Đề thi thử THPT Quốc Gia - ĐH môn hóa năm 2016, Đề...
- Câu 1 : Trong hiện tượng ăn mòn điện hóa, xảy ra :
A Sự oxi hóa ở cực âm.
B Sự oxi hóa - khử đều ở cực dương
C Sự oxi ở cực dương.
D Sự khử ở cực âm.
- Câu 2 : Cho sơ đồ phản ứng: X → Y → X.Trong số các chất CH3CHO, CH3COOH, C2H5OH, C2H5Cl. Số chất thỏa mãn với điều kiện của X là
A 1
B 4
C 3
D 2
- Câu 3 : Điện phân (điện cực trơ) dung dịch X chứa 0,2 mol CuSO4 và 0,12 mol NaCl bằng dòng điện có cường độ 2A. Thể tích khí ở đktc thoát ra ở naot sau 9650 giây điện phân là?
A 2,912 lít
B 2,24 lít
C 1,792 lít
D 1,344 lít
- Câu 4 : Cho 0,15 mol khí CO2 vào 200ml dung dịch chứa NaOH xM và Na2CO3 0,4M thu được dung dịch X chứa 19,98 gam hỗn hợp muối. Xác định nồng độ mol/l của NaOH trong dung dịch?
A 0,60M.
B 0,75M.
C 0,70M.
D 0,50M.
- Câu 5 : Cho V lít dung dịch NaOH 1M vào 200ml dung dịch AlCl3 0,5M sau phản ứng lọc lấy kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Biết 0,27 lít ≤ V ≤ 0,38 lít. Hỏi m có giá trị trong khoảng bao nhiêu?
A 1,02 gam ≤ m ≤ 4,59 gam
B 1,24 gam ≤ m ≤ 5,1 gam
C 1,02 gam ≤ m ≤ 5,1 gam
D 1,34 gam < m ≤ 4,59 gam
- Câu 6 : Số các chất thơm có cùng công thức phân tử C7H8O và đều tác dụng được với brom trong dd là
A 5
B 1
C 3
D 4
- Câu 7 : Cho các phát biểu sau:(1) Etanal có nhiệt độ sôi cao hơn axit axetic.(2) Etanal cho kết tủa với dung dịch AgNO3 trong NH3.(3) Etanal ít tan trong nước.(4) Etanal có thể được điều chế từ axetilen.Những phát biểu không đúng là:
A (1), (2), (3).
B (3), (4).
C (1), (3).
D (1), (2)
- Câu 8 : Số nhận xét đúng là:- HClO thể hiện tính oxi hóa mạnh hơn HClO4. - Axit HBrO4 yếu hơn axit HClO4.- HClO có tên là Axit Hypocloro. - F- bị K2Cr2O7 oxihoa trong môi trường H+.- O3 oxihoa PbS thành PbSO4. - Cộng hóa trị của O trong H2O2 là 1.
A 6
B 5
C 4
D 3
- Câu 9 : Trường hợp nào sau đây tạo ra kim loại?
A Đốt FeS2 trong oxi dư.
B Nung hỗn hợp quặng apatit, đá xà vân và than cốc trong lò đứng.
C Đốt Ag2S trong oxi dư.
D Nung hỗn hợp quặng photphorit, cát và than cốc trong lò điện.
- Câu 10 : Một loại phân ure chứa 95% (NH2)2CO, còn lại là (NH4)2CO3. Độ dinh dưỡng của loại phân này là
A 46,00%.
B 43,56%.
C 43,56%.
D 45,79%.
- Câu 11 : Tripeptit M và tetrapeptit Q đều được tạo ra từ một a-amino axit X mạch hở, phân tử có một nhóm -NH2. Phần trăm khối lượng của N trong X là 18,667%. Thuỷ phân không hoàn toàn m gam hỗn hợp M, Q (tỉ lệ mol 1 : 1) trong môi trường axit thu được 0,945 gam M ; 4,62 gam đipeptit và 3,75 gam X. Giá trị của m là:
A 8,389.
B 58,725.
C 5,580.
D 9,315.
- Câu 12 : Cho dung dịch Ba(NO3)2 vào dung dịch K2Cr2O7 thu được dung dịch X và kết tủa màu vàng. Hãy cho biết, nhúng quỳ tím vào dung dịch X, hiện tượng gì sau đây xảy ra?
A quỳ tím chuyển màu xanh
B quỳ tím chuyển màu đỏ
C quỳ tím không chuyển màu
D quỳ tím bị mất màu
- Câu 13 : Số thí nghiệm sau phản ứng sinh ra 2 muối khác nhau:- Sục khí F2 vào dung dịch NaOH lạnh. - Đổ NaOH dư vào dung dịch Ba(HCO3)2.- Đổ HCl đặc vào dung dịch KMnO4 đun nóng. - Nhiệt phân muối KNO3 với H<100%.- Hòa tan PCl3 trong dung dịch KOH dư. - Thêm 2a mol LiOH vào a mol H3PO4.
A 3
B 2
C 6
D 4
- Câu 14 : Khi đốt cháy một polime sinh ra từ phản ứng đồng trùng hợp isopren với acrilonitrin bằng lượng oxi vừa đủ thu được hỗn hợp khí gồm CO2, hơi H2O và N2 trong đó CO2 chiếm 58,33% về thể tích. Tỷ lệ số mắt xích isopren và acrilonitrin trong polime trên là
A 1:3
B 1:2
C 2:1
D 3:2
- Câu 15 : Tiến hành các thí nghiệm sau:(1) Sục khí etilen vào dung dịch KMnO4 loãng. (2) Cho hơi ancol etylic đi qua bột CuO nung nóng.(3) Sục khí etilen vào dung dịch Br2 trong CCl4. (4) Cho dung dịch glucozơ vào dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng.(5) Cho Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng. (6) Cho dung dịch HCl vào dung dịch Fe(NO3)2.(7) Cho FeS vào dung dịch HCl.(8) Cho Si vào dung dịch NaOH đặc, nóng.Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm có xảy ra phản ứng oxi hóa-khử là
A 6
B 4
C 7
D 5
- Câu 16 : Hỗn hợp khí X gồm N2 và H2 có tỉ khối so với He bằng 1,8. Đun nóng X một thời gian trong bình kín (có bột Fe làm xúc tác), thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với He bằng 2. Hiệu suất của phản ứng tổng hợp NH3 là
A 40%
B 36%
C 25%
D 50%
- Câu 17 : Dung dịch X có chứa: 0,07 mol Na+; 0,02 mol SO42-và x molOH- . Dung dịch Y có chứa ClO4-,NO3-và y mol H+; tổng số mol ClO4-,NO3- là 0,04. Trộn X và Y được 100 ml dung dịch Z. Dung dịch Z có pH (bỏ qua sự điện li của H2O) là
A 1.
B 2.
C 12.
D 13.
- Câu 18 : Tính chất nào sau đây của than hoạt tính giúp con người chế tạo các thiết bị phòng độc, lọc nước?
A Không độc hại.
B Hấp thụ tốt các chất khí, chất tan trong nước.
C Đốt cháy than sinh ra khí cacbonic.
D Khử các chất khí độc, các chất tan trong nước.
- Câu 19 : 1,3-dimetylbezen còn có tên là
A Stiren.
B m- xilen.
C m- crezol.
D Cumen.
- Câu 20 : Cho các phản ứng :(1) CaC2+H2O → (2) CH3–CCAg+HCl→ (3) CH3COOH+ NaOH → (4) CH3COONH3CH3+KOH→ (5) C6H5ONa+HCl → (6) CH3NH2+HNO2→ (7) NH3+ Cl2 → (8) C6H5–NH2+HNO2 + HCl→ Có bao nhiêu phản ứng có chất khí sinh ra?
A 6
B 4
C 7
D 5
- Câu 21 : Chia 156,8 gam hỗn hợp A gồm FeO, Fe3O4, Fe2O3 thành hai phần bằng nhau. Cho P1 t/d hết với dd HCl dư được 155,4 gam muối khan. P2 t/d vừa đủ với dd B chứa HCl, H2SO4 loãng được 167,9 gam muối khan. Số mol của HCl trong dd B là:
A 1,8
B 1
C 1,75
D 1,5
- Câu 22 : Khối lượng riêng của canxi kim loại là 1,55 g/cm3. Giả thiết rằng, trong tinh thể canxi các nguyên tử là những hình cầu chiếm 74% thể tích tinh thể, phần còn lại là khe rỗng. Bán kính nguyên tử canxi tính theo lí thuyết là
A 0,185 nm.
B 0,196 nm.
C 0,155 nm.
D 0,168 nm.
- Câu 23 : Thiết bị như hình vẽ dưới đây không thể dùng để thực hiện thí nghiệm nào trong số các thí nghiệm sau:
A Điều chế O2 từ KMnO4
B Điều chế N2 từ NH4NO2
C Điều chế NH3từ NH4Cl
D Điều chế O2 từ NaNO3
- Câu 24 : Cho các polime: (1) polietilen, (2) poli (metyl metacrylat), (3) polibutađien, (4) polistiren, (5) poli(vinyl axetat) và (6) tơ nilon-6,6. Trong các polime trên, các polime có thể bị thuỷ phân trong dung dịch axit và dung dịch kiềm là:
A (2),(5),(6)
B (2),(3),(6)
C (1),(4),(5)
D (1),(2),(5)
- Câu 25 : Cho 2 chất X và Y có công thức phân tử là C4H7ClO2 thoả mãn :X + NaOH → muối hữu cơ X1 + C2H5OH + NaCl.Y+ NaOH → muối hữu cơ Y1 + C2H4(OH)2 + NaCl. X và Y là
A CH2ClCOOC2H5 và HCOOCH2CH2CH2Cl.
B CH3COOCHClCH3 và CH2ClCOOCH2CH3.
C CH2ClCOOC2H5 và CH3COOCH2CH2Cl.
D CH3COOC2H4Cl và CH2ClCOOCH2CH3.
- Câu 26 : Natri lauryl sunfat (X) có công thức: CH3(CH2)10CH2OSO3Na, X thuộc loại chất nào?
A Chất béo.
B Xà phòng.
C Chất giặt rửa tổng hợp.
D Chất tẩy màu.
- Câu 27 : Đốt cháy hoàn toàn 2,76 gam hỗn hợp X gồm CxHyCOOH, CxHyCOOCH3, CH3OH thu được 2,688 lít CO2 (đktc) và 1,8 gam H2O. Mặt khác, cho 2,76 gam X phản ứng vừa đủ với 30 ml dung dịch NaOH 1M, thu được 0,96 gam CH3OH. Công thức của CxHyCOOH là
A C2H5COOH
B CH3COOH
C C2H3COOH
D C3H5COOH
- Câu 28 : Chia hỗn hợp gồm Mg và Fe có khối lượng 8,64 gam thành hai phần bằng nhau:- Phần (1): hoà tan hoàn toàn vào dung dịch HNO3 loãng, dư thu được hỗn hợp khí gồm 0,02 mol NO và 0,025 mol N2O (không tạo thành NH4NO3).- Phần (2): hòa tan vào 400 ml dung dịch chứa AgNO3 và Cu(NO3)2. Sau phản ứng thu được chất rắn gồm ba kim loại có khối lượng 7,68 gam. Hòa tan chất rắn này trong dung dịch HCl dư thấy khối lượng chất rắn đã giảm đi 21,88%.Nồng độ của dung dịch AgNO3 và Cu(NO3)2 trong dung dịch lần lượt là:
A 0,1M và 0,15M
B 0,05M và 0,25M.
C 0,05M và 0,15M
D 0,15M và 0,25M.
- Câu 29 : Khi bị axit nitric dây vào da thì chổ da đó có màu
A vàng
B xanh lam
C hồng
D Tím
- Câu 30 : Công thức nào dưới đây là công thức chung của dãy đồng đẳng amin không no có 1 liên kết đôi đơn chức bậc hai?
A CnH2n-1NHCnH2n+1
B CnH2n-7NH2
C CnH2n-1NH2
D CnH2n-3NHCnH2n-4
- Câu 31 : Ankin C6H10 có bao nhiêu đồng phân phản ứng với dd AgNO3/NH3.
A 6
B 4
C 5
D 3
- Câu 32 : Cho X là hợp chất thơm; a mol X phản ứng vừa hết với a lít dung dịch NaOH 1M. Mặt khác, nếu cho a mol X phản ứng với Na (dư) thì sau phản ứng thu được 22,4a lít khí H2 (ở đktc). Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A HO-C6H4-COOCH3.
B CH3-C6H3(OH)2.
C HO-CH2-C6H4-OH.
D HO-C6H4-COOH
- Câu 33 : Cho các phản ứng sau :(1) X + 2NaOH 2Y + H2O (2) Y + HClloãng → Z + NaClBiết X là chất hữu cơ có công thức phân tử C6H10O5. Khi cho 0,1 mol Z tác dụng với Na (dư) thì số mol H2 thu được là :
A 0,15
B 0,20
C 0,10
D 0,05
- Câu 34 : Hỗn hợp M gồm anđehit X và xeton Y. Đốt cháy hoàn toàn m gam M cần dùng vừa đủ 0,4 mol O2, thu được 0,35 mol CO2 và 0,35 mol H2O. Số mol của Y trong m gam M có thế là
A 0,08
B 0,1
C 0,05
D 0,06
- Câu 35 : Hỗn hợp A gồm mẩu đá vôi (chứa 80% khối lượng CaCO3) và mẩu quặng Xiđerit (chứa 65% khối lượng FeCO3). Phần còn lại trong đá vôi và quặng là các tạp chất trơ. Lấy 250 ml dung dịch HCl 2,8M cho tác dụng với 38,2 gam hỗn hợp. Phản ứng xảy ra hoàn toàn. Kết luận nào dưới đây phù hợp?
A Không đủ HCl để phản ứng hết các muối Cacbonat
B Phản ứng xảy ra vừa đủ
C Không đủ dữ kiện để kết luận
D Các muối Cacbonat phản ứng hết, do có HCl dư
- Câu 36 : Cho các phản ứng:(a) Sn + HCl (loãng) (b) FeS + H2SO4 (loãng)(c) MnO2 + HCl (đặc) (d) Cu + H2SO4 (đặc)(e) Al + H2SO4 (loãng) (g) FeSO4 + KMnO4 + H2SO4Số phản ứng mà H+ của axit đóng vai trò oxi hóa là:
A 5
B 2
C 3
D 6
- Câu 37 : Cho các phát biểu sau :(a) Các chất CH3NH2, C2H5OH, NaHCO3 đều có khả năng phản ứng với HCOOH(b) Phản ứng thế brom vào vòng benzen của phenol (C6H5OH) dễ hơn benzen(c) Oxi hóa không hoàn toàn etilen là phương pháp hiện đại để sản xuất anđehit axetic(d) Phenol (C6H5OH) tan ít trong etanolTrong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
A 3
B 2
C 1
D 4
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein