- Các loại dao động - Đề 1
- Câu 1 : Nhận định nào sau đây là sai khi nói về hiện tượng cộng hưởng trong một hệ cơ học.
A Tần số dao động của hệ bằng với tần số của ngoại lực.
B Khi có cộng hưởng thì dao động của hệ không phải là điều hòa
C Biên độ dao động lớn khi lực cản môi trường nhỏ.
D khi có cộng hưởng thì dao động của hệ là dao động điều hòa.
- Câu 2 : Nhận xét nào sau đây về dao động tắt dần là đúng?
A Có tần số và biên độ giảm dần theo thời gian.
B Môi trường càng nhớt thì dao động tắt dần càng nhanh.
C Có năng lượng dao động luôn không đổi theo thời gian.
D Biên độ không đổi nhưng tốc độ dao động thì giảm dần.
- Câu 3 : Chọn phát biểu sai về dao động duy trì.
A Có chu kỳ bằng chu kỳ dao động riêng của hệ.
B Năng lượng cung cấp cho hệ đúng bằng phần năng lượng mất đi trong mỗi chu kỳ.
C Có tần số dao động không phụ thuộc năng lượng cung cấp cho hệ.
D Có biên độ phụ thuộc vào năng lượng cung cấp cho hệ trong mỗi chu kỳ.
- Câu 4 : Để duy trì dao động cho một cơ hệ ta phải
A Làm nhẵn, bôi trơn để giảm ma sát
B Tác dụng vào nó một lực không đổi theo thời gian.
C Tác dụng lên hệ một ngoại lực tuần hoàn
D Cho hệ dao động với biên độ nhỏ để giảm ma sát.
- Câu 5 : Chọn sai khi nói về dao động cưỡng bức
A Tần số dao động bằng tần số của ngoại lực
B Biên độ dao động phụ thuộc vào tần số của ngoại lực
C Dao động theo quy luật hàm sin của thời gian
D Tần số ngoại lực tăng thì biên độ dao động tăng
- Câu 6 : Để duy trì dao động cho một cơ hệ mà không làm thay đổi chu kì riêng của nó, ta phải
A Tác dụng vào vật dao động một ngoại lực không thay đổi theo thời gian.
B Tác dụng vào vật dao động một ngoại lực biến thiên tuần hoàn theo thời gian.
C Làm nhẵn, bôi trơn để giảm ma sát.
D Tác dụng ngoại lực vào vật dao động cùng chiều với chuyển động trong một phần của từng chu kì.
- Câu 7 : Sau khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng nếu
A Tăng độ lớn lực ma sát thì biên độ tăng
B Tăng độ lớn lực ma sát thì biên độ giảm
C Giảm độ lớn lực ma sát thì chu kì tăng
D Giảm độ lớn lực ma sát thì tần số tăng
- Câu 8 : Chọn sai
A Trong sự tự dao động, hệ tự điều khiển sự bù đắp năng lượng từ từ cho con lắc.
B Trong sự tự dao động, dao động duy trì theo tần số riêng của hệ.
C Trong dao động cưỡng bức, biên độ phụ thuộc vào hiệu số tần số cưỡng bức và tần số riêng.
D Biên độ dao động cưỡng bức không phụ thuộc cường độ của ngoại lực.
- Câu 9 : Chọn nói sai khi nói về dao động:
A Dao động của cây khi có gió thổi là dao động cưỡng bức.
B Dao động của đồng hồ quả lắc là dao động duy trì.
C Dao động của pittông trong xilanh của xe máy khi động cơ hoạt động là dao động điều hoà.
D Dao động của con lắc đơn khi bỏ qua ma sát và lực cản môi trường luôn là dao động điều hoà
- Câu 10 : Một vật dao động riêng với tần số là f = 10Hz. Nếu tác dụng vào vật ngoại lực có tần số f1 = 5Hz thì biên độ là A1. Nếu tác dụng vào vật ngoại lực có tần số biến đổi là f2 = 8Hz và cùng giá trị biên độ với ngoại lực thứ nhất thì vật dao động với biên độ A2 (mọi điều kiện khác không đổi). Tìm phát biểu đúng?
A Biên độ thứ 2 bằng biên độ thứ nhất
B Biên độ thứ hai lớn hơn biên độ 1
C Biên độ dao động thứ nhất lớn hơn
D Không kết luận được
- Câu 11 : Một vật dao động với W = 1J, m = 1kg, g = 10m/s2. Biết hệ số ma sát của vật và môi trường là μ = 0,01. Tính quãng đường vật đi được đến lức dừng hẳn.
A 10dm
B 10cm
C 10m
D 10mm
- Câu 12 : Vật dao động với A = 10cm, m = 1kg, g =π 2 m/s2, T = 1s, hệ số ma sát của vật và môi trường là 0,01. Tính năng lượng còn lại của vật khi vật đi được quãng đường là 1m.
A 0,2J
B 0,1J
C 0,5J
D 1J
- Câu 13 : Một con lắc lò xo dao động có m = 0,1kg, vmax = 1m/s. Biết k = 10N/m, μ = 0,05. Xác định thời gian để vật dừng hẳn?
A π s
B 10 s
C 5π s
D 5 s
- Câu 14 : Một con lắc lò xo dao động có m = 0,1kg, Vmax = 1m/s. Biết k = 10N/m, μ = 0,05. Tính vận tốc của vật khi vật đi được 10cm.
A 0,995cm/s
B 0,3cm/s
C 0,995m/s
D 0,3m/s
- Câu 15 : Một vật dao động điều hòa cứ sau mỗi chu kỳ biên độ giảm 3%, tính phần năng lượng còn lại trong một chu kỳ?
A 94%
B 96%
C 95%
D 91%
- Câu 16 : Một vật dao động điều hòa cứ sau mỗi chu kỳ biên độ giảm 4%, tính phần năng lượng bị mất sau một chu kỳ?
A 7,84%
B 8%
C 4%
D 16%
- Câu 17 : Một con lắc lò xo có độ cứng lò xo là K = 1N/cm. Con lắc dao động với biên độ A = 5cm, sau một thời gian biên độ còn là 4cm. Tính phần năng lượng đã mất đi vì ma sát?
A 9J
B 0,9J
C 0,045J
D 0,009J
- Câu 18 : Một con lắc lò xo dao động tắt dần trên mặt phằng ngang, hệ số ma sát µ. Nếu biên độ dao động là A thì quãng đường vật đi được đến lúc dừng hẳn là S. Hỏi nếu tăng biên độ lên 2 lần thì quãng đường vật đi được đến lúc dừng hẳn là:
A S
B 2S
C 4S
D S/2
- Câu 19 : Một tấm ván có tần số riêng là 2Hz. Hỏi trong một 1 phút một người đi qua tấm ván phải đi bao nhiêu bước để tấm ván rung mạnh nhất:
A 60 bước
B 30 bước
C 90 bước
D 120 bước.
- Câu 20 : Một con lắc đơn có l = 1m; g = 10m/s2 được treo trên một xe oto, khi xe đi qua phần đương mấp mô, cứ 12m lại có một chỗ ghềnh, tính vận tốc của vật để con lắc dao động mạnh nhất
A 6m/s
B 6km/h
C 60km/h
D 36km/s
- Câu 21 : Một con lắc lò xo có K = 100N/m, vật có khối lượng 1kg, treo lò xo lên tàu biết mỗi thanh ray cách nhau 12,5m. tính vận tốc của con tàu để vật dao động mạnh nhất.
A 19,76m/s
B 22m/s
C 22km/h
D 19,76km/s
- Câu 22 : Một con lắc lò xo có K = 50N/m. tính khối lượng của vật treo vào lò xo biết rằng mỗi thanh ray dài 12,5m và khi vật chuyển động với v = 36km/h thì con lắc dao động mạnh nhất.
A 1,95kg
B 1,9kg
C 15,9kg
D đáp án khác
- Câu 23 : Một con lắc lò xo có m = 0,1kg, gắn vào lò xo có độ cứng K = 100N/m. Kéo vật khỏi vị trí cân bằng một đoạn 10cm rồi buông tay không vận tốc đầu. Biết hệ số ma sát của vật với môi trường là 0,01. Tính vận tốc lớn nhất vật có thể đạt được trong quá trình dao động. g = 10 m/s2
A π m/s
B 3,2m/s
C 3,2π m/s
D 2,3m/s
- Câu 24 : Một con lắc lò xo độ cứng K = 400 N/m; m = 0,1kg được kích thích bởi 2 ngoại lực sau
A A1 = A2
B A1 > A2
C A1 < A2
D A và B đều đúng.
- Câu 25 : Một con lắc lò xo, nếu chịu tác dụng của hai ngoại lực f1 = 6 Hz và f2 = 10 Hz có cùng độ lớn biên độ thì thấy biên độ dao động cưỡng bức là như nhau. Hỏi nếu dùng ngoại lực f3 = 8Hz có biên độ như ngoại lực 1 và 2 thì biên độ dao động cưỡng bức sẽ là A2. Tìm nhận xét sai?
A A1 = A2
B A1 > A2
C A1 < A2
D Không thể kết luận
- Câu 26 : Một vật dao động tắt dần có
A biên độ và lực kéo về giảm dần theo thời gian.
B li độ và cơ năng giảm dần theo thời gian.
C biên độ và cơ năng giảm dần theo thời gian.
D biên độ và động năng giảm dần theo thời gian.
- Câu 27 : Khi xảy ra cộng hưởng cơ thì vật tiếp tục dao động
A với tần số bằng tần số dao động riêng.
B với tần số nhỏ hơn tần số dao động riêng.
C mà không chịu ngoại lực tác dụng.
D với tần số lớn hơn tần số dao động riêng.
- Câu 28 : Hai chất điểm dao động có li độ phụ thuộc theo thời gian được biểu diễn tương ứng bởi hai đồ thị (1) và (2) như hình vẽ, Nhận xét nào dưới đây đúng khi nói về dao động của hai chất điểm?
A Hai chất điểm đều thực hiện dao động điều hòa với cùng chu kì.
B Đồ thị (1) biểu diễn chất điểm dao động tắt dần cùng chu kì với chất điểm còn lại.
C Hai chất điểm đều thực hiện dao động điều hòa và cùng pha ban đầu.
D Đồ thị (1) biểu diễn chất điểm dao động cưỡng bức với tần số ngoại lực cưỡng bức bằng tần số dao động của chất điểm còn lại.
- Câu 29 : Một vật dao động với tần số 5 Hz. Tác dụng vào vật một ngoại lực tuần hoàn có tần số thay đổi được. Hãy so sánh biên độ dao động của vật khi tần số của ngoại lực có giá trị lần lượt là:\(\begin{array}{l}
{{\rm{f}}_{\rm{1}}}{\rm{ = 2}}{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\rm{Hz;}}{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {{\rm{f}}_{\rm{2}}}{\rm{ = 4}}{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\rm{Hz;}}{\mkern 1mu} \\
{\mkern 1mu} {{\rm{f}}_{\rm{3}}}{\rm{ = 7,5}}{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\rm{Hz;}}{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {{\rm{f}}_{\rm{4}}}{\rm{ = 5}}{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\rm{Hz}}
\end{array}\)A \({{\text{A}}_{\text{1}}}\text{ }<{{\text{A}}_{\text{3}}}\text{ }<{{\text{A}}_{\text{2}}}\text{ }<{{\text{A}}_{\text{4}}}\)
B \({{\text{A}}_{3}}\text{ }<{{\text{A}}_{1}}\text{ }<{{\text{A}}_{4}}\text{ }<{{\text{A}}_{2}}\)
C \({{\text{A}}_{2}}\text{ }<{{\text{A}}_{1}}\text{ }<{{\text{A}}_{4}}\text{ }<{{\text{A}}_{3}}\)
D \({{\text{A}}_{\text{1}}}\text{ }<{{\text{A}}_{2}}\text{ }<{{\text{A}}_{3}}\text{ }<{{\text{A}}_{\text{4}}}\)
- Câu 30 : Một lò xo độ cứng k = 100 N/m, một đầu cố định, đầu còn lại treo vật nặng khối lượng m = 100 g. Cho \({{\pi }^{2}}=10\). Tần số dao động của vật có giá trị là
A 5 Hz
B 0,1 Hz
C 10 Hz
D 0,2 Hz
- Câu 31 : Một vật dao động cưỡng bức dưới tác dụng của ngoại lực \(\text{F = }{{\text{F}}_{\text{0}}}\text{cos}\left( \text{ }\!\!\pi\!\!\text{ ft} \right)\,\,\left( \text{N} \right)\) (với \({{F}_{0}}\) và f không đổi, t tính bằng s). Tần số dao động cưỡng bức của vật là
A f
B \(\text{ }\!\!\pi\!\!\text{ f}\)
C \(\text{2 }\!\!\pi\!\!\text{ f}\)
D 0,5f
- Câu 32 : Khảo sát thực nghiệm một con lắc lò xo gồm vật nhỏ có khối lượng \(216g\) và lò xo có độ cứng \(k\), dao động dưới tác dụng của ngoại lực \(\text{F = }{{\text{F}}_{\text{0}}}\text{cos2 }\!\!\pi\!\!\text{ ft}\), với \({{F}_{0}}\) không đổi và \(f\) thay đổi được. Kết quả khảo sát ta được đường biểu diễn biên độ \(A\) của con lắc theo tần số \(f\) có đồ thị như hình vẽ. Giá trị của \(k\) gần nhất với giá trị nào sau đây?
A 13,64 N/m
B 12,35 N/m
C 15,64 N/m
D 16,71 N/m
- Câu 33 : Con lắc lò xo trên mặt phẳng ngang gồm lò xo nhẹ có độ cứng 40 N/m, một đầu gắn với vật nặng m = 100 g, đầu kia cố định. Hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng ngang là $\mu =0,2$. Kéo vật dọc theo trục lò xo để lò xo giãn 10,5 cm rồi thả không vận tốc ban đầu. Tốc độ của vật ở thời điểm gia tốc của nó triệt tiêu lần thứ 3 là
A 1,6 m/s
B 2 m/s
C 1,4 m/s
D 1,8 m/s
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 2 Con lắc lò xo
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 4 Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 5 Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và Phương pháp Fre-Nen
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 7 Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 9 Sóng dừng
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 12 Đại cương về dòng điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 13 Các mạch điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 14 Mạch có R, L, C mắc nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 16 Truyền tải điện năng và máy biến áp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 15 Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều và Hệ số công suất