Trắc nghiệm Cơ sở văn hóa Việt Nam có đáp án - Phầ...
- Câu 1 : Trong các loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống, loại hình nào phản ánh hiện thực xã hội một cách sống động và sâu sắc nhất ?
A. Chèo
B. Tuồng
C. Múa rối
D. Cải lương
- Câu 2 : Loại hình sân khấu dân gian đặc sắc gắn liền với thiên nhiên, phản ánh quá trình thích ứng với tự nhiên của người Việt trong đời sống nông nghiệp là:
A. Chèo
B. Tuồng
C. Múa rối
D. Cải lương
- Câu 3 : Thủ pháp ước lệ trên sân khấu (chỉ dùng bộ phận, chi tiết để gợi cho người xem hình dung ra sự thực ngoài đời) phản ánh đặc điểm gì của nghệ thuật thanh sắc và hình khối ?
A. Tính biểu trưng
B. Tính biểu cảm
C. Tính tổng hợp
D. Tính linh hoạt
- Câu 4 : Sân khấu truyền thống Việt Nam thường có sự giao lưu rất mật thiết với người xem (sàn diễn là sân đình, khán giả có thể tham gia bình phẩm khen chê và chen vào vài câu ngẫu hứng…). Điều này phản ánh đặc điểm gì của nghệ thuật sân khấu truyền thống?
A. Tính biểu trưng
B. Tính biểu cảm
C. Tính tổng hợp
D. Tính linh hoạt
- Câu 5 : Theo quan niệm của người Chàm, thần thánh thường ngự trị ở hướng nào của làng?
A. Đông
B. Tây
C. Nam
D. Bắc
- Câu 6 : Vùng đất chôn cất người chết của người Tây Nguyên thường nằm về hướng nào của làng?
A. Đông
B. Tây
C. Nam
D. Bắc
- Câu 7 : Lễ Hạ điền là lễ hội nông nghiệp thường được tổ chức vào thời điểm:
A. Gặt lúa mới
B. Đầu mùa cấy lúa
C. Giữa mùa lúa
D. Hết mùa cấy
- Câu 8 : Trong tác phẩm “Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu có câu : “Thà đui mà giữ đạo nhà, Còn hơn sáng mắt ông cha không thờ”. Đạo nhà trong câu thơ trên là đạo nào ?
A. Đạo Phật
B. Đạo thờ cúng tổ tiên
C. Đạo Hòa Hảo
D. Đạo Cao Đài
- Câu 9 : Vào ngày tết, mâm ngũ quả để thờ của người dân Nam Bộ thường có 5 loại trái : mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài. Điều này phản ánh đặc điểm gì trong nghệ thuật trang trí của người Việt?
A. Thủ pháp ước lệ
B. Mô hình mang ý nghĩa phồn thực
C. Thủ pháp liên tưởng bằng ngôn từ
D. Thủ pháp liên tưởng bằng hình thức
- Câu 10 : Hát chầu văn, hát bóng, múa bóng, hầu bóng, lên đồng…là những nghi thức hành lễ của tín ngưỡng nào?
A. Tín ngưỡng phồn thực
B. Tín ngưỡng thờ Mẫu
C. Tín ngưỡng thờ Thành Hoàng
D. Tục thờ Tứ bất tử
- Câu 11 : Tập tục đi thăm mồ mả, lăng tẩm để quét dọn, sửa sang, tu bổ nơi an nghỉ của những người quá cố được người Việt tiến hành vào dịp nào trong năm?
A. Tết Đoan Ngọ
B. Lễ Vu Lan
C. Tết Thanh Minh
D. Tết Nguyên Đán
- Câu 12 : Kinh đô Hoa Lư (Ninh Bình) là đất tổ của sân khấu chèo, và người được tôn vinh Tổ nghề hát chèo là:
A. Bà Hà Thị Cầu
B. Ông Đào Duy Từ
C. Bà Phạm Thị Trân
D. Ông Tào Mạt
- Câu 13 : Trong nghệ thuật hóa trang trên sân khấu tuồng, những kép hát vẽ mặt nạ màu đỏ là hóa thân của loại nhân vật nào?
A. Người anh hùng, trung dũng
B. Kẻ nóng nảy bộp chộp
C. Kẻ nịnh thần, phản trắc
D. Hào kiệt nơi rừng núi
- Câu 14 : Loại hình nghệ thuật truyền thống đầu tiên ở Việt Nam được UNESCO công nhận là Kiệt tác di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại là:
A. Nhã nhạc cung đình Huế
B. Dân ca quan họ
C. Ca trù
D. Đờn ca tài tử Nam Bộ
- Câu 15 : Bộ Tứ linh Long-Lân-Quy-Phụng được sử dụng phổ biến trong hội họa, điêu khắc truyền thống với nhiều ý nghĩa sâu sắc. Trong đó, hình tượng con Lân mang ý nghĩa:
A. Biểu trưng cho ước vọng thái bình
B. Biểu trưng cho uy lực
C. Biểu trưng cho sự sống lâu
D. Biểu trưng cho hạnh phúc
- Câu 16 : Tính dung chấp của văn hóa Việt Nam được xác định bằng công cụ nghiên cứu:
A. Địa – văn hóa
B. Nhân học văn hóa
C. Giao lưu – tiếp biến văn hóa
D. Cả ba phương án đều đúng
- Câu 17 : Tín ngưỡng phổ biến nhất ở Việt Nam là?
A. Thờ Thổ công
B. Thờ Thành Hoàng
C. Phồn thực
D. Thờ Tổ tiên
- Câu 18 : Trong lịch sử Việt Nam, tôn giáo từng gắn với chủ nghĩa yêu nước là?
A. Thiên Chúa giáo
B. Phật giáo
C. Bà la môn giáo
D. Đạo giáo
- Câu 19 : Cơ sở hình thành nên những phẩm chất nổi trội trong tính cách của người Việt là?
A. Kinh tế – xã hội
B. Lịch sử
C. Lịch sử
D. Cả 3 phương án đều đúng
- Câu 20 : Đối tượng nghiên cứu Đại cương văn hóa Việt Nam là?
A. Các yếu tố tạo thành bản sắc văn hóa Việt Nam
B. Các yếu tố văn hóa mang tính khu vực
C. Các yếu tố văn hóa của Việt Nam
D. Các yếu tố văn hóa mang tính nhân loại
- Câu 21 : Phật giáo được đưa lên làm quốc giáo ở Việt Nam trong thời kỳ:
A. Hậu Lê
B. Lý – Trần
C. Nguyễn
D. Đinh – Lê
- Câu 22 : Khái niệm văn vật dùng để chỉ:
A. Các yếu tố văn hóa vật thể và phi vật thể
B. Giá trị văn hóa tinh thần
C. Giá trị văn hóa vật chất và tinh thần
D. Giá trị văn hóa vật chất
- Câu 23 : "Phép vua thua lệ làng" là sản phẩm của:
A. Chủ nghĩa cục bộ địa phương
B. Tính bảo thủ
C. Tính tập thể
D. Tính tự quản
- Câu 24 : "Ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn” là sản phẩm của:
A. Tính tập thể
B. Chủ nghĩa cục bộ địa phương
C. Tính bảo thủ
D. Tính tự quản
- Câu 25 : Đôi đũa được sử dụng trong bữa ăn của người Việt Nam thể hiện:
A. Tính tổng hợp
B. Tính biện chứng
C. Tính linh hoạt
D. Cả ba phương án trên
- Câu 26 : An nam tứ đại khí là 4 di sản của văn hóa:
A. Nho giáo
B. Đạo giáo
C. Thiên chúa giáo
D. Phật giáo
- Câu 27 : Chiếc áo dài của người phụ nữ Việt Nam là sản phẩm của:
A. Sự kết hợp giữa văn hóa truyền thống và văn hóa phương Tây
B. Sự tiếp thu văn hóa phương Tây
C. Sự tiếp thu văn hóa truyền thống
D. Sự tiếp thu văn hóa Trung Hoa
- Câu 28 : Công cụ nghiên cứu được sử dụng phổ biến để nghiên cứu văn hóa dân gian và văn hóa tộc người là?
A. Các yếu tố văn hóa vật thể và phi vật thể
B. Địa – văn hóa
C. Giá trị văn hóa vật chất và tinh thần
D. Giá trị văn hóa tinh thần
- Câu 29 : Chùa ở Việt Nam là nơi thờ:
A. Các vị anh hùng có công với nước
B. Cả ba phương án đều đúng
C. Phật
D. Các vị thần
- - Bộ câu hỏi Nhanh như chớp !!
- - Trắc nghiệm lý thuyết bằng lái xe máy A1 - Đề số 1 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm môn luật đất đai - Đề số 1 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm môn luật đất đai - Đề số 2 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm ngữ pháp Tiếng Anh tìm lỗi sai - Đề số 1 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm môn luật đất đai - Đề số 3 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm môn luật đất đai - Đề số 4 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm lý thuyết bằng lái xe máy A1 - Đề số 2
- - Trắc nghiệm lý thuyết bằng lái xe máy A1 - Đề số 3
- - Trắc nghiệm lý thuyết bằng lái xe máy A1 - Đề số 4