Đề minh họa kỳ thi THPT QG môn Hóa năm 2019 - Trườ...
- Câu 1 : Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử X là 3s2. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố X là
A. 12
B. 13
C. 11
D. 10
- Câu 2 : Cho phương trình hóa học: aFe + bH2SO4 → cFe2(SO4)3 + dSO2↑ + eH2O.Tỉ lệ a : b là
A. 1 : 3.
B. 1 : 2.
C. 2 : 3.
D. 2 : 9.
- Câu 3 : Cho sơ đồ điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm:
A. HNO3 là axit yếu hơn H2SO4 nên bị đẩy ra khỏi muối.
B. HNO3 sinh ra dưới dạng hơi nên cần làm lạnh để ngưng tụ.
C. Đốt nóng bình cầu bằng đèn cồn để phản ứng xảy ra nhanh hơn.
D. HNO3 có nhiệt độ sôi thấp (830C) nên dễ bị bay hơi khi đun nóng.
- Câu 4 : Nguyên tố hóa học nào sau đây thuộc nhóm halogen?
A. Clo.
B. Oxi.
C. Nitơ.
D. Cacbon.
- Câu 5 : Hỗn hợp X gồm Mg (0,10 mol), Al (0,04 mol) và Zn (0,15 mol). Cho X tác dụng với dung dịch HNO3 loãng (dư), sau phản ứng khối lượng dung dịch tăng 13,23 gam. Số mol HNO3 tham gia phản ứng là
A. 0,6200 mol.
B. 1,2400 mol.
C. 0,6975 mol.
D. 0,7750 mol.
- Câu 6 : Phương trình hóa học nào sau đây là sai?
A. 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2.
B. Ca + 2HCl → CaCl2 + H2.
C. Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu.
D. Cu + H2SO4 → CuSO4 + H2.
- Câu 7 : Cho các nguyên tố với số hiệu nguyên tử sau: X (Z = 1); Y (Z = 7); E (Z = 12); T (Z = 19). Dãy gồm các nguyên tố kim loại là:
A. X, Y, E.
B. X, Y, E, T.
C. E, T.
D. Y, T.
- Câu 8 : Điện phân với điện cực trơ dung dịch chứa 0,2 mol Cu(NO3)2, cường độ dòng điện 2,68A, trong thời gian t (giờ), thu được dung dịch X. Cho 14,4 gam bột Fe vào X, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và 13,5 gam chất rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và hiệu suất của quá trình điện phân là 100%. Giá trị của t là
A. 0,60.
B. 1,00.
C. 0,25.
D. 1,20.
- Câu 9 : Chất nào sau đây không phản ứng với dung dịch NaOH?
A. Cl2.
B. Al.
C. CO2.
D. CuO.
- Câu 10 : Để loại bỏ lớp cặn trong ấm đun nước lâu ngày, người ta có thể dùng dung dịch nào sau đây?
A. Giấm ăn.
B. Nước vôi.
C. Muối ăn.
D. Cồn 700 .
- Câu 11 : Trường hợp nào dưới đây thu được kết tủa sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn?
A. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch AlCl3.
B. Cho dung dịch AlCl3 dư vào dung dịch NaOH.
C. Cho CaCO3 vào lượng dư dung dịch HCl.
D. Sục CO2 tới dư vào dung dịch Ca(OH)2.
- Câu 12 : Dung dịch X gồm Al2(SO4)3 0,75M và H2SO4 0,75M. Cho V1 ml dung dịch KOH 1M vào 100 ml dung dịch X, thu được 3,9 gam kết tủa. Mặt khác, khi cho V2 ml dung dịch KOH 1M vào 100 ml dung dịch X cũng thu được 3,9 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tỉ lệ V2 : V1 là
A. 4 : 3.
B. 25 : 9.
C. 13 : 9.
D. 7 : 3.
- Câu 13 : Cho 115,3 gam hỗn hợp hai muối MgCO3 và RCO3 vào dung dịch H2SO4 loãng, thu được 4,48 lít khí CO2 (đktc), chất rắn X và dung dịch Y chứa 12 gam muối. Nung X đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn Z và 11,2 lít khí CO2 (đktc). Khối lượng của Z là
A. 92,1 gam.
B. 80,9 gam.
C. 84,5 gam.
D. 88,5 gam.
- Câu 14 : Chất rắn X màu đỏ thẫm tan trong nước thành dung dịch màu vàng. Một số chất như S, P, C, C2H5OH… bốc cháy khi tiếp xúc với X. Chất X là
A. P.
B. Fe2O3.
C. CrO3.
D. Cu.
- Câu 15 : Cho m gam bột Fe vào 200 ml dung dịch chứa hai muối AgNO3 0,15M và Cu(NO3)2 0,1M, sau một thời gian thu được 3,84 gam hỗn hợp kim loại và dung dịch X. Cho 3,25 gam bột Zn vào dung dịch X, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 3,895 gam hỗn hợp kim loại và dung dịch Y. Giá trị của m là
A. 0,560.
B. 2,240.
C. 2,800.
D. 1,435.
- Câu 16 : Cho dãy các chất sau: Cu, Al, KNO3, FeCl3. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch NaOH là
A. 1
B. 2
C. 4
D. 3
- Câu 17 : Cho 46,8 gam hỗn hợp CuO và Fe3O4 (tỉ lệ mol 1:1) tan hết trong dung dịch H2SO4 loãng, vừa đủ, thu được dung dịch A. Cho m gam Mg vào A, sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch B. Thêm dung dịch KOH dư vào B được kết tủa D. Nung D trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 45,0 gam chất rắn E. Giá trị gần nhất của m là
A. 6,6.
B. 11,0.
C. 13,2.
D. 8,8.
- Câu 18 : Hoà tan hoàn toàn 12,2 gam hỗn hợp gồm FeCl2 và NaCl (có tỉ lệ số mol tương ứng là 1 : 2) vào một lượng nước dư, thu được dung dịch X. Cho dung dịch AgNO3 dư vào X, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 34,1.
B. 28,7.
C. 10,8.
D. 57,4.
- Câu 19 : Ba dung dịch A, B, C thoả mãn:- A tác dụng với B thì có kết tủa xuất hiện;
A. Al2(SO4)3, BaCl2, Na2SO4.
B. FeCl2, Ba(OH)2, AgNO3.
C. NaHSO4, BaCl2, Na2CO3.
D. NaHCO3, NaHSO4, BaCl2.
- Câu 20 : Cho 66,2 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4, Fe(NO3)2, Al tan hoàn toàn trong dung dịch chứa 3,1 mol KHSO4 loãng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chỉ chứa 466,6 gam muối sunfat trung hòa và 10,08 lít (đktc) khí Z gồm 2 khí trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí. Biết tỉ khối của Z so với He là 23/18 . Phần trăm khối lượng của Al trong hỗn hợp X gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 15
B. 20
C. 25
D. 30
- Câu 21 : Cho 200 ml dung dịch Ba(OH)2 0,6M vào 100 ml dung dịch chứa NaHCO3 2M và BaCl2 1M, thu được a gam kết tủa. Giá trị của a là
A. 29,55.
B. 19,70.
C. 39,40.
D. 35,46.
- Câu 22 : Trên thế giới, rất nhiều người mắc các bệnh về phổi bởi chứng nghiện thuốc lá. Nguyên nhân chính là do trong khói thuốc lá có chứa chất
A. nicotin.
B. aspirin.
C. cafein.
D. moocphin.
- Câu 23 : Từ tinh dầu hồi, người ta tách được anetol là một chất thơm được dùng sản xuất kẹo cao su. Anetol có tỉ khối hơi so với N2 là 5,286. Phân tích nguyên tố cho thấy, anetol có phần trăm khối lượng cacbon và hiđro tương ứng là 81,08%; 8,10%, còn lại là oxi. Công thức phân tử của anetol là
A. C10H12O.
B. C5H6O.
C. C3H8O.
D. C6H12O.
- Câu 24 : Tên thay thế của ancol có công thức cấu tạo thu gọn CH3CH2CH2OH là
A. propan-1-ol.
B. propan-2-ol.
C. pentan-1-ol.
D. pentan-2-ol.
- Câu 25 : Hỗn hợp T gồm ba chất hữu cơ X, Y, Z (50 < MX < MY < MZ và đều tạo nên từ các nguyên tố C, H, O). Đốt cháy hoàn toàn m gam T thu được H2O và 2,688 lít khí CO2 (đktc). Cho m gam T phản ứng với dung dịch NaHCO3 dư, thu được 1,568 lít khí CO2 (đktc). Mặt khác, cho m gam T phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 10,8 gam Ag. Giá trị của m là
A. 4,6.
B. 4,8.
C. 5,2.
D. 4,4.
- Câu 26 : Cho dãy các dung dịch sau: NaOH, NaHCO3, HCl, NaNO3, Br2. Số dung dịch trong dãy phản ứng được với Phenol là
A. 2
B. 3
C. 4
D. 1
- Câu 27 : Một số axit cacboxylic như axit oxalic, axit tactric… gây ra vị chua cho quả sấu xanh. Trong quá trình làm món sấu ngâm đường, người ta sử dụng dung dịch nào sau đây để làm giảm vị chua của quả sấu?
A. Nước vôi trong.
B. Giấm ăn.
C. Phèn chua.
D. Muối ăn.
- Câu 28 : Số este có công thức phân tử C4H8O2 mà khi thủy phân trong môi trường axit thì thu được axit fomic là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
- Câu 29 : Thủy phân một triglixerit X bằng dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp muối gồm natri oleat, natri stearat (có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 2) và glixerol. Có bao nhiêu triglixerit X thỏa mãn tính chất trên?
A. 2
B. 1
C. 4
D. 3
- Câu 30 : Lên men m gam tinh bột thành ancol etylic với hiệu suất của cả quá trình là 75%. Lượng CO2 sinh ra được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2, thu được 50 gam kết tủa và dung dịch X. Thêm dung dịch NaOH 1M vào X, thu được kết tủa. Để lượng kết tủa thu được là lớn nhất thì cần tối thiểu 100 ml dung dịch NaOH. Giá trị của m là
A. 72,0.
B. 90,0.
C. 64,8.
D. 75,6.
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein