Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Sinh trường Chuyên Bế...
- Câu 1 : Đối với quá trình tiến hóa nhỏ, nhân tố đột biến (quá trình đột biến) có vai trò cung cấp
A Các alen mới, làm thay đổi tần số alen của quần thể một cách chậm chạp.
B Các biến dị tổ hợp, làm tăng sự đa dạng di truyền của quần thể.
C Nguồn nguyên liệu thứ cấp cho chọn lọc tự nhiên.
D Các alen mới, làm thay đổi tần số alen theo một hướng xác định.
- Câu 2 : Cho cây có kiểu gen tự thụ phấn, đời con thu được nhiều loại kiểu hình trong đó kiểu hình 4 tính trạng trội chiếm tỉ lệ 33,165%. Nếu khoảng cách di truyền giữa A và B là 20cM, thì khoảng cách di truyền giữa D và e là
A 10cM
B 20cM
C 30cM
D 40cM
- Câu 3 : Chức năng của gen điều hoà là
A Kích thích hoạt động điều khiển tổng hợp prôtêin của gen cấu trúc.
B Tạo tín hiệu để báo hiệu kết thúc quá trình điều khiển tổng hợp prôtêin của gen cấu trúc.
C Kiểm soát hoạt động của gen cấu trúc thông qua các sản phẩm do chính gen điều hòa tạo ra.
D Luôn luôn ức chế quá trình điều khiển tổng hợp prôtêin của các gen cấu trúc.
- Câu 4 : Một gen gồm 2 alen A và a trên nhiễm sắc thể thường. Thế hệ P có kiểu hình trội chiếm 70%. Sau 2 thế hệ tự thụ, kiểu hình lặn của quần thể là 52,5%. Quần thể nào sau đây có cấu trúc phù hợp với P?
A 96AA : 240Aa : 144aa.
B 155AA : 279Aa :186aa.
C 255AA : 340Aa : 255aa.
D 66AA : 396Aa : 198aa.
- Câu 5 : Để góp phần cải tạo đất, người ta sử dụng phân bón vi sinh chứa các vi sinh vật có khả năng:
A Cố định nitơ từ không khí thành các dạng đạm.
B Cố định cacbon từ không khí thành nitơ hữu cơ.
C Cố định cacbon trong đất thành các dạng đạm.
D Cố định nitơ từ không khí thành chất hữu cơ.
- Câu 6 : Ký hiệu bộ NST của loài thứ nhất là (AA), loài thứ hai là (BB). Kiểu gen của cơ thể nào sau đây là kết quả của đa bội hoá cơ thể lai xa giữa hai loài nói trên (thể song nhị bội)?
A AaBb.
B AABB
C AAAABBBB.
D AAaaBBbb
- Câu 7 : Khi nói về tuổi cá thể và tuổi quần thể, phát biểu nào sau đây sai?
A Tuổi sinh lí là thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể trong quần thể.
B Mỗi quần thể có cấu trúc tuổi đặc trưng và không thay đổi.
C Tuổi quần thể là tuổi bình quân của các cá thể trong quần thể.
D Tuổi sinh thái là thời gian sống thực tế của cá thể.
- Câu 8 : Câu có nội dung đúng sau đây là:
A Các đoạn mang gen trong 2 nhiễm sắc thể giới tính X và Y đều không tương đồng với nhau.
B Trên nhiễm sắc thể giới tính, ngoài các gen qui định tính đực hoặc tính cái, còn có các gen qui định các tính trạng thường.
C Ở động vật đơn tính, giới cái mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XX và giới đực mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XY.
D Ở các loài thực vật đơn tính, giới cái mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XY còn giới đực mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XX.
- Câu 9 : Một lôcut có 3 alen trong đó alen a1 trội hoàn toàn so với a2 và a3; a2 trội hoàn toàn so với a3.Nếu không xét đến giới tính thì quần thể ngẫu phối có bao nhiêu kiểu giao phối mà thế hệ sau không có sự phân tính?
A 8
B 9
C 10
D 12
- Câu 10 : Giống nhau giữa các qui luật di truyền của Menđen là
A Đều được phát hiện dựa trên cơ sở các gen phân li độc lập.
B Kiểu tác động giữa các alen thuộc cùng một gen.
C Nếu bố mẹ thuần chủng về n cặp gen tương phản thì con lai F1 đều có tỉ lệ kiểu hình là triển khai của biểu thức (3 + 1)n.
D Khi F1 là thể dị hợp lai với nhau thì F2 có tỉ lệ phân li về kiểu gen bằng 1 : 2 : 1.
- Câu 11 : Bạch tạng do gen lặn trên nhiễm sắc thể thường. Khi thống kê 2500 gia đình cả bố và mẹ da bình thường người ta thấy 4992 người con da bình thường và 150 người con da bạch tạng. Không đột biến xảy ra trong quần thể, dự đoán những cặp vợ chồng có ít nhất một bên bố hoặc mẹ mang kiểu gen đồng hợp tử trội đã sinh ra tổng cộng khoảng bao nhiêu người con da bình thường?
A 4452
B 4534
C 4542.
D 4890.
- Câu 12 : Phát biểu nào sau đây đúng với tháp sinh thái?
A Các loại tháp sinh thái không phải bao giờ cũng có đáy lớn, đỉnh hướng lên trên.
B Tháp khối lượng bao giờ cũng có dạng chuẩn.
C Tháp số lượng bao giờ cũng có dạng chuẩn.
D Các loại tháp sinh thái bao giờ cũng có đáy lớn, đỉnh hướng lên trên.
- Câu 13 : Ở một quần thể cân bằng di truyền, alen A quy định hoa đỏ, trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng; alen B quy định quả tròn, trội hoàn toàn so với alen b quy định quả bầu dục, các cặp gen thuộc các nhiễm sắc thể thường khác nhau. Tỉ lệ kiểu hình hoa đỏ, quả tròn bằng 72%, tỉ lệ kiểu hình quả bầu dục bằng 4%. Tỉ lệ kiểu gen dị hợp 2 cặp gen trong quần thể là:
A 18%
B 14%.
C 12%
D 16%.
- Câu 14 : Có thể tạo sinh vật biến đổi gen bằng các các phương pháp nào sau đây ?(1) Đưa thêm gen lạ vào hệ gen. (2) Nuôi cấy mô tế bào. (3) Làm biến đổi một gen đã có sẵn trong hệ gen. (4) Dung hợp 2 loại tế bào trần khác loài. (5) Loại bỏ hoặc làm bất hoạt một gen nào đó trong hệ gen.
A (1); (3); (4); (5)
B (1); (2); (3)
C (3); (4); (5)
D (1); (3); (5).
- Câu 15 : Người ta chuyển một số phân tử ADN của vi khuẩn Ecôli chỉ chứa N15 sang môi trường chỉ có N14. Tất cả các ADN nói trên đều thực hiện tái bản 5 lần liên tiếp tạo được 512 phân tử ADN. Số phân tử ADN còn chứa N15 là:
A 5
B 32
C 16
D 10
- Câu 16 : Điều nào sau đây không đúng?
A Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể góp phần hình thành loài mới.
B Đột biến nhiễm sắc thể thường gây chết cho thể đột biến, do đó không có ý nghĩa đối với quá trình tiến hóa.
C Đột biến đa bội đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiến hóa vì nó góp phần hình thành loài mới.
D Đột biến gen cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa của sinh vật.
- Câu 17 : Ở ruồi giấm, mỗi gen quy định một tính trạng, trội lặn hoàn toàn. Xét phép lai sau đây (P):XEXe x XEY. Tỉ lệ kiểu hình đực mang tất cả các tính trạng trội ở đời con chiếm 8,25%. Tỉ lệ kiểu hình mang một trong năm tính trạng lặn ở đời con của phép lai trên là:
A 31,5%
B 39,75%
C 24,25%.
D 33,25%
- Câu 18 : Ở ngô, tính trạng về màu sắc hạt do hai gen không alen quy định. Cho ngô hạt trắng giao phấn với ngô hạt trắng thu được F1 có 962 hạt trắng, 241 hạt vàng và 80 hạt đỏ. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ hạt trắng ở F1 , đồng hợp về cả hai cặp gen trong tổng số hạt trắng ở F1 là
A
B
C
D
- Câu 19 : Ở sinh vật nhân thực, nguyên tắc bổ sung giữa G - X, A - U và ngược lại được thể hiện trong cấu trúc phân tử và quá trình nào sau đây?(1) Phân tử ADN mạch kép. (2) Phân tử tARN. (3) Phân tử prôtêin. (4) Quá trình dịch mã. (5) Phân tử mARN. (6) Phân tử ADN mạch đơn.
A (2) và (4).
B (3) và (4).
C (2) và (5)
D (1) và (6).
- Câu 20 : Các gen liên kết hoàn toàn, mỗi gen qui định một tính trạng và trội hoàn toàn. Cho 4 phép lai:(1) x ; (2) x ; (3) x ; (4): xNhững phép lai nào cho đời con có tỉ lệ kiểu gen bằng tỉ lệ kiểu hình?
A (1) và (3)
B (2) và (4).
C (2); (3) và (4).
D (2) và (3).
- Câu 21 : Một cá thể chứa 3 cặp gen dị hợp, khi giảm phân thấy xuất hiện 8 loại giao tử với tỉ lệ như sau:ABD = 10 ABd = 10 AbD = 190 Abd = 190 aBD = 190 aBd = 190 abD = 10 abd = 10 Kết luận nào sau đây là phù hợp với các số liệu trên?
A Cặp gen Bb, Dd cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng và dị hợp chéo; Aa nằm trên cặp nhiễm sắc thể khác.
B Cặp gen Bb, Dd cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng và dị hợp đều; Aa nằm trên cặp nhiễm sắc thể khác.
C Cặp gen Aa, Bb cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng và dị hợp chéo; Dd nằm trên cặp nhiễm sắc thể khác.
D Cặp gen Aa, Bb cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng và dị hợp đều; Dd nằm trên cặp nhiễm sắc thể khác.
- Câu 22 : Trong những nhận định sau, có bao nhiêu nhận định không đúng về tiến hoá nhỏ?(1) Tiến hoá nhỏ là quá trình biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể qua các thế hệ.(2) Tiến hoá nhỏ là quá trình biến đổi vốn gen của quần thể qua thời gian, làm xuất hiện loài mới.(3) Tiến hoá nhỏ diễn ra trong thời gian địa chất lâu dài và chỉ có thể nghiên cứu gián tiếp.(4) Tiến hoá nhỏ diễn ra trong thời gian lịch sử tương đối ngắn, phạm vi tương đối hẹp.(5) Tiến hóa nhỏ hình thành các nhóm phân loại trên loài.(6) Tiến hóa nhỏ chỉ làm biến đổi tần số alen, không làm biến đổi tần số kiểu gen.
A 2
B 3
C 4
D 5
- Câu 23 : Ở một loài động vật, gen A quy định thân màu đen; alen a: thân màu trắng. Cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ P: 0,6AA + 0,3Aa + 0,1aa = 1. Do tập tính giao phối, trong quần thể các cá thể có cùng màu sắc mới giao phối với nhau một cách ngẫu nhiên, các cá thể khác màu không giao phối. Không xét sự phát sinh đột biến, kiểu hình thân trắng thu được ở F1 chiếm tỉ lệ
A 3,75%
B 5,25%
C 17,5%
D 12,5%
- Câu 24 : Hiện nay, tất cả các cơ thể sinh vật từ đơn bào đến đa bào đều được cấu tạo từ tế bào. Đây là một trong những bằng chứng chứng tỏ:
A Quá trình tiến hoá đồng quy của sinh giới.
B Nguồn gốc thống nhất của các loài.
C Sự tiến hoá không ngừng của sinh giới.
D Vai trò của các yếu tố ngẫu nhiên đối với quá trình tiến hoá.
- Câu 25 : Ở một loài thực vật, gen A quy định tính trạng thân cao, gen a quy định tính trạng thân thấp; gen B quy định quả đỏ, gen b quy định quả vàng. Hai cặp gen này thuộc cùng một cặp nhiễm sắc thể thường và liên kết hoàn toàn. Xác định số phép lai có thể có để F1 có hai loại kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3 : 1 ( không xét phép lai nghịch).
A 5
B 7
C 9
D 11
- Câu 26 : Một loài cây hoa đơn tính khác gốc, có kiểu gen XY cho cây đực, XX cho cây cái. Một hạt phấn chín thụ phấn cho một tế bào trứng chín, sau đó thụ tinh kép, thì kiểu gen của nhân ở phôi và nội nhũ sẽ như thế nào?
A Phôi XX và nội nhũ XXY hoặc phôi XY và nội nhũ XYY.
B Phôi XY và nội nhũ XYY hoặc phôi XYX và nội nhũ XXY.
C Phôi XX và nội nhũ XX hoặc phôi XY và nội nhũ XY.
D Phôi XX và nội nhũ XXX hoặc phôi XY và nội nhũ XXY.
- Câu 27 : Kết quả lai thuận và nghịch ở F1 và F2 không giống nhau và tỉ lệ kiểu hình phân bố đồng đều ở hai giới tính thì rút ra nhận xét gì?
A Tính trạng bị chi phối bởi gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính.
B Tính trạng bị chi phối bởi ảnh hưởng của giới tính.
C Tính trạng bị chi phối bởi gen nằm ở tế bào chất.
D Tính trạng bị chi phối bởi gen nằm trên nhiễm sắc thể thường.
- Câu 28 : Thuyết mang tên ra đi từ châu Phi cho rằng:
A Người H. sapien được hình thành từ loài H.erectus ở châu Phi rồi di cư sang các châu lục khác.
B Người H. sapien được hình thành từ loài H.habilis ở châu Phi rồi di cư sang các châu lục khác.
C Loài H. erectus di cư từ châu Phi sang các châu lục khác rồi mới hình thành loài H.sapien.
D Loài H. habilis di cư từ châu Phi sang các châu lục khác rồi mới hình thành loài H.sapien.
- Câu 29 : Ở một loài thực vật, A qui định quả tròn, a qui định quả dài; B qui định quả ngọt, b qui định quả chua; D qui định quả màu đỏ, d qui định quả màu vàng. Trong một phép lai giữa hai cá thể có kiểu gen: Aa x Aa. Giả sử hoán vị chỉ xảy ra ở một bên và tỉ lệ quả dài, ngọt, đỏ ở đời con chiếm 16,875% thì tần số hoán vị giữa 2 gen là:
A 30%
B 15%
C 40%.
D 20%
- Câu 30 : Sinh vật nào sau đây không được gọi là sinh vật biến đổi gen?
A Được nhận thêm một gen từ loài khác
B Làm biến đổi một gen có sẵn trong hệ gen thành gen mới.
C Một gen trong tế bào của cơ thể bị loại bỏ.
D Có thêm một gen thông qua trao đổi chéo không cân của các cromatit.
- Câu 31 : Ở người, bệnh phêninkêtô niệu do một trong hai alen của gen nằm trên nhiễm sắc thể thường; bệnh máu khó đông do một trong hai alen của gen nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể X qui định. Theo dõi sự di truyền của hai bệnh này trong một gia đình qua hai thế hệ được thể hiện qua sơ đồ phả hệ dưới đây:Không có sự phát sinh đột biến mới ở tất cả các cá thể trong gia đình; các tính trạng trội, lặn hoàn toàn. Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về đứa con đầu lòng của cặp vợ chồng ở thế hệ thứ II đối với hai bệnh nói trên?
A Xác suất không mang alen bệnh đối với cả hai bệnh trên bằng .
B Xác suất chỉ bị một trong hai bệnh trên bằng .
C Xác suất là con gái và không bị bệnh trong số hai bệnh trên bằng .
D Xác suất là con trai và chỉ bị một trong hai bệnh trên bằng .
- Câu 32 : Cấu trúc của lưới thức ăn càng phức tạp khi :
A Đi từ vĩ độ cao xuống vùng vĩ độ thấp, từ bờ đến ra khơi đại dương.
B Đi từ vĩ độ thấp lên vùng vĩ độ cao, từ bờ đến ra khơi đại dương.
C Đi từ vĩ độ thấp lên vùng vĩ độ cao, từ khơi đại dương vào bờ.
D Đi từ vĩ độ cao xuống vùng vĩ độ thấp, từ khơi đại dương vào bờ.
- Câu 33 : Những cơ quan nào sau đây là bằng chứng về nguồn gốc chung các loài?(1) Cơ quan thoái hóa. (2) Cơ quan tương tự. (3) Cơ quan tương đồng.
A (1) và (2).
B (2) và (3)
C (1) và (3).
D (1); (2) và (3).
- Câu 34 : Trình tự các gen trên NST ở 4 nòi thuộc một loài được kí hiệu bằng các chữ cái như sau: (1): ABGEDCHI (2): BGEDCHIA (3): ABCDEGHI (4): BGHCDEIA.Cho biết sự xuất hiện mỗi nòi là kết quả của một dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể từ nòi trước đó. Trình tự xuất hiện các nòi là
A 1→ 2 → 4 → 3.
B 3 → 1 → 2 → 4
C 2 → 4 → 3 → 1
D 2 → 1 → 3 → 4.
- Câu 35 : Khi nói về đột biến lệch bội, phát biểu nào sau đây không đúng?
A Đột biến lệch bội có thể phát sinh trong nguyên phân hoặc trong giảm phân.
B Đột biến lệch bội xảy ra ở nhiễm sắc thể thường và ở nhiễm sắc thể giới tính
C Đột biến lệch bội làm thay đổi số lượng ở một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể.
D Đột biến lệch bội xảy ra do rối loạn phân bào làm cho tất cả các cặp nhiễm sắc thể không phân li.
- Câu 36 : Cho các giai đoạn chính trong quá trình diễn thế sinh thái ở một đầm nước nông như sau:(1) Đầm nước nông có nhiều loài sinh vật thủy sinh ở các tầng nước khác nhau: một số loài tảo, thực vật có hoa sống trên mặt nước; tôm, cá, cua, ốc,…(2) Hình thành rừng cây bụi và cây gỗ.(3) Các chất lắng đọng tích tụ ở đáy làm cho đầm bị nông dần. Thành phần sinh vật thay đổi: các sinh vật thuỷ sinh ít dần, đặc biệt là các loài động vật có kích thước lớn.(4) Đầm nước nông biến đổi thành vùng đất trũng, xuất hiện cỏ và cây bụi.Trật tự đúng của các giai đoạn trong quá trình diễn thế trên là
A (2) → (1) → (4) → (3).
B (3) → (4) → (2) → (1).
C (1) → (2) → (3) → (4)
D (1) → (3) → (4) → (2).
- Câu 37 : Ý kiến không đúng khi cho rằng năng lượng chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao liền kề của chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái bị mất đi trung bình tới 90% do
A Một phần không được sinh vật sử dụng.
B Phần lớn năng lượng bức xạ khi vào hệ sinh thái bị phản xạ trở lại môi trường.
C Một phần được sinh vật thải ra dưới dạng trao đổi chất, chất bài tiết.
D Phần lớn bị tiêu hao dưới dạng hô hấp của sinh vật.
- Câu 38 : Biết mỗi gen quy định một tính trạng, trong trường hợp không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có nhiều loại kiểu gen nhất?
A AaBbDd x AaBbDd.
B x
C Dd x Dd
D XdXd x XDY.
- Câu 39 : Phát biểu nào sau đây về diễn thế sinh thái là đúng?
A Diễn thái sinh thái là biến đổi tuần tự của quần xã từ dạng khởi đầu đến các dạng trung gian, đến quần xã đỉnh cực và cuối cùng là suy thoái.
B Kết quả của diễn thế sinh thái thứ sinh có thể đi đến quần xã đỉnh cực hoặc suy thoái tùy điều kiện của môi trường là thuận lợi hay bất lợi.
C Diễn thế nguyên sinh khởi đầu từ môi trường chưa có quần xã và kết thúc bằng quần xã suy thoái.
D Diễn thế thứ sinh chỉ có thể diễn ra ở môi trường trên cạn mà không diễn ra ở môi trường nước.
- Câu 40 : Cho cơ thể có kiểu gen AaBBDdee tự thụ qua nhiều thế hệ. Số dòng thuần nhiều nhất có thể tạo ra trong quần thể là:
A 8
B 16
C 32
D 4
- Câu 41 : Biện pháp nào sau đây không tạo được ưu thế lai đời F1?1. Tự thụ phấn. 2. Lai phân tích. 3. Lai tế bào sinh dưỡng. 4. Lai khác dòng. 5. Lai xa kèm đa bội hóa. 6. Lai kinh tế.Tổ hợp đáp án đúng là
A 5 và 6
B 1 và 2
C 1, 2, 3.
D 3 và 4
- Câu 42 : U xơ nang ở người là bệnh hiếm gặp, được quy định bởi đột biến lặn di truyền theo quy luật Menđen.Một người đàn ông bình thường có bố bị bệnh và mẹ không mang gen bệnh lấy một ngưòi vợ bình thường không có quan hệ họ hàng với ông ta. Xác xuất để đứa con đầu lòng của họ bị bệnh này sẽ là bao nhiêu nếu trong quần thể cứ 50 người bình thường thì có 1 người dị hợp về gen gây bệnh ?
A 0,3%
B 0,4%
C 0,5%
D 0,6%
- Câu 43 : Đối với tiến hoá, thường biến có ý nghĩa:
A Là nguồn nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hoá.
B Là nguồn nguyên liệu thứ cấp của quá trình tiến hoá.
C Qui định chiều hướng của quá trình tiến hoá.
D Có ý nghĩa gián tiếp đối với tiến hoá.
- Câu 44 : Trong một gia đình, ông nội, bà nội có nhóm máu B, ông ngoại có nhóm máu A, bà ngoại nhóm máu AB, bố có nhóm máu B, mẹ nhóm máu A. Anh của bố nhóm máu O, chị của mẹ nhóm máu B. Về mặt lí thuyết, xác suất để họ sinh đứa con gái có nhóm máu giống bố là bao nhiêu?
A
B
C
D
- Câu 45 : Điểm khác nhau trong tác động bổ sung gen không alen giữa ba tỉ lệ kiểu hình ở F2 gồm 9 : 7; 9: 6 : 1 và 9 : 3 : 3 : 1 là
A Số tổ hợp tạo ra ở F2.
B Số kiểu hình khác nhau ở F2.
C Số lượng gen không alen cùng tác động qui định tính trạng.
D Số loại giao tử tạo ra ở F1.
- - Bộ câu hỏi Nhanh như chớp !!
- - Trắc nghiệm lý thuyết bằng lái xe máy A1 - Đề số 1 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm môn luật đất đai - Đề số 1 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm môn luật đất đai - Đề số 2 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm ngữ pháp Tiếng Anh tìm lỗi sai - Đề số 1 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm môn luật đất đai - Đề số 3 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm môn luật đất đai - Đề số 4 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm lý thuyết bằng lái xe máy A1 - Đề số 2
- - Trắc nghiệm lý thuyết bằng lái xe máy A1 - Đề số 3
- - Trắc nghiệm lý thuyết bằng lái xe máy A1 - Đề số 4