xác định công thức phân tử hợp chất hữu cơ
- Câu 1 : Hợp chất C4H10O có số đồng phân ancol và tổng số đồng phân là
A 7 và 4.
B 4 và 7.
C 8 và 8.
D 10 và 10.
- Câu 2 : Anken X có công thức cấu tạo: CH3–CH2–C(CH3)=CH–CH3.Tên của X là
A isohexan
B 3-metylpent-3-en
C 3-metylpent-2-en
D 2-etylbut-2-en.
- Câu 3 : Số lượng đồng phân mạch hở ứng với công thức phân tử C4H6O2 tác dụng được với NaHCO3 là:
A 2
B 3
C 4
D 5
- Câu 4 : Một hợp chất hữu cơ X có khối lượng phân tử là 26. Đem đốt X chỉ thu được CO2 và H2O. CTPT của X là:
A C2H6
B C2H4
C C2H2
D CH2O
- Câu 5 : Công thức tổng quát của hiđrocacbon CnH2n+2-2a. Đối với stiren, giá trị của n và a lần lượt là:
A 8 và 5.
B 5 và 8.
C 8 và 4.
D 4 và 8.
- Câu 6 : Một hợp chất hữu cơ A chỉ chứa C và H có tỉ khối so với không khí bằng bằng 2. Đốt cháy hoàn toàn A bằng khí O2 thu được CO2 và H2O. Có bao nhiêu công thức cấu tạo phù hợp với A ?
A 2
B 1
C 3
D 4
- Câu 7 : Công thức tổng quát của hiđrocacbon M là CnH2n+2 với n 1. M thuộc dãy đồng đẳng nào ?
A ankan.
B không đủ dữ kiện để xác định.
C ankan hoặc xicloankan.
D xicloankan.
- Câu 8 : Hợp chất X có %C = 54,54% ; %H = 9,1%, còn lại là oxi. Khối lượng phân tử của X bằng 88. CTPT của X là:
A C4H10O
B C5H12O
C C4H10O2
D C4H8O2
- Câu 9 : Phân tích hợp chất hữu cơ X thấy cứ 3 phần khối lượng cacbon lại có 1 phần khối lượng hiđro, 7 phần khối lượng nitơ và 8 phần lưu huỳnh. Trong CTPT của X chỉ có 1 nguyên tử S, vậy CTPT của X là
A CH4NS
B C2H2N2S
C C2H6NS
D CH4N2S
- Câu 10 : Ba hiđrocacbon X, Y, Z là đồng đẳng kế tiếp, khối lượng phân tử của Z bằng 2 lần khối lượng phân tử của X. Các chất X, Y, Z thuộc dãy đồng đẳng
A ankin
B ankan
C ankađien
D anken
- Câu 11 : Đốt cháy hoàn toàn 0,6 gam hợp chất hữu cơ X rồi cho sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy có 2 gam kết tủa và khối lượng bình tăng thêm 1,24 gam. Tỉ khối của X so với H2 bằng 15. CTĐGN của X là:
A C2H6O
B CH2O
C C2H4O
D CH2O2
- Câu 12 : Cho các chất (1) benzen ; (2) toluen; (3) xiclohexan; (4) hex-5-trien; (5) xilen; (6) cumen. Dãy gồm các hiđrocacbon thơm là:
A (1); (2); (3); (4).
B (1); (2); (5; (6).
C (2); (3); (5) ; (6).
D (1); (5); (6); (4).
- Câu 13 : Một hợp chất hữu cơ có vòng benzen có CTĐGN là C3H2Br và M = 236. Gọi tên hợp chất này biết rằng hợp chất này là sản phẩm chính trong phản ứng giữa C6H6 và Br2 (xúc tác Fe)
A o-hoặc p-đibrombenzen.
B 0- hoặc p-đibromuabenzen.
C m-đibromuabenzen.
D m-đibrombenzen.
- Câu 14 : Đốt cháy 1 lít hơi hiđrocacbon với một thể tích không khí (lượng dư). Hỗn hợp khí thu được sau khi hơi H2O ngưng tụ có thể tích là 18,5 lít, cho qua dung dịch KOH dư còn 16,5 lít, cho hỗn hợp khí đi qua ống đựng photpho dư thì còn lại 16 lít. Xác định CTPT của hợp chất trên biết các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất và O2 chiếm 1/5 không khí, còn lại là N2.
A C2H6
B C2H4
C C3H8
D C2H2
- Câu 15 : Một hiđrocacbon A mạch thẳng có CTPT C6H6. Khi cho A tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được hợp chất hữu cơ B có M B - MA = 214 đvC. Xác định CTCT của A ?
A CH≡CCH2CH2C≡CH.
B CH3C≡ CCH2C≡CH
C CH≡CCH(CH3)C≡CH.
D CH3CH2C≡CC≡CH.
- Câu 16 : Chất hữu cơ X có M = 123 và khối lượng C, H, O và N trong phân tử theo thứ tự tỉ lệ với
A C6H14O2N
B C6H6ON2
C C6H12ON
D C6H5O2N
- Câu 17 : Một hợp chất hữu cơ gồm C, H, O ; trong đó cacbon chiếm 61,22% về khối lượng. Công thức phân tử của hợp chất là:
A C3H6O2
B C2H2O3
C C5H6O2
D C4H10O
- Câu 18 : Một hỗn hợp 2 ankan liên tiếp trong dãy đồng đẳng có tỉ khối hơi với H2 là 24,8. Công thức phân tử của 2 ankan là:
A C2H6 và C3H8.
B C4H10 và C5H12.
C C3H8 và C4H10.
D Kết quả khác
- Câu 19 : Một hỗn hợp X gồm ankan A và anken B, A có nhiều hơn B một nguyên tử cacbon, A và B đều ở thể khí (ở đktc). Khi cho 6,72 lít khí X (đktc) đi qua nước brom dư, khối lượng bình brom tăng lên 2,8 gam; thể tích khí còn lại chỉ bằng 2/3 thể tích hỗn hợp X ban đầu. CTPT của A, B và khối lượng của hỗn hợp X là:
A C4H10, C3H6 ; 5,8 gam.
B C3H8, C2H4 ; 5,8 gam.
C C4H10, C3H6 ; 12,8 gam.
D C3H8, C2H4 ; 11,6 gam.
- Câu 20 : C2H2 -> A -> B -> m-brom nitrobenzen. A và B lần lượt là:
A benzen ; nitrobenzen.
B benzen,brombenzen.
C nitrobenzen ; benzen.
D nitrobenzen; brombenzen.
- Câu 21 : Đốt cháy hoàn toàn một hợp chất hữu cơ X (C, H, N) bằng lượng không khí vừa đủ (gồm 1/5 thể tích O2, còn lại là N2) được khí CO2 , H2O và N2. Cho toàn bộ sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch Ba(OH)2 dư thấy có 39,4 gam kết tủa, khối lượng dung dịch giảm đi 24,3 gam. Khí thoát ra khỏi bình có thể tích 34,72 lít (đktc). Biết dx/O2< 2. CTPT của X là:
A C2H7N
B C2H8N
C C2H7N2
D C2H4N2
- Câu 22 : Công thức tổng quát của hiđrocacbon M là CnH2n+2 với n 1. M thuộc dãy đồng đẳng nào ?
A ankan.
B không đủ dữ kiện để xác định.
C ankan hoặc xicloankan.
D xicloankan.
- Câu 23 : Chất hữu cơ X có M = 123 và khối lượng C, H, O và N trong phân tử theo thứ tự tỉ lệ với72 : 5 : 32 : 14. CTPT của X là:
A C6H14O2N
B C6H6ON2
C C6H12ON
D C6H5O2N
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein