Đề thi học kì 1 môn Vật lý 12 trường THPT Chuyên L...
- Câu 1 : Đoạn mạch xoay chiều gồm điện trở R mắc nối tiếp với cuộn cảm thuần L. Độ lệch pha của điện áp 2 đầu mạch với cường độ dòng điện qua mạch xác định bởi công thức:
A. \(\tan \varphi = - \frac{R}{{\sqrt {{R^2} + Z_L^2} }}\)
B. \(\tan \varphi = \frac{{{Z_L}}}{R}\)
C. \(\tan \varphi = - \frac{{{Z_L}}}{R}\)
D. \(\tan \varphi = - \frac{R}{{{Z_L}}}\)
- Câu 2 : Để tính gần đúng thể tích của một căn phòng hình hộp chữ nhật ta có thể dùng:
A. sợi dây không dãn, vật nặng kích thước nhỏ, đồng hồ bấm giây, chiếc thang
B. sợi dây không dãn, vật nặng kích thước nhỏ, xô nước, chiếc thang
C. xô nước, vật nặng kích thước nhỏ, đồng hồ bấm giây, chiếc thang
D. sợi dây không dãn, vật nặng kích thước nhỏ, đồng hồ bấm giây, xô nước.
- Câu 3 : Trong quá trình truyền tải điện năng, biên pháp làm giảm hao phí trên đường dây tải điện được sử dụng chủ yếu hiện nay là:
A. Tăng điện áp trước khi truyền tải
B. Tăng chiều dài đường dây
C. Giảm tiết diện dây
D. Giảm công suất truyền tải.
- Câu 4 : Một vật thực hiện 2 dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số. Dao động tổng hợp của vật có biên độ cực đại khi 2 dao động thành phần:
A. ngược pha
B. Lệch pha \(\frac{\pi }{3}\)
C. Vuông pha
D. Cùng pha
- Câu 5 : Một con lắc lò xo gồm lò xo nhẹ có độ cứng k và vật nhỏ có khối lượng m. Con lắc dao động điều hòa với tần số được xác định bởi biểu thức:
A. \(f = \frac{1}{{2\pi }}\sqrt {\frac{k}{m}} \)
B. \(f = 2\pi \sqrt {\frac{m}{k}} \)
C. \(f = 2\pi \sqrt {\frac{k}{m}} \)
D. \(f = \frac{1}{{2\pi }}\sqrt {\frac{m}{k}} \)
- Câu 6 : Cho 2 dao động điều hòa cùng phương có phương trình dao động lần lượt là \({x_1} = 5\cos 10\pi t\) (cm) và \({x_2} = 5\cos \left( {10\pi t + \frac{\pi }{3}} \right)\)(cm). Phương trình dao động tổng hợp của 2 dao động trên là:
A. \({x_2} = 5\cos \left( {10\pi t + \frac{\pi }{2}} \right)cm\)
B. \({x_2} = 5\cos \left( {10\pi t + \frac{\pi }{6}} \right)cm\)
C. \({x_2} = 5\sqrt 3 \cos \left( {10\pi t + \frac{\pi }{6}} \right)cm\)
D. \({x_2} = 5\sqrt 3 \cos \left( {10\pi t + \frac{\pi }{4}} \right)cm\)
- Câu 7 : Khi có sóng dừng trên dây, khoảng cách giữa 2 nút liên tiếp là:
A. Một bước sóng
B. Một phần tư bước sóng
C. Một số nguyên lần bước sóng
D. Một nửa bước sóng.
- Câu 8 : Dao động tắt dần:
A. Luôn có hại
B. Có biên độ không đổi theo thời gian
C. Luôn có lợi
D. Có biên độ giảm dần theo thời gian
- Câu 9 : Một dòng điện xoay chiều có biểu thức cường độ dòng điện \(i = 4\cos 100\pi t\) (A). Pha của dòng điện ở thời điểm t là:
A. \(50\pi t\)
B. 0
C. \(100\pi t\)
D. \(70\pi t\)
- Câu 10 : Trong dao động điều hòa của một chất điểm, khoảng thời gian ngắn nhất để chất điểm trở lại vị trí cũ theo hướng cũ gọi là:
A. Pha của dao động
B. Chu kì dao động
C. Biên độ dao động
D. Tần số dao động.
- Câu 11 : Điện áp hiệu dụng U và điện áp cực đại U0 ở 2 đầu một đoạn mạch xoay chiều liên hệ với nhau theo biểu thức:
A. \(U = 2{U_0}\)
B. \(U = \frac{{{U_0}}}{2}\)
C. \(U = {U_0}\sqrt 2 \)
D. \(U = \frac{{{U_0}}}{{\sqrt 2 }}\)
- Câu 12 : Khi nói về dao động điều hòa của chất điểm, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Khi chất điểm dao động về phía VTCB thì chuyển động là nhanh dần đều
B. Khi chất điểm ở vị trí biên, li độ của chất điểm có độ lớn cực đại
C. Khi đi qua VTCB, tốc độ của chất điểm cực đại
D. Khi đi qua VTCB, gia tốc của chất điểm bằng 0.
- Câu 13 : Một chất điểm dao động điều hòa với phương trình \(x = 6\cos 20\pi t(cm)\). Biên độ dao động của chất điểm là:
A. 3cm
B. 1,5cm
C. 12cm
D. 6cm
- Câu 14 : Độ cao của âm phụ thuộc vào:
A. Đồ thị dao động của nguồn âm
B. Biên độ dao động của nguồn âm
C. Độ đàn hồi của nguồn âm
D. Tần số của nguồn âm.
- Câu 15 : Bước sóng là khoảng cách giữa 2 điểm trên cùng một phương truyền sóng:
A. gần nhau nhất mà dao động tại hai điểm đó cùng pha
B. mà dao động tại hai điểm đó ngược pha
C. gần nhau nhất mà dao động tại hai điểm đó lệch pha nhau góc \(\frac{\pi }{2}\)
D. mà dao động tại hai điểm đó cùng pha.
- Câu 16 : Khi tính chu kì dao động điều hòa của con lắc đơn, biểu thức nào sau đây không đúng?
A. \(T = 2\pi \sqrt {\frac{l}{g}} \)
B. \(T = \frac{1}{f}\)
C. \(T = 2\pi \sqrt {\frac{m}{l}} \)
D. \(T = \frac{{2\pi }}{\omega }\)
- Câu 17 : Tác dụng của cuộn cảm đối với dòng xoay chiều là
A. chỉ cho phép dòng điện đi qua theo một chiều
B. ngăn cản hoàn toàn dòng điện xoay chiều
C. gây cảm kháng nhỏ nếu tần số dòng diện lớn
D. gây cảm kháng lớn nếu tần số dòng diện lớn
- Câu 18 : Một vật dao động điều hòa với tần số f (Hz), chu kì T (s) và tần số góc ω (rad/s). Biểu thức liên hệ nào sau đây không đúng ?
A. \(T = \frac{1}{f}\)
B. \(T = 2\pi \omega \)
C. \(\omega = \frac{{2\pi }}{T}\)
D. \(\omega = 2\pi f\)
- Câu 19 : Đặt điện áp xoay chiều \(u = {U_0}cos\left( {100\pi t + \frac{\pi }{6}} \right)\) V vào hai đầu đoạn mạch chỉ chứa cuộn cảm thuần có độ tự cảm \(L = \frac{1}{{2\pi }}\) . Cảm kháng của cuộn dây là
A. 200 Ω
B. 100 Ω
C. 50 Ω
D. 20 Ω
- Câu 20 : Khi nói về sóng âm, phát biểu nào sau đây sai ?
A. Đơn vị của mức cường độ âm là W/m2
B. Siêu âm có tần số lớn hơn 20000 Hz
C. Hạ âm có tần số nhỏ hơn 16 Hz
D. Sóng âm không truyền được trong chân không
- Câu 21 : Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở thuần, cuộn cảm thuần và tụ điện thì cường độ dòng điện trong đoạn mạch
A. cùng pha với điện áp giữa hai đầu cuộn cảm thuần
B. trễ pha \(\frac{\pi }{2}\) so với điện áp giữa hai bản tụ điện
C. sớm pha \(\frac{\pi }{2}\) so với điện áp giữa hai đầu cuộn cảm thuần
D. cùng pha với điện áp giữa hai đầu điện trở thuần
- Câu 22 : Để phân loại sóng ngang và sóng dọc người ta dựa vào
A. phương dao động và phương truyền sóng
B. năng lượng sóng và tốc độ truyền sóng
C. phương truyền sóng và tần số sóng
D. tốc độ truyền sóng và bước sóng
- Câu 23 : Trên một sợi dây AB dài 90 cm, hai đầu cố định, đang có sóng dừng với tần số 50 Hz. Biết tốc độ truyền sóng trên dây là 10 m/s. Số bụng sóng trên dây là
A. 9
B. 8
C. 6
D. 10
- Câu 24 : Đặt điện áp xoay chiều ổn định \(u = {U_0}\cos \omega t\) vào hai đầu đoạn mạch gồm cuộn dây thuần cảm và điện trở thuần R thì cường độ dòng điện qua mạch trễ pha \(\frac{\pi }{3}\) so với điện áp hai đầu mạch. Tổng trở của đoạn mạch bằng
A. \(R\sqrt 2 \)
B. \(R\sqrt 3 \)
C. 2R
D. R
- Câu 25 : Một vật nhỏ dao động điều hòa theo một quỹ đạo thẳng dài 10 cm. Quãng đường vật đi được trong một chu kì dao động bằng
A. 10 cm
B. 5 cm
C. 40 cm
D. 20 cm
- Câu 26 : Đặt điện áp xoay chiều \(u = {U_0}\cos \omega t\) (với \({U_0}\) , ω không đổi) vào hai đầu đoạn mạch RLC nối tiếp. Điện áp hiệu dụng hai đầu điện trở thuần là 120 V, hai đầu cuộn dây thuần cảm là 90 V và hai đầu tụ điện là 180 V. Điện áp hiệu dụng ở hai đầu đoạn mạch này bằng
A. 210 V
B. 120 V
C. 150 V
D. \(120\sqrt 2 \)V
- Câu 27 : Một chất điểm dao động điều hòa trên trục Ox, gốc tọa độ O tại vị trí cân bằng. Biết phương trình vận tốc của chất điểm là \(v = 20\pi \cos \left( {2\pi t + \frac{\pi }{6}} \right)\) cm/s. Phương trình dao động của chất điểm có dạng
A. \(x = 10\cos \left( {2\pi t - \frac{\pi }{3}} \right)\) cm
B. \(x = 10\cos \left( {2\pi t + \frac{{2\pi }}{3}} \right)\) cm
C. \(x = 20\cos \left( {2\pi t + \frac{{5\pi }}{6}} \right)\) cm
D. \(x = 20\cos \left( {2\pi t + \frac{\pi }{3}} \right)\) cm
- Câu 28 : Tại một nơi trên Trái Đất có gia tốc rơi tự do g, một con lắc đơn mà dây treo \(\lambda \) đang thực hiện dao động điều hòa. Thời gian ngắn nhất để vật nhỏ của con lắc đi từ vị trí biên về vị trí cân bằng là
A. \(\Delta t = \frac{\pi }{2}\sqrt {\frac{l}{g}} \) s
B. \(\Delta t = 2\pi \sqrt {\frac{l}{g}} \) s
C. \(\Delta t = \frac{\pi }{4}\sqrt {\frac{l}{g}} \) s
D. \(\Delta t = \pi \sqrt {\frac{l}{g}} \) s
- Câu 29 : Đặt điện áp xoay chiều \(u = {U_0}\cos \left( {100\pi t + \frac{\pi }{3}} \right)\) V vào hai đầu một cuộn cảm thuần có độ tự cảm \(L = \frac{1}{{2\pi }}\) H. Ở thời điểm điện áp giữa hai đầu cuộn cảm là \(u = 100\sqrt 2 \) V thì cường độ dòng điện qua cuộn cảm là \(i = 2,0\) A. Biểu thức của cường độ dòng điện qua cuộn cảm là
A. \(i = 2\sqrt 2 \cos \left( {100\pi t + \frac{\pi }{6}} \right)\) A
B. \(i = 2\sqrt 2 \cos \left( {100\pi t - \frac{\pi }{6}} \right)\) A
C. \(i = 2\sqrt 3 \cos \left( {100\pi t + \frac{\pi }{6}} \right)\) A
D. \(i = 2\sqrt 3 \cos \left( {100\pi t - \frac{\pi }{6}} \right)\) A
- Câu 30 : Một chất điểm dao động điều hòa trên trục Ox nằm ngang với động năng cực đại Wo , lực kéo về có độ lớn cực đại Fo . Vào thời điểm lực kéo về có độ lớn bằng một nửa Fo thì động năng của vật bằng
A. \(\frac{{2{W_0}}}{3}\)
B. \(\frac{{3{W_0}}}{4}\)
C. \(\frac{{{W_0}}}{4}\)
D. \(\frac{{{W_0}}}{2}\)
- Câu 31 : Một máy biến áp lí tưởng có số vòng dây ở cuộn sơ cấp là 5000 vòng, số vòng dây ở cuộn thứ cấp là 250 vòng. Biết điện áp hiệu dụng ở hai đầu cuộn sơ cấp là 220 V. Điện áp hiệu dụng ở hai đầu cuộn thứ cấp là
A. 5,5 V
B. 4400 V
C. 11 V
D. 55 V
- Câu 32 : Cho đoạn mạch AB mắc nối tiếp gồm một tụ điện, một cuộn dây và một biến trở R. Điện áp xoay chiều giữa hai đầu đoạn mạch ổn định. Cho R thay đổi ta thấy: Khi \(R = {R_1} = 76\Omega \) thì công suất tiêu thụ của biến trở có giá trị lớn nhất là Po, khi \(R = {R_2}\) thì công suất tiêu thụ của mạch AB có giá trị lớn nhất là \(2{P_0}\) . Giá trị của R2 bằng
A. 12,4 Ω
B. 60,8 Ω
C. 45,6 Ω
D. 15,2 Ω
- Câu 33 : Một chất điểm dao động điều hòa trên trục Ox, với gia tốc cực đại là 320 cm/s2. Khi chất điểm đi qua vị trí gia tốc có độ lớn 160 cm/s2 thì tốc độ của nó là \(40\sqrt 3 \) cm/s. Biên độ dao động của chất điểm là
A. 20 cm
B. 8 cm
C. 10 cm
D. 16 cm
- Câu 34 : Đặt một điện áp xoay chiều u = U0cosωt (V) vào hai đầu đoạn mạch nối tiếp theo thứ tự \({R_1},{R_2}\) và tụ điện có điện dung C có thể thay đổi. Biết \({R_1} = 2{R_2} = 50\sqrt 3 \Omega \) . Điều chỉnh giá trị của C đến khi điện áp tức thời hai đầu đoạn mạch lệch pha cực đại so với điện áp hai đầu đoạn mạch chứa R2và C. Giá trị ZC khi đó là
A. 200 Ω
B. 100 Ω
C. 75 Ω
D. 20 Ω
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 2 Con lắc lò xo
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 4 Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 5 Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và Phương pháp Fre-Nen
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 7 Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 9 Sóng dừng
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 12 Đại cương về dòng điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 13 Các mạch điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 14 Mạch có R, L, C mắc nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 16 Truyền tải điện năng và máy biến áp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 15 Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều và Hệ số công suất