Trắc nghiệm sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề xây d...
- Câu 1 : Công tác đào hầm bằng phương pháp khoan nổ mìn có tính chu kỳ. Một chu kỳ đào bao gồm các công đoạn chính. Công việc nào sau đây là không đúng:
A. Đo đạc, định vị
B. Khoan lỗ mìn
C. Nổ mìn và thông gió
D. Đổ bê tông vỏ hầm
- Câu 2 : Khi giám sát công tác nổ mìn, công tác nào phải làm trước trong số các việc sau:
A. Kiểm tra gương đào và trạng thái của lỗ mìn trước khi nạp
B. Kiểm tra đảm bảo an toàn cho người và thiết bị máy móc
C. Trước khi nổ mìn máy móc phải di chuyển đến khoảng cách an toàn
D. Kiểm tra hộ chiếu khoan nổ
- Câu 3 : Khi chuẩn bị công tác đào, công tác nào phải làm trước trong số các công việc sau:
A. Kiểm tra bề mặt gương đào trước khi khoan
B. Đục bỏ các khối đá treo, tiêu huỷ các vật liệu nổ còn sót lại
C. Kiểm tra vị trí, hướng và chiều sâu các lỗ khoan theo đúng hộ chiếu khoan nổ
D. Kiểm tra điều kiện địa chất trước gương đào để dự đoán điều kiện địa chất của bước đào tiếp theo
- Câu 4 : Các nội dung đo đạc nào sau đây là bắt buộc thực hiện để kiểm soát trạng thái ứng suất-biến dạng:
A. Đo biến dạng và ứng suất đá xung quanh hầm
B. Đo ứng suất bê tông phun, đo ứng suất thanh neo
C. Đo lượng nước ngầm thoát ra trong Hầm
D. Cả a và b đều đúng
- Câu 5 : Tư vấn giám sát cần kiểm tra các nội dung nào về thiết kế ván khuôn cho vỏ hầm:
A. Hình dạng và kích thước ván khuôn phải phù hợp với vỏ hầm thiết kế
B. Độ cứng ván khuôn hầm phải đủ để chịu được áp lực của bê tông không biến dạng quá mức cho phép
C. Kiểm tra số lượng và vị trí các cửa sổ đổ bê tông sao cho thuận lợi khi thi công và giám sát
D. Cả 3 đáp án trên
- Câu 6 : Tư vấn giám sát cần kiểm tra các nội dung nào sau đây về lớp phòng nước:
A. Khoan đặt ống thoát nước ngầm tại khu vực nước ngầm lớn
B. Lắp đặt lớp phòng nước trên bề mặt hệ thống kết cấu chống đỡ
C. Lắp đặt hệ thống ống thoát nước ngầm sau vỏ hầm
D. Lắp đặt hệ thống ống dẫn nước ngang, kênh trung tâm và hệ thống thông rửa ống thoát nước ngầm
- Câu 7 : Nội dung nào sau đây không được bao gồm trong Công việc đo đạc kiểm tra điạ kỹ thuật:
A. Đo biến dạng với toạ độ 3 phương, thực hiện với khoảng cách 10 đến 30m theo chiều dài hầm
B. Đo dẫn hướng thi công hầm bằng thiết bị Laser
C. Đo ứng suất và biến dạng đất đá xung quanh hầm, thực hiện tại 01 mặt cắt cho đá loại V hoặc loại VI hoặc theo yêu cầu của Kỹ sư
D. Đo hệ số đào vượt
- Câu 8 : Các công trình xây dựng tuyến Metro có thể được chấp nhận và đưa vào khai thác toàn bộ hoặc từng phần, hoặc theo các tổ hợp khởi động, nếu được qui định trong hồ sơ thiết kế. Nhưng hạng mục nào sau đây không nhất thiết phải có trong thành phần tổ hợp khởi động:
A. Nhà và công trình phục vụ những người làm việc của tàu điện ngầm
B. Công trình và thiết bị đảm bảo điều kiện sức khoẻ và an toàn lao động cho những người làm việc của tàu điện ngầm
C. Công trình và thiết bị bảo đảm an toàn cháy
D. Các giải pháp bảo vệ môi trường xung quanh
- Câu 9 : Độ sụt hoặc độ cứng của hỗn hợp bê tông vỏ hầm phải được xác định tuỳ thuộc:
A. Hàm lượng cốt thép
B. Không quan tâm đến tính chất công trình và điều kiện thời tiết
C. Phương pháp vận chuyển và đổ bê tông vỏ hầm
D. Cả a và c đều đúng
- Câu 10 : Cấp bê tông thấp nhất có thể sử dụng làm vỏ hầm là bao nhiêu:
A. 25 MPa
B. 30MPa
C. 28Mpa
D. 32Mpa
- Câu 11 : Điều kiện để dỡ ván khuôn đúc bê tông vỏ hầm là:
A. Ván khuôn được tháo dỡ trong vòng 12 giờ từ khi đổ bê tông như vậy có thể đúc 1 đốt trong vòng 1 ngày
B. Khi nào bê tông phải có đủ cường độ để chịu trọng lượng bản thân
C. Khi cường độ có thể đạt được ít nhất 8Mpa
D. Kết hợp cả 3 điều kiện trên
- Câu 12 : Trong quá trình đào Hầm bằng máy TBM cần có nhiều loại thông tin quan trọng để điều hành xây dựng bằng TBM. Trong danh sách sau đây, thông tin nào là không cần thiết:
A. Đo thời gian của một shift bao gồm tất cả các hoạt động
B. Thời gian ngừng việc bao gồm cả thời gian đóng cửa
C. Ghi chép về đường ép và xoắn, thời gian làm việc của TBM cho một chu tình đào
D. Cường độ bê tông vỏ hầm đúc sẵn
- Câu 13 : Trước khi thi công đại trà nền đường, phải thi công thí điểm một đoạn dài tối thiểu 100 m trong trường hợp nào dưới đây?
A. Nền đắp đối với đường cao tốc, đường cấp I, cấp II và cấp III
B. Nền đào hoặc đắp có áp dụng kỹ thuật, công nghệ hoặc vật liệu mới
C. Nền đường đặc biệt (trên đất yếu, nền vùng sạt lở, nền đào đá cứng, nền đắp bằng vật liệu nhẹ)
D. Cả ba trường hợp trên
- Câu 14 : Khi nền tự nhiên có độ dốc ngang từ 20% đến 50%, trước khi đắp nền đường, cần phải có biện pháp xử lý như thế nào?
A. Đắp trực tiếp trên mặt nền tự nhiên
B. Đào bỏ lớp đất hữu cơ, sau đó đắp trực tiếp
C. Kết hợp đánh bậc cấp và đào bỏ lớp hữu cơ trước khi đắp
D. Xây dựng công trình chống đỡ phía dưới dốc (tường chắn các loại)
- Câu 15 : Trước khi đầm nén, đất đã rải phải có độ ẩm như thế nào?
A. Độ ẩm tốt nhất, với sai số cho phép là ± 1%
B. Độ ẩm tốt nhất, với sai số cho phép là ± 2%
C. Độ ẩm tốt nhất, với sai số cho phép là ± 3%
D. Độ ẩm tốt nhất, với sai số cho phép là ± 4%
- Câu 16 : Để đảm bảo chất lượng công tác đắp nền đường, phải dùng biện pháp thi công nào dưới đây?
A. Đắp lấn dần từ chỗ cao xuống chỗ thấp
B. Đắp thành từng lớp từ chỗ thấp nhất lên cao dần
C. Đắp lẫn lộn các loại đất, đá, đất lẫn đá trên cùng một đoạn nền đường
D. Đắp loại đất có chỉ số sức chịu tải CBR thấp ở trên và cao ở phía dưới
- Câu 17 : Loại vật liệu nào phù hợp để đắp đoạn tiếp giáp giữa mố cấu hoặc lưng cống với nền đường đắp liền kề?
A. Vật liệu có tính thoát nước tốt, tính nén lún nhỏ như đất lẫn sỏi cuội, cát lẫn đá dăm, cát hạt vừa, cát hạt thô
B. Đất có tính thoát nước kém
C. Cát mịn
D. Đá phong hóa
- Câu 18 : Để đảm bảo an toàn lao động trong quá trình thi công nền đường bằng phương pháp nổ mìn, phải thực hiện tốt nội dung nào dưới đây?
A. Thi công nổ mìn về ban đêm
B. Lắp đặt thuốc nổ ở các lỗ mìn cũ không nổ
C. Phải có cảnh báo và hiệu lệnh phòng tránh cho công trường và dân cư xung quanh
D. Đáp án a và b
- Câu 19 : Sai số cho phép về vị trí tim rãnh xây cho phép đối với đường cấp III, IV và V là bao nhiêu?
A. 10 mm
B. 50 mm
C. 70 mm
D. 100 mm
- Câu 20 : Phương pháp nào dưới đây thường được sử dụng để xác định mô đun đàn hồi của nền đất ở hiện trường?
A. Phương pháp dùng tấm ép cứng
B. Phương pháp dùng cần đo võng Benkelman
C. Phương pháp dùng dùng thiết bị đo độ võng FWD
D. Phương pháp dùng chùy xuyên động DCP
- Câu 21 : Chỉ tiêu nào dưới đây thường được dùng để đánh giá chất lượng của hỗn hợp cấp phối đá dăm khi xem xét chấp nhận nguồn cung cấp vật liệu?
A. Độ hào mòn Los-Angeles của cốt liệu
B. Hàm lượng hạt thoi dẹt
C. Độ ẩm
D. Đáp án a và b
- Câu 22 : Mật độ kiểm tra độ chặt lu lèn lớp móng cấp phối đá dăm để phục vụ công tác nghiệm thu như thế nào?
A. 7000 m2 kiểm tra tại 2 vị trí ngẫu nhiên
B. 9000 m2 kiểm tra tại 2 vị trí ngẫu nhiên
C. 7000 m2 kiểm tra tại 3 vị trí ngẫu nhiên
D. 9000 m2 kiểm tra tại 3 vị trí ngẫu nhiên
- Câu 23 : Khe hở tối đa cho phép dưới thước 3 m khi nghiệm thu độ bằng phẳng của lớp móng trên cấp phối đá dăm là bao nhiêu?
A. 3 mm
B. 5 mm
C. 7 mm
D. 10 mm
- Câu 24 : Để xác định giới hạn dẻo và giới hạn chảy của cấp phối thiên nhiên, tiến hành thí nghiệm với phần vật liệu lọt sàng nào dưới đây?
A. Sàng 2,36 mm
B. Sàng 4,75 mm
C. Sàng 0,425 mm
D. Sàng 1,18 mm
- - Bộ câu hỏi Nhanh như chớp !!
- - Trắc nghiệm lý thuyết bằng lái xe máy A1 - Đề số 1 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm môn luật đất đai - Đề số 1 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm môn luật đất đai - Đề số 2 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm ngữ pháp Tiếng Anh tìm lỗi sai - Đề số 1 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm môn luật đất đai - Đề số 3 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm môn luật đất đai - Đề số 4 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm lý thuyết bằng lái xe máy A1 - Đề số 2
- - Trắc nghiệm lý thuyết bằng lái xe máy A1 - Đề số 3
- - Trắc nghiệm lý thuyết bằng lái xe máy A1 - Đề số 4