Bộ câu hỏi trắc nghiệm Kinh tế môi trường có đáp á...
- Câu 1 : Nền kinh tế chưa nằm trên đường cong khả năng - tiện ích là do…
A. nguồn lực được phân phối có hiệu quả
B. nguồn lực được phân phối chưa hiệu quả
C. có sự dịch chuyển của nền kinh tế lên trên đường cong khả năng - tiện ích đó
D. nền kinh tế không thể dịch chuyển lên đường cong khả năng - tiện ích
- Câu 2 : Trường hợp đánh thuế nhập khẩu một mặt hàng nào đó để đền bù cho nhà sản xuất thì cả người tiêu dùng lẫn nhà sản xuất đều có lợi, ta nói…
A. đã xuất hiện một hoàn thiện Pareto
B. chưa xuất hiện một hoàn thiện Pareto
C. chính phủ đang thực hiện chính sách tự do hóa mậu dịch
D. chính phủ thực hiện chính sách bảo hộ mậu dịch
- Câu 3 : Điều kiện cần để thực hiện sự chuyển dịch nền kinh tế từ tình trạng I sang tình trạng I’ là…
A. phần chi phí tăng thêm của các cá nhân này phải cao hơn mức đền bù cho phần chi phí của các cá nhân khác
B. phần lợi ích tăng thêm của các cá nhân này phải đủ bảo đảm mức đền bù cao hơn cho phần lợi ích giảm đi của các cá nhân khác
C. phần chi phí tăng thêm của các cá nhân này phải cao hơn mức lợi ích của các cá nhân khác
D. tổng chi phí đối với sự dịch chuyển bằng nhau
- Câu 4 : Đường cong chi phí được xây dựng dựa trên cơ sở…
A. mô tả hình học của chi phí sản xuất
B. mô tả hình học của lợi ích của nhà sản xuất
C. mô tả hình học lợi ích người tiêu dùng
D. số đo đối xứng khi sản lượng tăng thêm 1 đơn v
- Câu 5 : Chi phí cận biên…
A. mô tả hình học của chi phí sản xuất
B. mô tả hình học của lợi ích của nhà sản xuất
C. mô tả hình học lợi ích người tiêu dùng
D. là số đo đối xứng khi sản lượng tăng thêm 1 đơn vị
- Câu 6 : Chi phí cận biên có thể là…
A. sự tiết kiệm chi phí nếu phải giảm sản xuất một đơn vị sản phẩm
B. mô tả hình học của chi phí sản xuất
C. mô tả hình học của lợi ích của nhà sản xuất
D. mô tả hình học lợi ích người tiêu dùng
- Câu 7 : Đường cong chi phí cận biên chính là…
A. số lượng hàng hóa - dịch vụ mà người tiêu dùng muốn tiêu thụ
B. đường cung
C. đường cầu
D. đường cung và đường cầu trên thị trường
- Câu 8 : Thặng dư của người tiêu dùng là…
A. khả năng chịu đựng của người tiêu dùng khi thay đổi việc sử dụng hàng hóa - dịch vụ
B. toàn bộ phúc lợi mà người tiêu dùng có được khi gia tăng việc sử dụng hàng hóa - dịch vụ.
C. khả năng của người tiêu dùng có thể chấp nhận được khi giảm sử dụng hàng hóa - dịch vụ
D. khả năng chịu đựng của người tiêu dùng khi giảm sử dụng hàng hóa - dịch vụ
- Câu 9 : Để xác định xem loại hàng hóa - dịch vụ có được cung cấp hay không, ta cần xem xét…
A. mối quan hệ giữa thặng dư tiêu dùng với nhu cầu thực tế đối với hàng hóa - dịch vụ đó
B. mối quan hệ giữa thặng dư tiêu dùng với chi phí sản xuất ra loại hàng hóa - dịch vụ đó
C. mối quan hệ giữa nhu cầu thực tế với chi phí sản xuất ra loại hàng hóa - dịch vụ đó
D. năng lực sản xuất của nhà sản xuất
- Câu 10 : Quyết định sản xuất được đưa ra khi…
A. chi phí sản xuất hàng hóa - dịch vụ nhỏ hơn thặng dư tiêu dùng
B. chi phí sản xuất hàng hóa - dịch vụ lớn hơn thặng dư tiêu dùng
C. chi phí sản xuất hàng hóa - dịch vụ bằng với thặng dư tiêu dùng
D. cầu gây sức ép cung
- Câu 11 : Tiền tệ hóa cuộc sống có nghĩa là…
A. dùng tiền tệ như là thước đo đại diện cho giá trị của cuộc sống
B. không cần dùng tiền tệ để làm thước đo đại diện cho giá trị của cuộc sống
C. mang tiền ra đổi lấy sự sống
D. suy diễn sự sống bằng tiền
- Câu 12 : Có………. chủ yếu để tiền tệ hóa cuộc sống
A. 1 phương pháp
B. 2 phương pháp
C. 3 phương pháp
D. 4 phương pháp
- Câu 13 : Phương pháp suy diễn trong tiền tệ hóa cuộc sống đề cập đến…
A. giá trị tới hạn hoặc là khoản thu nhập bị mất đi khi xảy ra cái chết của cá nhân
B. giá trị tới hạn hoặc là khoản thu nhập có được để đổi lấy cái chết của cá nhân
C. toàn bộ giá trị của các hàng hóa - dịch vụ mà chính cá nhân không được tiêu thụ do xảy ra cái chết
D. khoản thu nhập có được để trang trải cho cuộc sống
- Câu 14 : Phương pháp khát vọng sống trong tiền tệ hóa cuộc sống đề cập đến…
A. việc xác định giá trị thu nhập của một cá nhân được tăng lên khi khả năng an tòan của cá nhân đó tăng lên
B. việc xác định giá trị thu nhập của một cá nhân được tăng lên khi khả năng rủi ro của cá nhân đó giảm xuống
C. việc xác định giá trị thu nhập của một cá nhân giảm xuống khi khả năng rủi ro của cá nhân đó tăng lên
D. việc xác định giá trị thu nhập của một cá nhân được tăng lên khi khả năng rủi ro của cá nhân đó tăng lên
- Câu 15 : Nhằm tránh việc xác định giá trị cuộc sống, người ta thường…
A. phân tích tính hiệu quả của chi phí dự án
B. phân tích giá trị thời gian của dự án
C. suy diễn chi phí của dự án
D. suy diễn lợi ích của dự án
- Câu 16 : Nhà đầu tư quyết định kiếm 1 USD hôm nay thay vì 1 USD ở vài tháng sau là do…
A. tâm lý kiếm tiền càng nhanh càng tốt
B. sự so sánh trị giá đồng thu nhập ở những thời điểm khác nhau
C. họ muốn lấy tiền gửi ngân hàng
D. họ sợ lạm phát xảy ra
- Câu 17 : Yếu tố chiết khấu thường được các nhà kinh tế môi trường sử dụng để…
A. tính giá trị tiền tệ trong việc phân tích lợi ích - chi phí
B. tính toán các yếu tố đầu vào cho các dự án môi trường
C. tính giá trị tiền tệ trong việc phân tích lợi ích - chi phí xã hội
D. tính toán lợi ích trong việc phân tích lợi ích - chi phí xã hội
- Câu 18 : Với lãi suất 13%/năm thì sau 3 năm giá trị của 1 USD bị hao mòn mất……….
A. ≈ 0,31 USD
B. 0,13 USD
C. ≈ 0,69 USD
D. 0,87 USD
- Câu 19 : PDV là ký hiệu của…
A. yếu tố chiết khấu
B. giá trị chiết khấu
C. giá trị chiết khấu hiện tại
D. cơ cấu chiết khấu
- Câu 20 : Nếu tỷ suất chiết khấu là 10% năm thì…
A. 1,1 đồng được tiêu thụ cho năm tới chỉ đúng bằng trị giá 1 đồng của năm nay
B. 1.1 đồng được tiêu thụ cho năm nay đúng bằng trị giá 1 đồng của năm tới
C. 1 đồng được tiêu thụ cho năm nay đúng bằng trị giá 0,9 đồng của năm tới
D. 1 đồng được tiêu thụ cho năm tới chỉ đúng bằng trị giá 0,9 đồng của năm nay
- Câu 21 : NPV là ký hiệu của…
A. hiện giá thuần
B. tỷ suất chiết khấu
C. yếu tố chiết khấu
D. giá trị chiết khấu
- Câu 22 : PV là ký hiệu của…
A. hiện giá thuần
B. tỷ suất chiết khấu
C. hiện giá
D. yếu tố chiết khấu
- Câu 23 : Nếu ta sử dụng tỷ suất chiết khấu càng cao thì…
A. sự khác biệt về giá trị tiền tệ của 1 đồng giữa các năm càng thấp
B. sự khác biệt về giá trị tiền tệ của 1 đồng giữa các năm càng cao
C. không ảnh hưởng gì đến giá trị của tiền tệ
D. không ảnh hưởng gì đến việc phân tích lợi ích - chi phí xã hội của dự án
- Câu 24 : IRR là ký hiệu của…
A. hệ số hoàn vốn nội bộ
B. mức chi phí của dự án
C. lợi ích của dự án
D. hiện giá của dự án
- Câu 25 : Với r min là lãi suất đi vay nếu phải vay vốn để đầu tư thì một dự án đầu tư được chấp nhận chỉ khi…
A. IRR >= r min
B. IRR ≤ r min
C. IRR
D. IRR = r min
- Câu 26 : Chọn phát triển đúng.
A. Các dự án ngắn hạn gây ô nhiễm môi trường thì chiết khấu sẽ làm cho giá trị của các thiệt hại trở nên nhỏ hơn mức tàn phá thực sự của nó
B. Các dự án dài hạn gây ô nhiễm môi trường thì chiết khấu sẽ làm cho giá trị của các thiệt hại trở nên nhỏ hơn mức tàn phá thực sự của nó
C. Các dự án dài hạn gây ô nhiễm môi trường thì chiết khấu sẽ làm cho giá trị của các thiệt hại trở nên lớn hơn mức tàn phá thực sự của nó
D. Các dự án ngắn hạn gây ô nhiễm môi trường thì chiết khấu sẽ làm cho giá trị của các thiệt hại trở nên lớn hơn mức tàn phá thực sự của nó
- Câu 27 : Khi tính toán và chiết khấu dòng tiền trong cùng điều kiện, người ta có thể chọn….
A. IRR
B. IRR hoặc NPV
C. NPV
D. NP
- Câu 28 : Khi tính toán và chiết khấu dòng tiền với các điều kiện khác nhau thì…
A. IRR không hiệu quả bằng NPV
B. IRR hiệu quả cao hơn NPV
C. IRR sử dụng nhiều tỉ lệ chiết khấu để đánh giá các kế hoạch đầu tư
D. NPV sử dụng một tỉ lệ chiết khấu để đánh giá các kế hoạch đầu tư
- Câu 29 : IRR được sử dụng phổ biến hơn trong việc tính toán phân bổ nguồn vốn vì…
A. quy trình tính toán của nó rất đơn giản
B. quy trình tính toán của nó đưa ra các giả định ở mỗi giai đoạn như tỉ lệ chiết khấu
C. IRR đơn giản hoá dự án thành nhiều con số duy nhất
D. do không thể tính toán được NPV
- Câu 30 : Đối với các dự án có dòng tiền không ổn định…
A. IRR là chỉ số tốt được lựa chọn để phân tích
B. NPV là chỉ số tốt được lựa chọn để phân tích
C. Cả IRR và NPV đều là các chỉ số tốt được lựa chọn để phân tích
D. Không nên dùng IRR và NPV để phân tích
- Câu 31 : Với MU1 là lợi ích biên của tầng lớp người nghèo và MU2 là lợi ích biên của tầng lớp người giàu thì…
A. 1 USD tăng thêm trong thu nhập của người nghèo sẽ đem lại lợi ích thấp hơn 1 USD tăng thêm trong thu nhập của người giàu
B. MU1
C. MU1 = MU2
D. 1 USD tăng thêm trong thu nhập của người nghèo sẽ đem lại lợi ích cao hơn 1 USD tăng thêm trong thu nhập của người giàu
- Câu 32 : Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả được ký hiệu là…
A. PPT
B. PPP.
C. WTP
D. OECD
- Câu 33 : Việc đánh giá dung lượng tiêu thụ về một loại hàng hóa - dịch vụ môi trường thông qua…
A. cơ chế giá cả trên thị trường
B. chi phí để sản xuất
C. việc tiếp cận tự do về hàng hóa - dịch vụ
D. khả năng cung ứng hàng hóa - dịch vụ
- Câu 34 : Việc tiếp cận tự do về hàng hóa - dịch vụ công…
A. sẽ làm cực đại hóa việc sử dụng tài nguyên
B. giá cả hàng hóa - dịch vụ rất cao
C. dẫn đến sử dụng hàng hóa - dịch vụ dưới khả năng
D. không làm thay đổi mức độ sử dụng hàng hóa
- Câu 35 : Việc định giá hàng hóa - dịch vụ môi trường gặp khó khăn do…
A. thị trường tự do thất bại trong việc phân phối nguồn tài nguyên
B. thị trường tự do thành công trong việc phân phối nguồn tài nguyên
C. người ta không muốn cực đại hóa việc tiếp cận tài nguyên
D. loại hàng hóa - dịch vụ này không nên cho tiếp cận tự do
- Câu 36 : Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả đề cập đến…
A. giá cả của một hàng hóa - dịch vụ phải được biểu hiện đầy đủ vào trong tổng chi phí sản xuất ra nó
B. giá cả của một hàng hóa - dịch vụ không cần phải được biểu hiện vào trong tổng chi phí sản xuất ra nó
C. không cần tính đến chi phí của tất cả các tài nguyên được sử dụng vào trong giá cả của một hàng hóa - dịch vụ
D. hiện trạng thiếu thông tin về giá cả hàng hóa - dịch vụ
- Câu 37 : Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả…
A. không bắt buộc những người gây ô nhiễm phải đưa các chi phí làm xuống cấp tài nguyên môi trường vào trong tính toán
B. buộc những người gây ô nhiễm phải đưa lợi ích của mình vào trong tính toán
C. buộc những người gây ô nhiễm phải đưa các chi phí thị trường của mình vào trong tính toán
D. buộc những người gây ô nhiễm phải đưa các chi phí làm xuống cấp tài nguyên môi trường vào trong tính toán
- Câu 38 : Công cụ nào sau đây được áp dụng theo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả?
A. Thuế xanh
B. Giấy phép xã thải
C. Lệ phí ô nhiễm
D. Dấu hiệu về giá cả và các công cụ kinh tế như “thuế xanh”, giấy phép thải, thu lệ phí ô nhiễm
- Câu 39 : Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả có thể gây biến dạng trong mậu dịch quốc tế vì…
A. một vài quốc gia thực hiện trợ cấp cho đầu tư kiểm soát ô nhiễm
B. một vài quốc gia khác lại không muốn thực hiện trợ cấp trong đầu tư kiểm soát ô nhiễm
C. một vài quốc gia thực hiện trợ cấp cho đầu tư kiểm soát ô nhiễm trong khi đó một vài quốc gia khác lại không thực hiện
D. các quốc gia đều thực hiện trợ cấp cho đầu tư kiểm soát ô nhiễm
- Câu 40 : OECD quy định nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả phải trở thành một nguyên tắc căn bản của việc kiểm soát ô nhiễm trong các quốc gia thành viên vào năm…
A. 1972
B. 1973
C. 1975
D. 1989
- Câu 41 : Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả sửa đổi đã được cộng đồng châu Âu phê duyệt trong khuyến cáo vào năm…
A. 1972
B. 1973
C. 1975
D. 1989
- - Bộ câu hỏi Nhanh như chớp !!
- - Trắc nghiệm lý thuyết bằng lái xe máy A1 - Đề số 1 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm môn luật đất đai - Đề số 1 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm môn luật đất đai - Đề số 2 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm ngữ pháp Tiếng Anh tìm lỗi sai - Đề số 1 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm môn luật đất đai - Đề số 3 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm môn luật đất đai - Đề số 4 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm lý thuyết bằng lái xe máy A1 - Đề số 2
- - Trắc nghiệm lý thuyết bằng lái xe máy A1 - Đề số 3
- - Trắc nghiệm lý thuyết bằng lái xe máy A1 - Đề số 4