Câu hỏi trắc nghiệm kinh tế quốc tế theo chương có...
- Câu 1 : Xuất khẩu tại chỗ là hình thức xuất khẩu:
A. Xuất khẩu hàng hoá vô hình
B. Cung cấp hàng hoá, dịch vụ cho khách du lịch quốc tế
C. Gia công thuê cho nước ngoài và thuê nước ngoài gia công
D. Nhập khẩu tạm thời và sau đó xuất khẩu sang một nước khác
- Câu 2 : Chức năng của thương mại quốc tế:
A. Làm biến đổi cơ cấu giá trị sử dụng của sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân
B. Giúp các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài giảm thuế thu nhập doanh nghiệp do có sự chênh lệch thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp giữa các quốc gia
C. Góp phần nâng cao hiệu quả của nền kinh tế quốc dân do khai thác triệt để lợi thế của quốc gia
D. A và C
- Câu 3 : Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là hình thức đầu tư:
A. Của tư nhân,công ty vào một công ty ở nước khác và trực tiếp điều hành công ty đó
B. Mua cổ phiếu,trái phiếu của một doanh nghiệp ở nước khác
C. Cho vay ưu đãi giữa chính phủ các nước
D. Dùng cải cách hành chính,tư pháp, tăng cường năng lực của cơ quan quản lý nhà nước
- Câu 4 : Một trong các chức năng cơ bản của thị trường ngoại hối là:
A. Xác định lượng tiền cần bơm vào lưu thông trong nước
B. Đáp ứng nhu cầu mua bán ,trao đổi ngoại tệ phục vụ cho chu chuyển,thanh toán quốc tế
C. Giúp nhà đầu tư tránh được rủi ro bằng việc đầu tư ra nước ngoài
D. Cân bằng cán cân thanh toán quốc gia
- Câu 5 : Nghiệp vụ kinh doanh chênh lệch tỷ giá được định nghĩa:
A. Là nghiệp vụ mua bán ngoại tệ mà việc chuyển giao ngoại tệ được thực hiện ngay
B. Là nghiệp vụ mua bán ngoại tệ mà việc giao nhận được thực hiện trong một thời gian nhất định
C. Là nghiệp vụ mua bán ngoại tệ thu lợi dựa vào mức chênh lệch tỷ giá giữa các thị trường ngoại hối
D. Là nghiệp vụ bán một đồng tiền nào đó ở thời điểm hiện tại và mua lại chính đồng tiền đó tại một thời điểm
- Câu 6 : Các quốc gia hội nhập kinh tế quốc tế vì:
A. Giảm bớt được hàng rào thuế khi xuất khẩu
B. Tăng dòng vốn đầu tư quốc tế vào trong nước
C. Điếu chỉnh được hiệu quả hơn các chính sách thương mại
D. Tất cả các ý kiến trên
- Câu 7 : Một trong các mục tiêu của khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) là:
A. Chống lại sự ảnh hưởng của kinh tế Trung Quốc tới khu vực Đông Nam Á
B. Mở rộng quan hệ thương mại với các nước ngoài khu vực
C. Thúc dục Quốc Hội Mỹ trao quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) cho các quốc gia thành viên của ASEAN
D. Tăng giá dầu thô
- Câu 8 : Chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi tự do là chế độ:
A. Tỷ giá được hình thành trên cơ sở ấn định mức tỷ giá trung tâm
B. Tỷ giá được xác định hoàn toàn dựa trên tương quan cung cầu giữa các đồng tiền trên thị trường ngoại hối
C. Tỷ giá được xác định bởi chính sách điều chỉnh của Chính phủ nhằm dịch chuyển các đường cung cầu ngoại tệ để chúng cắt nhau tại mức ngang giá chính thức
D. Không có câu nào ở trên
- Câu 9 : Khi tỷ giá hối đoái tăng lên, sẽ gây ra tác động làm:
A. Tăng dòng vốn đầu tư từ trong nước ra nước ngoài
B. Giảm dòng vốn đầu tư từ trong nước ra nước ngoài
C. Kích thích tiêu dùng hàng hóa nhập khẩu
D. Tất cả đáp án trên
- Câu 10 : Nhân tố nào ảnh hưởng đến sự biến động của tỷ giá hối đoái:
A. Chính sách điều chỉnh lãi suất của Chính phủ
B. Sự biến đổi của tỷ lệ lạm phát
C. Sự thay đổi của tỷ trọng xuất nhập khẩu quốc gia
D. Tất cả các ý kiến trên
- Câu 11 : Các bộ phận cấu thành nền kinh tế thế giới bao gồm:
A. Các quốc gia trên thế giới
B. Các tổ chức kinh tế quốc tế cùng với các mối quan hệ kinh tế quốc tế
C. Các quốc gia và các liên kết kinh tế quốc tế
D. Các chủ thể kinh tế quốc tế (bao gồm các quốc gia, các chủ thể ở cấp độ cao hơn và thấp hơn quốc gia) cùng với các mối quan hệ kinh tế quốc tế
- Câu 12 : Phát biểu nào sau đây về toàn cầu hóa là đúng:
A. Toàn cầu hóa là một quá trình phát triển mạnh mẽ các quan hệ kinh tế quốc tế trên quy mô toàn cầu
B. Toàn cầu hóa là một quá trình loại bỏ sự phân tách cách biệt về biên giới lãnh thổ quốc gia
C. Toàn cầu hóa là quá trình loại bỏ sự phân đoạn thị trường để đi đến một thị trường toàn cầu duy nhất
D. Cả a, b, c
- Câu 13 : Đâu là sự khác biệt giữa toàn cầu hóa và khu vực hóa:
A. Là sự mở rộng, gia tăng mức độ phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế
B. Giúp khai thác các nguồn lực một cách hiệu quả trên quy mô lớn
C. Loại bỏ các trở ngại về rào cản trong quan hệ kinh tế quốc tế giữa các quốc gia
D. Làm gia tăng về cường độ và khối lượng của các quan hệ kinh tế quốc tế
- Câu 14 : Chủ thế kinh tế quốc tế bao gồm:
A. Chủ thể ở cấp độ quốc gia
B. Chủ thế ở cấp độ cao hơn quốc gia
C. Chủ thể ở cấp độ thấp hơn quốc gia
D. Cả a, b, c
- Câu 15 : Lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith cho rằng:
A. Trong trao đổi quốc tế, tất cả các quốc gia đều có lợi
B. Trong trao đổi quốc tế, các quốc gia chỉ có lợi khi họ trao đổi theo một tỉ lệ nhất định
C. Trong trao đổi quốc tế, các quốc gia được lợi khi họ tập trung chuyên môn hóa và xuất khẩu những sản phẩm có lợi thế tuyệt đối
D. B và C
- Câu 16 : Tác động của thuế quan nhập khẩu:
A. Phân phối lại thu nhập
B. Không tác động đến giá nội địa của hàng hóa nhập khẩu mà chỉ tác động đến khối lượng hàng hóa nhập khẩu
C. Khuyến khích xuất khẩu
D. Không phải các phương án trên
- Câu 17 : Nhà nước quản lý hoạt động ngoại thương bằng các công cụ:
A. Hạn ngạch nhập khẩu
B. Các kế hoạch phát triển kinh tế
C. Hệ thống kho đệm và dự trữ quốc gia
D. Cả a, b, c
- Câu 18 : Hình thức nào sau đây không được coi là hỗ trợ phát triển chính thức (ODA):
A. Viện trợ đa phương
B. Những khoản cho vay của các tổ chức chính thức theo các điều khoản thương mại
C. Viện trợ lương thực thực phẩm
D. Giúp đỡ kỹ thuật
- Câu 19 : Thứ tự về thời gian Việt Nam gia nhập các tổ chức (sớm nhất - > muộn nhất)
A. ASEAN – APEC – AFTA – WTO
B. APEC – ASEAN – AFTA – WTO
C. ASEAN – AFTA – APEC – WTO
D. AFTA – ASEAN – APEC – WTO
- Câu 20 : ODA nằm trong tàikhoản nào trong số các tài khoản sau:
A. Tài khoản vãng lai
B. Tài khoản vốn
C. Tài khoản dự trữ chính thức quốc gia
D. Tài khoản chênh lệch số thống kê
- Câu 21 : Khi sức mua của đồng tiền Việt Nam tăng so với đồng USD thì điều gì sau đây xảy ra:
A. Xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ tăng, nhập khẩu từ Mỹ giảm
B. Cả xuất khẩu và nhập khẩu đều tăng
C. Cả xuất khẩu và nhập khẩu đều giảm
D. Xuất khẩu giảm, nhập khẩu tăng
- Câu 22 : Việc Ngân hàng trung ương bán ngoại tệ dự trữ có tác động như thế nào đến nền kinh tế:
A. Đầu tư không đổi
B. Đầu tư từ trong nước ra nước ngoài tăng
C. Đầu tư từ trong nước ra nước ngoài giảm
D. Không phải các phương án trên
- Câu 23 : Sự phát triển của nền kinh tế thế giới hiện nay phụ thuộc vào:
A. Sự phát triển hơn nữa của các quốc gia phát triển
B. Sự phát triển mạnh mẽ của các quốc gia đang phát triển
C. Sự mở rộng và tăng cường các quan hệ quốc tế
D. Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, phân công lao động quốc tế và các quan hệ quốc tế
- Câu 24 : Các chủ thể kinh tế quốc tế bao gồm:
A. Các nền kinh tế của các quốc gia độc lập
B. Các công ty ,đơn vị kinh doanh
C. Các thiết chế, tổ chức quốc tế
D. Tất cả các phương án trên
- Câu 25 : Các nhận định nào sau đây là đúng:
A. Toàn cầu hóa là quá trình phát triển mạnh mẽ trao đổi thương mại quốc tế giữa các quốc gia
B. Toàn cầu hóa luôn có lợi cho các công dân toàn cầu
C. Toàn cầu hóa là xu thế phát triển tất yếu luôn tuôn theo quy luật khách quan
D. Toàn cầu hóa đồng nhất với khu vực hóa
- Câu 26 : Trong các trường hợp sau đâu là hình thức tái xuất khẩu:
A. Nhà nước cho phép các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu nhập nguyên vật liệu mà trong nước không sản xuất được để sản xuất hàng xuất khẩu
B. Một doanh nghiệp Đài Loan thuê tổng công ty dệt may gia công một lô hàng áo xuân-hè
C. Một doanh nghiệp Hồng Kông nhập khẩu giày da của Việt Nam sau đó xuất sang EU
D. Do gặp thời tiết xấu tàu chở hàng của Việt Nam phải tạm trú ở cảng Singapore sau đó tiếp tục xuất khẩu sang Châu Âu
- Câu 27 : Nhận định nào sau đây là đúng:
A. Quan hệ kinh tế quốc tế chính là sự thể hiện của thương mại quốc tế
B. Qua thương mại quốc tế các nước đang phát triển tiếp nhận được nguồn vốn từ bên ngoài để phát triển kinh tế
C. Thương mại quốc tế là sự trao đổi giá trị giữa các nền kinh tế
D. Thương mại quốc tế là tòan bộ họat động mua bán trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các quốc gia
- Câu 28 : Tìm nhận định đúng:
A. Một quốc gia được coi là có lợi thế tuyệt đối về một hàng hóa khi họ sản xuất hàng hóa đó với các chi phí nhỏ hơn
B. Quốc gia nào có chi phí cơ hội thấp trong sản xuất một loại hàng hóa nào đó tức là họ có lợi thế so sánh trong việc sản xuất hàng hóa đó
C. Quốc gia có lợi thế tuyệt đối về hàng hóa nào thì họ cũng có lợi thế tương đối trong sản xuất hàng hóa đó
D. Khi một quốc gia không có lợi thế tuyệt đối để sản xuất sản phẩm nào thì họ sẽ bị thiệt trong thương mại quốc tế
- Câu 29 : Thuế quan:
A. Thuế quan là công cụ của chính sách thương mại quốc tế
B. Là một dạng của chính sách thương mại quốc tế
C. Thuế quan nhập khẩu làm cho nhà nhập khẩu phải chịu chi phí lớn
D. Khi một quốc gia muốn thu lợi từ một mặt hàng truyền thống của mình họ sẽ thu thuế nhập khẩu của mặt hàng đó
- Câu 30 : Hình thức nào sau đây là đầu tư trực tiếp nước ngoài:
A. Một quỹ tài chính quốc tế cho doanh nghiệp Việt Nam vay vốn
B. Một số các tổ chức tài chính đầu tư vào thị truờng chứng khoán Việt Nam
C. Một ngân hàng nước ngoài mua 20% cổ phần của ngân hàng VIP Bank để trở thành cổ đông chiến luợc
D. Chính phủ Hà Lan đài thọ cho các chương trình y tế giáo dục ở vùng sâu vùng xa của Việt Nam
- Câu 31 : Mô hình kim cương về lợi thế cạnh tranh Quốc gia của ai?
A. P. Koller
B. Friedman
C. Keynes
D. M. Porter
- Câu 32 : Giả sử thu nhập quốc dân của Mỹ tăng lên trong khi đó thu nhập của Việt nam không thay đổi thì:
A. Tỷ giá hối đoái giửa USD và VND sẽ giảm
B. Tỷ giá hối đoái giửa USD và VND sẽ tăng
C. Tỷ giá hối đoái giửa USD và VND sẽ không thay đổi
D. Tỷ giá hối đoái giửa USD và VND sẽ thay đổi phụ thuộc vào sản lượng xuất nhập khẩu
- Câu 33 : Trong điều kiện chính phủ tăng lãi suất thì:
A. Nhà đầu tư giảm, tiết kiệm của người dân tăng
B. Nhà đầu tư giảm, tiết kiệm của người dân giảm
C. Nhà đầu tư tăng, tiết kiệm của người dân tăng
D. Nhà đầu tư tăng, tiết kiệm của người dân giảm
- Câu 34 : Cho tỷ giá hối đoái giữa hai Quố gai là: 1HKD = 2069VND .Nếu tỷ lệ lạm phát ở việt nam la 5% và ở Hồng Kong la 3% . Thì tỷ giá hối đoái sau lạm phát là:
A. 1HKD = 2069VND
B. 1HKD = 2169VND
C. 1HKD = 2109VND
D. 1HKD = 2269VND
- Câu 35 : Nguồn vốn ODA thuộc tài khoản nào:
A. Tài khoản vãng lai
B. Tài khoản vốn
C. Tài khoản dự trữ chính thức Quốc gia
D. Tài khoản chênh lệch số thống kê
- Câu 36 : Khi tỷ giá hối đoái tăng lên thì:
A. Nhập khẩu giảm, xuất khẩu tăng
B. Nhập khẩu tăng, xuất khẩu giảm
C. Đầu tư trong nước ra nươc ngoài tăng lên
D. A và C
- Câu 37 : Trong các chủ thể sau, đâu là chủ thể kinh tế quốc tế?
A. Hàn Quốc
B. Trường đại học Kinh Tế Quốc Dân
C. Tập đoàn Microsoft
D. A và C
- Câu 38 : Quan hệ kinh tế quốc tế chịu sự điều tiết của:
A. Các quy luật kinh tế
B. Sự chuyển đổi giữa các loại đồng tiền
C. Kim ngạch xuất nhập khẩu
D. A và C
- Câu 39 : Thương mại quốc tế bao gồm:
A. Xuất nhập khẩu hàng hoá hữu hình và vô hình
B. Gia công quốc tế
C. Tái xuất khẩu và chuyển khẩu
D. Tất cả các hoạt động trên
- Câu 40 : Hai xu hướng cơ bản trong chính sách thương mại quốc tế là:
A. Tự do hoá thương mại và tăng cường nhập khẩu hàng hoá
B. Bảo hộ mậu dịch và tăng cường xuất khẩu hàng hoá
C. Tự do hoá thương mại và bảo hộ mậu dịch
- Câu 41 : Thuế quan nhập khẩu làm cho:
A. Tăng giá nội địa của hàng nhập khẩu
B. Tăng mức tiêu dùng trong nước
C. Giảm giá nội địa của hàng nhập khẩu
D. A và B
- Câu 42 : Đầu tư quốc tế là một hình thức di chuyển quốc tế về:
A. Tiền
B. Sức lao động quốc tế
C. Tư bản
D. Tất cả các yếu tố trên
- Câu 43 : FDI vào Việt Nam góp phần:
A. Bổ sung nguồn vốn trong nước
B. Tiếp nhận công nghệ tiên tiến
C. Khai thác có hiệu quả những lợi thế của đất nước về tài nguyên, môi trường
D. Tất cả
- Câu 44 : Đối với nước xuất khẩu vốn, đầu tư quốc tế góp phần:
A. Bành trướng sức mạnh về kinh tế
B. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
C. Xây dựng thị trường cung cấp nguyên liệu ổn định
D. Tất cả đáp án trên
- Câu 45 : Nguyên tắc cơ bản điều chỉnh quan hệ thương mại quốc tế:
A. Chế độ nước ưu đãi nhất
B. Ngang bằng dân tộc
C. Tương hỗ
D. Tất cả các nguyên tắc trên
- Câu 46 : Tỉ giá một đồng tiền tăng lên ngay cả khi sức mua của nó giảm sút vì tỷ giá hối đoái phụ thuộc vào:
A. Mức chênh lệch lạm phát giữa các quốc gia
B. Mức chênh lệch lãi suất giữa các quốc gia
C. Mức độ tăng hay giảm thu nhập quốc dân giữa các nước
D. Không đáp án nào đúng
- Câu 47 : Sự sụp đổ của chế độ bản vị vàng hối đoái:
A. Do chiến tranh thế giới thứ nhất
B. Do khủng hoảng kinh tế thế giới 29-33
C. Do nước Anh không còn đủ khả năng kiểm soát dòng vận động của các nguồn vốn ngắn hạn
D. Tất cả các đáp án trên
- Câu 48 : Sự thay đổi vào dao động thường xuyên của tỉ giá hối đoái gây rủi ro với:
A. Chỉ các nhà xuất nhập khẩu
B. Các ngân hàng
C. Các nhà đầu tư
D. Tất cả đều đúng
- - Bộ câu hỏi Nhanh như chớp !!
- - Trắc nghiệm lý thuyết bằng lái xe máy A1 - Đề số 1 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm môn luật đất đai - Đề số 1 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm môn luật đất đai - Đề số 2 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm ngữ pháp Tiếng Anh tìm lỗi sai - Đề số 1 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm môn luật đất đai - Đề số 3 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm môn luật đất đai - Đề số 4 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm lý thuyết bằng lái xe máy A1 - Đề số 2
- - Trắc nghiệm lý thuyết bằng lái xe máy A1 - Đề số 3
- - Trắc nghiệm lý thuyết bằng lái xe máy A1 - Đề số 4