Đề thi giữa HK2 môn Hóa học 12 năm 2021 Trường THP...
- Câu 1 : Chất X thỏa mãn điều kiện sau:+ X tác dụng với \({O_2}\) trong điều kiện thích hợp thu được \(F{e_2}{O_3}\)
A. Fe.
B. FeO.
C. \(Fe{(OH)_2}.\)
D. \(Fe{(N{O_3})_2}.\)
- Câu 2 : Dung dịch X chứa \(FeC{l_2}\) và \(FeC{l_3}\). Để chuyển dung dịch X thành dung dịch \(FeC{l_3}\) cần cho X tác dụng với
A. Cu dư.
B. Al dư.
C. \(C{l_2}\) dư.
D. Fe dư.
- Câu 3 : Hóa chất duy nhất để phân biệt trực tiếp hỗn hợp \(\left( {Fe + FeO} \right)\,;(FeO + F{e_2}{O_3});\)\(\,(Fe + F{e_2}{O_3})\) là
A. dung dịch HCl dư.
B. dung dịch \(HN{O_3}\) loãng dư.
C. khi CO
D. dung dịch \(CuS{O_4}.\)
- Câu 4 : Cho dung dịch \(FeC{l_2},ZnC{l_2}\) tác dụng với dung dịch NaOH dư. Lọc lấy kết tủa, nung trong không khí đến khối lượng không đổi, chất rắn thu được là
A. \({FeO,ZnO}\)
B. \({F{e_2}{O_3},ZnO}\)
C. \({F{e_2}{O_3}}\)
D. FeO
- Câu 5 : Cho 2,4 gam Mg vào 200 ml dung dịch \(FeC{l_3}\) 0,4M. Các phản ứng nào sau đây xảy ra?\(\begin{array}{l}2FeC{l_3} + Mg \to MgC{l_2} + FeC{l_2}\,\,(1)\\3Mg + 2FeC{l_2} \to 3MgC{l_2} + 2Fe\,\,\,(2)\\Mg + FeC{l_2} \to MgC{l_2} + Fe\,\,\,\,(3)\\2FeC{l_3} + Fe \to 3FeC{l_2}\,\,\,\,(4)\end{array}\)
A. (1) và (3).
B. (2) và (4).
C. (1) và (2).
D. (1).
- Câu 6 : Hòa tan hỗn hơp gồm 0,2 mol Fe và 0,1 mol \(F{e_2}{O_3}\) vào dung dịch HCl dư, được dung dịch. Cho dung dịch A tác dụng với NaOH dư, thu được kết tủa. Lọc kết tủa, rửa sạch, sấy khô, nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 16 gam.
B. 30,4 gam.
C. 32 gam.
D. 48 gam.
- Câu 7 : Vật liệu nào sau đây không phải hợp kim của sắt?
A. Gang sắt.
B. Inox.
C. Đuy ra.
D. Thép mềm.
- Câu 8 : Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Nguyên tắc của quá trình luyện gang là khử oxit sắt thành sắt kim loại.
B. Nguyên tắc của quá trình luyện thép là khử các tạp chất trong gang.
C. Chất chảy trong luyện gang là \(CaC{O_3}\) hoặc \(Si{O_2}\) giúp hạ nhiệt độ nóng chảy của gang.
D. Lưu huỳnh, photpho trong gang, thép giúp tăng độ cứng.
- Câu 9 : Loại quặng nào sau đây chứa hàm lượng sắt cao nhất?
A. Hematit \((F{e_2}{O_3})\).
B. Manhetit \((F{e_3}{O_4})\).
C. Xiđerit \((FeC{O_3}).\)
D. Pirit \((Fe{S_2}).\)
- Câu 10 : Thép dễ bị ăn mòn trong không khí ẩm. Chất bị oxi hóa trong quá trình thép bị ăn mòn là
A. Fe.
B. C.
C. \({O_2}\) không khí
D. \({H_2}O.\)
- Câu 11 : Tạp chất photpho bị oxi hóa thành \({P_2}{O_5}\) và bi loại bỏ khỏi thép nhờ phản ứng với chất nào cho dưới đây?
A. \(CaC{O_3}.\)
B. \(Si{O_2}.\)
C. CaO
D. Fe.
- Câu 12 : Oxi hóa hoàn toàn 10 gam một loại thép thường (chỉ chứa Fe và C) bằng axit nitric đặc nóng dư. Toàn bộ khí sinh ra hấp thụ vào dung dịch \(Ca{(OH)_2}\) dư thu được 0,7 gam kết tủa. Thành phần phần trăm theo khối lượng của cacbon trong mẫu thép là
A. 0,81%.
B. 0,84%.
C. 0,75%.
D. 0,96%.
- Câu 13 : Dùng quặng manhetit chứa 80% \(F{e_3}{O_4}\) để luyện thành 800 tấn gang có hàm lượng sắt là 95%. Quá trình sản xuất gang bị hao hụt 2%. Số tấn quặng đã dùng là
A. 1338,7 tấn.
B. 1311,9 tấn.
C. 1380,9 tấn.
D. 848,12 tấn.
- Câu 14 : Nước cứng là nước chứa nhiều ion nào sau đây?
A. Na+, K+
B. Ca2+, Mg2+
C. Cu2+, Fe2+
D. Al3+, Fe3+
- Câu 15 : Cho lượng dư Fe lần lượt tác dụng với các chất: khí Cl2; dung dịch HNO3 loãng, dung dịch HCl và dung dịch CuSO4. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số trường hợp sinh ra muối sắt (II) là?
A. 3
B. 2
C. 4
D. 1
- Câu 16 : Kim loại Al phản ứng với dung dịch nào sau đây?
A. Mg(NO3)2
B. H2SO4 đặc nguội
C. BaCl2
D. NaOH
- Câu 17 : Khi dẫn CO2 từ từ đến dư vào dung dịch Ca(OH)2 thấy có
A. bọt khí bay ra
B. kết tủa trắng xuất hiện
C. kết tủa trắng sau đó kết tủa tan dần
D. bọt khí và kết tủa trắng
- Câu 18 : Cho 6,145 gam hỗn hợp gồm FeCl2 và FeCl3 có tỉ lệ mol tương ứng là 1:3 tác dụng hết với dung dịch NaOH dư thu được kết tủa Y. đem nung Y trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn có khối lượng m gam. Gía trị của m là
A. 1,6
B. 3,2
C. 2,4
D. 12,8
- Câu 19 : Có 4 dung dịch riêng biệt: a) HCl, b) CuCl2, c) FeCl2, d) HCl có lẫn ZnCl2. Nhúng vào mỗi dung dịch 1 thanh Zn nguyên chất. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hóa là?
A. 1
B. 3
C. 4
D. 2
- Câu 20 : Dẫn V lít CO2 (dktc) vào dung dịch Ca(OH)2 thu được 30 gam kết tủa và dung dịch X, đun nóng dung dịch lại thu thêm được 10 gam kết tủa nữa. Gía trị của V là?
A. 6,72
B. 11,2
C. 5,6
D. 7,84
- Câu 21 : Sắt có thể tan trong dung dịch nào sau đây?
A. FeCl2
B. FeCl3
C. AlCl3
D. ZnCl2
- Câu 22 : Phèn chua được dùng trong ngành công nghiệp thuộc da, công nghiệp giấy, chất cầm màu trong ngành nhuộm vải, chất làm trong nước. Công thức hóa học của phèn chua là?
A. K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O
B. Li2SO4.Al2(SO4)3.24H2O
C. (NH4)2SO4.Al2(SO4)3.24H2O
D. Na2SO4.Al2(SO4)3.24H2O
- Câu 23 : Hòa tan hoàn toàn 3,25 gam hỗn hợp Fe2O3, ZnO, MgO trong dung dịch H2SO4 0,1M (vừa đủ). Sau phản ứng, cô cạn dung dịch thu được muối khan có khổi lượng là:
A. 5,65 gam
B. 6,81 gam
C. 3,18 gam
D. 5,81 gam
- Câu 24 : Kim loại Fe không tác dụng được với dung dịch nào sau đây?
A. HCl
B. CuSO4
C. MgCl2
D. HNO3 loãng
- Câu 25 : Chất nào sau đây được dùng trong y học bó bột khi xương gãy
A. CaSO4.H2O
B. MgSO4.7H2O
C. CaSO4
D. CaSO4.2H2O
- Câu 26 : Công thức của Fe(II) hidroxit là?
A. Fe2O3
B. FeO
C. Fe(OH)3
D. Fe(OH)2
- Câu 27 : Để bảo quản kim loại kiềm có thể thực hiện cách nào sau đây?
A. Ngâm trong ancol etylic nguyên chất
B. Ngâm trong dung dịch kiềm
C. Ngâm trong nước
D. Ngâm trong dầu hỏa
- Câu 28 : Cho dãy các kim loại: Fe, Na, K, Ca, Al, Be. Số kim loại trong dãy tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường là?
A. 4
B. 1
C. 2
D. 3
- Câu 29 : Nung nóng m gam hỗn hợp Al và Fe2O3 (trong môi trường không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hơp rắn Y. Chia Y thành 2 phần bằng nhau:- Phần 1: tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng (dư) sinh ra 7,84 lít khí H2 (đktc)
A. 40,85
B. 44,8
C. 21,4
D. 48,2
- Câu 30 : Hai kim loại có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch là?
A. Na, Fe
B. Al, Mg
C. Cu, Ag
D. Mg, Zn
- Câu 31 : Cấu hình e nào sau đây là của ion Fe3+
A. [Ar]3d3
B. [Ar]3d6
C. [Ar]3d4
D. [Ar]3d5
- Câu 32 : Cho khí CO dư gồm hỗn hợp Fe2O3, Al2O3, MgO (nung nóng). Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn gồm
A. Fe2O3, Al2O3, Mg
B. Fe, Al, Mg
C. Fe, Al2O3, MgO
D. Fe, Al, MgO
- Câu 33 : Cho sơ đồ chuyển hoá: Fe\(\xrightarrow{X}\)FeCl2\(\xrightarrow{Y}\)Fe(OH)2 (mỗi mũi tên ứng với một phản ứng). Hai chất X, Y lần lượt là
A. NaCl, Cu(OH)2
B. Cl2, NaOH
C. HCl, Al(OH)3
D. HCl, KOH
- Câu 34 : Nhôm có số hiệu nguyên tử là 13. Vị trí nhôm trong bảng tuần hoàn là?
A. Ô thứ 13, chu kì 3, nhóm IIIB
B. Ô thứ 13, chu kì 2, nhóm IIIA
C. Ô thứ 13, chu kì 3, nhóm IIIA
D. Ô thứ 13, chu kì 2, nhóm IIIB
- Câu 35 : Khi điện phân nóng chảy muối clorua của kim loại M, người ta thu được 0,896 lít khí (đktc) ở anot và 3,12 gam kim loại ở catot. Công thức muối clorua đã điện phân là?
A. NaCl
B. MgCl2
C. KCl
D. CaCl2
- Câu 36 : Khử 1 oxit sắt bằng CO ở nhiệt độ cao phản ứng xong người ta thu được 1,68 gam Fe và 896 ml khí CO2 (đktc). Công thức phân tử của oxit sắt trên là?
A. Không xác định được
B. Fe3O4
C. Fe2O3
D. FeO
- Câu 37 : Cho 5,4 Al tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư. Sau khi phản ứng kết thúc, thể tích khí H2 thoát ra là?
A. 4,48 lít
B. 6,72 lít
C. 2,24 lít
D. 3,36 lít
- Câu 38 : Để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép người ta thường gắn vào vỏ tàu (phần ngâm dưới nước) những tấm kim loại sau đây?
A. Zn
B. Cu
C. Pb
D. Sn
- Câu 39 : Sục khí CO2 đến dư vào NaAlO2. Hiện tượng xảy ra là?
A. Có kết tủa nâu đỏ
B. Có kết tủa keo trắng
C. Dung dịch vẫn trong suốt
D. Có kết tủa keo trắng sau đó kết tủa tan
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein