu hỏi Nhanh như chớp !!
- - Trắc nghiệm lý thuyết bằng lái xe máy A1 - Đề số 1 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm môn luật đất đai - Đề số 1 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm môn luật đất đai - Đề số 2 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm ngữ pháp Tiếng Anh tìm lỗi sai - Đề số 1 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm môn luật đất đai - Đề số 3 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm môn luật đất đai - Đề số 4 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm lý thuyết bằng lái xe máy A1 - Đề số 2
- - Trắc nghiệm lý thuyết bằng lái xe máy A1 - Đề số 3
- - Trắc nghiệm lý thuyết bằng lái xe máy A1 - Đề số 4