Trắc nghiệm sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề xây d...
- Câu 1 : Các đoạn cọc có các khiếm khuyết sau sẽ không được nghiệm thu sử dụng:
A. Sai lệch chiều dài đoạn cọc là - 20mm
B. Có vết nứt rộng hơn 0.2mm
C. Độ sâu vết nứt ở góc không quá 10mm
D. Độ lệch mũi cọc khỏi tâm là 10mm
- Câu 2 : Cọc bê tông cốt thép được thi công bằng búa đóng diesel, độ chối được xác định như sau:
A. Bằng trị trung bình của loạt 10 nhát sau cùng
B. Tiến hành đóng từng nhát để theo dõi độ chối cho mỗi nhát
C. Đo độ lún của cọc, tần số đập của búa và áp lực hơi cho từng phút
D. Độ lún của cọc ở nhát cuối cùng
- Câu 3 : Kiếm tra giám sát việc ghi chép lực ép theo nhật ký ép cọc được tiến hành như sau:
A. Cho từng m chiều dài cọc tới khi đạt độ sâu ép cọc theo thiết kế
B. Cho từng m chiều dài cọc tới khi đạt lực ép lớn nhất Pmax
C. Cho từng m chiều dài cọc tới khi đạt lực ép nhỏ nhất Pmin
D. Cho từng m chiều dài cọc tới khi đạt lực ép nhỏ nhất Pmin, sau đó ghi chép cho từng 20cm đến khi kết thúc
- Câu 4 : Kiểm tra, nghiệm thu dung dịch bentonite giữ thành hố khoan cọc khoan nhồi được thực hiện như sau:
A. Chỉ cần thực hiện cho mỗi lô trộn mới
B. Kiểm tra dung trọng, độ nhớt, hàm lượng cát và độ pH phải được thực hiện cho từng cọc
C. Cao độ dung dịch phải bằng cao độ mực nước ngầm
D. Không kiểm tra chỉ tiêu tính năng của dung dịch nếu được tái sử dụng không quá 6 tháng
- Câu 5 : Khi khoan tạo lỗ cọc khoan nhồi, cao độ đỉnh ống chống tạm phải cao hơn mặt đất hoặc mực nước cao nhất tối thiểu là:
A. 0.1m
B. 0.2m
C. 0.3m
D. 0.4m
- Câu 6 : Khi khoan tạo lỗ cọc khoan nhồi, cao độ dung dịch khoan trong lỗ phải luôn được giữ đảm bảo sao cho:
A. Áp lực dung dịch khoan luôn lớn hơn áp lực của đất và nước ngầm phía ngoài lỗ khoan
B. Áp lực dung dịch khoan luôn nhỏ hơn áp lực của đất và nước ngầm phía ngoài lỗ khoan
C. Cao hơn mực nước ngầm ít nhất 0.5m
D. Cao hơn mực nước ngầm ít nhất 1.0m
- Câu 7 : Kiểm tra chất lượng bê tông cọc khoan nhồi trước khi đổ theo yêu cầu sau:
A. Mỗi cọc lấy 3 tổ mẫu (3 mẫu/tổ) cho ba phần, đầu, giữa và mũi cọc
B. Lấy mẫu theo quy định cứ 20m3 bê tông/01 tổ mẫu, mỗi tổ 3 mẫu.
C. Có thể sử dụng các phương pháp siêu âm, tán xạ Gamma, phương pháp động biến dạng nhỏ...
D. Có thể sử dụng phương pháp khoan lấy lõi
- Câu 8 : Chênh lệch cao độ cho phép giữa hai mép vật liệu lát là gạch ceramic, granite, gạch lát xi măng quy định như sau:
A. 0.5mm
B. 1.0mm
C. 1.5mm
D. 2.0mm
- Câu 9 : Yêu cầu kiểm tra dung sai cho phép trên mặt láng không được vượt quá giá trị sau:
A. Dung sai cao độ: 2cm
B. Dung sai độ dốc: 0.5%
C. Dung sai khe hở với thước 3m: 3mm
D. Các câu trên đều sai
- Câu 10 : Khi kiểm tra giám sát công tác trát vữa tại những vị trí tiếp giáp giữa hai kết cấu bằng vật liệu khác nhau, phải yêu cầu nhà thầu thực hiện như sau:
A. Gắn một lớp lưới thép phủ kín chiều dày mạch ghép, và trùm về hai bên từ 15cm đến 20cm
B. Sử dụng cát chế tạo vữa trát có hạt cốt liệu nhỏ hoặc bằng 1.25mm
C. Sử dụng xi măng Póoc-lăng có mác từ PC20 đến PC40 để chế tạo vữa
D. Trước khi trát phải phun cát, vẫy hoặc phu hồ xi măng
- Câu 11 : Khi kiểm tra công tác trát tường, yêu cầu giám sát chiều dày mỗi lớp trát không được vượt quá giá trị sau:
A. 15mm
B. 12mm
C. 10mm
D. 8mm
- Câu 12 : Khi kiểm tra công tác trát tường, nếu lớp trát dày phải trát thành nhiều lớp, giám sát phải yêu cầu thực hiện biện pháp thi công sau:
A. Trát liên tục lớp sau ngay sau khi trát xong lớp trước
B. Kẻ mặt trát thành các ô quả trám để tăng độ bám dính cho các lớp trát tiếp theo
C. Ngay sau khi trát lớp trước, phải phun nước làm ẩm trước khi trát tiếp
D. Mỗi lớp trát không được dày quá 12mm
- Câu 13 : Công tác bảo dưỡng mặt trát trong điều kiện nắng nóng và khô hanh phải thực hiện như sau:
A. Không cần bảo dưỡng
B. Che chắn tạo mát cho mặt trát
C. Sau khi trát 24 giờ nên tiến hành phun ẩm trên mặt trát
D. Ngay sau khi trát phải tiến hành tưới nước trên mặt trát
- Câu 14 : Dung sai cho phép của chiều dày lớp vữa trát có yêu cầu chất lượng rất cao so với thiết kế là:
A. 3mm
B. 2mm
C. 1mm
D. 0.5mm
- Câu 15 : Tần suất kiểm tra độ ngang bằng của hàng, độ thẳng đứng của mặt bên và các góc trong khối xây gạch đá như sau:
A. Mỗi tầng kiểm tra một lần
B. Kiểm tra ít nhất 2 lần trong một đoạn cao từ 0.5m đến 0.6m
C. Mỗi 5 hàng gạch kiểm tra 1 lần
D. Kiểm tra một lần khi được mời nghiệm thu hoàn thành
- Câu 16 : Vữa xây tường và cột gạch phải có độ dẻo theo độ sụt của côn tiêu chuẩn như sau:
A. Từ 5cm đến 9cm
B. Từ 9cm đến 13cm
C. Từ 13cm đến 17cm
D. Chỉ cần quan tâm đến cường độ vữa đạt yêu cầu theo thiết kế
- Câu 17 : Chiều dày của từng mạch vữa ngang trong khối xây gạch phải đảm bảo yêu cầu sau để được nghiệm thu:
A. Trung bình 15mm
B. Từ 10mm đến 20mm
C. Từ 5mm đến 10mm
D. Từ 8mm đến 12mm
- Câu 18 : Khi kiểm tra bằng thước dài 1m, khe hở giữa thước và bề mặt ốp gạch men phải đảm bảo yêu cầu sau:
A. Không được lớn hơn 0.5mm
B. Không được lớn hơn 1.0mm
C. Không được lớn hơn 1.5mm
D. Không được lớn hơn 2.0mm
- Câu 19 : Cốp pha thành bên của dầm, cột, tường có thể được tháo dỡ khi bê tông đạt cường độ:
A. 70% cường độ theo mác thiết kế
B. 50% cường độ theo mác thiết kế
C. 50 daN/cm2
D. Sau khi đổ bê tông được 24 giờ, không cần quan tâm đến cường độ
- Câu 20 : Kiểm tra cốt thép sau khi cắt uốn phù hợp với hình dáng kích thước của thiết kế được thực hiện theo các phương án nào?
A. Theo từng lô, mỗi lô 100 thanh thép cùng loại, chọn 5 thanh bất kỳ để kiểm tra
B. Theo từng lô, mỗi lô 100 thanh thép cùng loại, chọn 3 thanh bất kỳ để kiểm tra
C. Chọn 5 thanh bất kỳ trong toàn bộ số lượng được mời nghiệm thu để kiểm tra
D. Không kiểm tra công việc này, chỉ nghiệm thu toàn bộ cốt thép cấu kiện trước khi đổ bê tông
- Câu 21 : Trường hợp nào sau đây bắt buộc phải tiến hành kiểm tra thí nghiệm xi măng tại hiện trường:
A. Chỉ thí nghiệm duy nhất một lần khi thiết kế thành phần cấp phối bê tông
B. Mỗi lần nghiệm thu vật tư xi măng chở đến cung cấp cho công trường
C. Lô xi măng đã được bảo quản trên 3 tháng kể từ ngày sản xuất
D. Không cần thí nghiệm nếu nhà thầu đã cung cấp đầy đủ chứng chỉ xuất xứ và bộ hồ sơ hợp quy của xi măng
- Câu 22 : Công tác thiết kế thành phần bê tông thông qua phòng thí nghiệm:
A. Phải thực hiện đối với bê tông có cấp độ bền B10 trở lên
B. Phải thực hiện đối với bê tông có cấp độ bền B15 trở lên
C. Phải thực hiện đối với bê tông có cấp độ bền B20 trở lên
D. Phải thực hiện đối với bê tông có cấp độ bền B25 trở lên
- Câu 23 : Để tránh phân tầng, chiều cao rơi tự do của hỗn hợp bê tông khi đổ không vượt quá:
A. 2,5m
B. 2,0m
C. 1,5m
D. 1,0m
- Câu 24 : Dấu hiệu để nhận biết bê tông đã được đầm kỹ là:
A. Đầm liên tục trong 5 phút.
B. Đầm liên tục trong thời gian do thiết kế quy định
C. Hỗn hợp bê tông ổn định không còn sụt xuống.
D. Vữa xi măng nổi lên bề mặt và bọt khí không còn nữa.
- Câu 25 : Một công trình được xây dựng vào mùa khô tại TP.HCM, thời gian bảo dưỡng bê tông không được nhỏ hơn:
A. 5 ngày đêm và đồng thời bê tông đạt 60% cường độ thiết kế.
B. 6 ngày đêm và đồng thời bê tông đạt 70% cường độ thiết kế.
C. 7 ngày đêm và đồng thời bê tông đạt 80% cường độ thiết kế.
D. Cho đến khi bê tông đạt 100% cường độ thiết kế.
- - Bộ câu hỏi Nhanh như chớp !!
- - Trắc nghiệm lý thuyết bằng lái xe máy A1 - Đề số 1 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm môn luật đất đai - Đề số 1 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm môn luật đất đai - Đề số 2 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm ngữ pháp Tiếng Anh tìm lỗi sai - Đề số 1 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm môn luật đất đai - Đề số 3 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm môn luật đất đai - Đề số 4 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm lý thuyết bằng lái xe máy A1 - Đề số 2
- - Trắc nghiệm lý thuyết bằng lái xe máy A1 - Đề số 3
- - Trắc nghiệm lý thuyết bằng lái xe máy A1 - Đề số 4