- Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Sinh trường THPT Ch...
- Câu 1 : Xét một cá thể dị hợp về 2 cặp gen , khoảng cách của hai gen là 12,5cM. Trong quá trình giảm phân nếu có 80 tế bào sinh tinh thực hiện giảm phân thì theo lý thuyết số tế bào sinh tinh đã xảy ra hoán vị gen là
A 20
B 40
C 80
D 25
- Câu 2 : Một loài có bộ NST 2n = 24. Một thể đột biến ba nhiễm kép tiến hành giảm phân tạo giao tử. Trong điều kiện giảm phân bình thường thì loại giao tử chứa 14 NST chiếm tỉ lệ
A
B
C
D
- Câu 3 : Biện pháp nào dưới đây không phải là biện pháp bảo vệ vốn gen của loài người ?
A Tạo môi trường sạch nhằm tránh các đột biến phát sinh.
B Sinh đẻ có kế hoạch và bảo vệ sức khoẻ vị thành niên.
C Tránh và hạn chế tác hại của các tác nhân gây đột biến.
D Tư vấn di truyền y học.
- Câu 4 : Giả sử một đoạn mARN có trình tự các ribônuclêôtit như sau :3‘. AUG – GAU – AAA - AAG – XUU – AUA – UAU – AGX – GUA – UAG .5‘ Khi được dịch mã thì chuỗi pôlipeptit hoàn chỉnh gồm bao nhiêu axitamin ?
A 9
B 7
C 8
D 6
- Câu 5 : Một quần thể giao phấn ngẫu nhiên đang ở trạng thái cân bằng di truyền, ở thế hệ ban đầu có tần số alen A là 0,5, tần số alen a là 0,5. Do môi trường sống thay đổi làm cây có kiểu gen aa không có khả năng kết hạt. Tính theo lí thuyết tỉ cây không có khả năng kết hạt ở thế hệ F2 là
A
B
C
D
- Câu 6 : Ở một loài thực vật, chiều cao cây do 4 cặp gen không alen phân li độc lập, tác động cộng gộp. Sự có mặt mỗi alen trội làm chiều cao tăng thêm 2 cm. Lai cây cao nhất có chiều cao 26 cm với cây thấp nhất sau đó cho F1 giao phấn với nhau đời con thu được 6304 cây. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lý thuyết số cây cao 20 cm ở F2 là bao nhiêu ?
A 659.
B 369.
C 1379.
D 1411.
- Câu 7 : Ở cừu, gen H quy định có sừng, gen h quy định không sừng, kiểu gen Hh biểu hiện có sừng ở cừu đực và không sừng ở cừu cái, gen nằm trên nhiễm sắc thể thường. Cho lai cừu đực không sừng với cừu cái có sừng được F1, cho F1 giao phối với nhau được F2, cho các cừu F2 giao phối tự do.Theo lý thuyết, tỷ lệ cừu cái có sừng ở F3 là bao nhiêu ?
A
B
C
D
- Câu 8 : Phương pháp nào dưới đây không tạo ra được một thể tứ bội có kiểu gen AAAa ?
A Thể lưỡng bội cho giao tử lưỡng bội lai với nhau.
B Thể lưỡng bội cho giao tử lưỡng bội lai với thể tứ bội cho giao tử lưỡng bội.
C Tứ bội hóa thể lưỡng bội.
D Cho các thể tứ bội lai với nhau.
- Câu 9 : tARN vận chuyển axitamin mở đầu có bộ ba đối mã là
A 5’UAX 3’.
B 3’UAX 5’.
C 5’AUG 3’.
D 3’AUG5’
- Câu 10 : Cho cấu trúc di truyền quần thể như sau: 0,2AABb : 0,2 AaBb : 0,3aaBB : 0,3aabb. Nếu quần thể trên giao phối tự do thì ở đời con kiểu gen mang 2 cặp gen đồng hợp lặn chiếm tỉ lệ
A 12,25%.
B 30%.
C 35%.
D 5,25%.
- Câu 11 : Trong kỹ thuật chuyển gen, người ta thường chọn thể truyền có các dấu chuẩn hoặc các gen đánh dấu để
A tạo điều kiện cho gen đã ghép được biểu hiện.
B phát hiện được tế bào nào đã nhận được ADN tái tổ hợp.
C đưa ADN tái tổ hợp vào trong tế bào nhận.
D tạo ra ADN tái tổ hợp dễ dàng.
- Câu 12 : Phát biểu nào sau đây là đúng về mức phản ứng
A Mỗi gen trong một kiểu gen có mức phản ứng riêng.
B Mức phản ứng không do kiểu gen qui định.
C Các gen trong một kiểu gen có mức phản ứng như nhau.
D Tính trạng số lượng có mức phản ứng hẹp.
- Câu 13 : Một quần thể tự thụ ở F0 có tần số kiểu gen: 0,3AA : 0,5Aa : 0,2aa. Sau 5 thế hệ tự thụ nghiêm ngặt thì tần số kiểu gen đồng hợp trội trong quần thể là
A 0,602
B 0,514
C 0,542
D 0,584
- Câu 14 : Xét một locus gồm 2 alen(A và a). Tần số alen a ở thế hệ xuất phát = 38%. Qua mỗi thế hệ, đột biến làm cho a chuyển thành A với tần số 10%. Sau 3 thế hệ thì tần số A của quần thể bằng
A 69,2%
B 71,6%
C 75,1%
D 72,3%
- Câu 15 : Cho phả hệ sau:(sơ đồ dưới đây, vòng tròn biểu thị giới nữ, hình vuông biểu thị giới nam, còn tô đen biểu thị người mắc bệnh, không tô đen biểu thị người bình thường)Trong trường hợp không có đột biến xảy ra, khi cá thể II.1 kết hôn với cá thể có kiểu gen giống với II.2 thì xác suất sinh con đầu lòng là trai có nguy cơ bị bệnh là bao nhiêu?
A 25%
B 12.5%
C 75%
D 100%
- Câu 16 : Cho 1 cây tự thụ phấn, F1 thu được 56,25% cây cao, 43,75% cây thấp. Cho giao phấn ngẫu nhiên các cây cao F1 với nhau.Về mặt lí thuyết thì tỉ lệ cây cao thu được ở F2 là:
A 23,96%
B 52,11%
C 81,33%
D 79,01%
- Câu 17 : Ở cà chua, gen A quy định thân cao, a thân thấp, B quả tròn, b quả bầu dục. Giả sử hai cặp gen này nằm trên một cặp NST. Khi cho lai hai cây cà chua F1 thân cao quả tròn với nhau thì F2 thu được 65% số cây thân cao,quả tròn ; 15% thân thấp, quả bầu dục, 10% thân cao, quả bầu dục, 10% thân thấp, quả tròn. Kiểu gen của hai cây cà chua F1 và tần số hoán vị gen của chúng là:
A (f = 30%) x (liên kết gen hoàn toàn)
B (f = 30%) x (f = 40%)
C (f = 20%) x (liên kết gen hoàn toàn)
D (f = 40%) x (liên kết gen hoàn toàn)
- Câu 18 : Trong quần thể của một loài thú lưỡng bội, xét 2 lôcut, lôcut một có 2 alen nằm trên vùng tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y, lôcut hai có 3 alen nằm trên vùng không tương đồng của NST Y (không có trên X). Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lý thuyết số kiểu gen tối đa về các lôcut trên trong quần thể này là:
A 15
B 10
C 12
D 21
- Câu 19 : Khi nói về quy trình nuôi cấy hạt phấn, phát biểu nào sau đây là không đúng ?
A Giống được tạo ra từ phương pháp này có kiểu gen dị hợp, thể hiện ưu thế lai cao nhất.
B Dòng tế bào đơn bội được xử lí hoá chất (cônsixin) gây lưỡng bội hoá tạo nên dòng tế bào lưỡng bội.
C Các hạt phấn có thể mọc trên môi trường nuôi cấy nhân tạo để tạo thành các dòng tế bào đơn bội.
D Sự lưỡng bội hoá các dòng tế bào đơn bội sẽ tạo ra được các dòng lưỡng bội thuần chủng.
- Câu 20 : Để xác định vai trò của yếu tố di truyền và ngoại cảnh đối với sự biểu hiện của tính trạng người ta sử dụng phương pháp nghiên cứu
A trẻ đồng sinh.
B di truyền học phân tử.
C phả hệ.
D di truyền quần thể
- Câu 21 : Trong quá trình nhân đôi, enzim ADN pôlimeraza di chuyển trên mỗi mạch khuôn của ADN
A luôn theo chiều từ 5’ đến 3’.
B luôn theo chiều từ 5’ đến 3’ trên mạch này và 3’ đến 5’ trên mạch kia.
C luôn theo chiều từ 3’ đến 5’.
D một cách ngẫu nhiên.
- Câu 22 : Ở ruồi giấm gen A : thân xám, a : thân đen; B : cánh dài, b : cánh cụt; D : mắt đỏ , d : mắt trắng. Phép lai x cho F1 có kiểu hình thân đen, cánh dài, mắt trắng chiếm tỉ lệ 2,5%. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ ruồi F1 có kiểu hình thân đen, cánh dài, mắt đỏ là :
A 10%.
B 2,5%.
C 5%.
D 7,5%.
- Câu 23 : Một đột biến gen lặn được biểu hiện ra kiểu hình trong những trường hợp nào sau đây ? 1. Tồn tại bên cạnh gen trội có lợi. 2. Tồn tại ở trạng thái đồng hợp lặn. 3. Điều kiện ngoại cảnh thay đổi phù hợp với gen lặn đó. 4. Tế bào bị đột biến mất đoạn NST chứa gen trội tương ứng. Phương án đúng là:
A 2, 3.
B 1, 2.
C 2, 3, 4.
D 2, 4.
- Câu 24 : Một quần thể đậu Hà Lan có cấu trúc di truyền ban đầu là 0,4AABB + 0,2AaBb + 0,3Aabb + 0,1aaBB =1. Khi quần thể này tự thụ phấn qua một thế hệ sẽ thu tỉ lệ thể dị hợp tử 2 cặp gen là:
A 5%.
B 1%.
C 0,5%.
D 2,5%.
- Câu 25 : Khả năng cuộn lưỡi ở người do alen trội trên NST thường quy định, alen lặn quy định người không có khả năng này. Trong 1 quần thể đạt cân bằng di truyền có 64% người có khả năng cuộn lưỡi. Một người đàn ông có khả năng cuộn lưỡi lấy người phụ nữ không có khả năng này, xác suất cặp vợ chồng này sinh đứa con gái bị cuộn lưỡi là bao nhiêu ?
A 31,25%.
B 62,5%.
C 37,5%.
D 43,75%
- Câu 26 : Nhận định nào sau đây về NST là không đúng?
A Sợi cơ bản có đường kính 11 nm.
B Thành phần NST gồm ADN và rARN.
C NST có chức năng lưu giữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.
D NST của các loài sinh vật khác nhau không phải chỉ ở số lượng và hình thái mà chủ yếu ở các gen trên đó.
- Câu 27 : Ở vi khuẩn, một gen thực hiện 3 lần phiên mã đòi hỏi môi trường cung cấp số lượng nuclêotit các loại: A=525, U=1560, G=1269, X=858. Số lượng nuclêotit từng loại của gen là
A A = T = 695, G = X = 709.
B A = T= 709, G = X = 695.
C A = 175, T = 520 , G = 423 , X = 286.
D A = 520, T = 175, G = 286, X =360.
- Câu 28 : Thực chất của qui luật phân li độc lập là nói về
A sự phân li kiểu hình theo tỉ lệ (3:1)n
B sự phân li độc lập của các cặp tính trạng
C sự tổ hợp của các alen trong quá trình thụ tinh
D sự phân li độc lập của các cặp alen trong quá trình giảm phân
- Câu 29 : Vùng mã hoá của gen ở sinh vật nhân thực có 51 đoạn exon và intron xen kẽ. số đoạn exon và intron lần lượt là :
A 25 ; 26.
B 26 ; 25.
C 24 ; 27.
D 27 ;24.
- Câu 30 : Điều nào sau đây không thuộc quy trình tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến ?
A Tạo dòng thuần chủng từ các thể đột biến.
B Lai thể đột biến với dạng mẫu ban đầu.
C Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn.
D Xử lí mẫu vật bằng tác nhân gây đột biến.
- Câu 31 : Sự trao đổi chéo không cân giữa hai crômatit khác nguồn gốc trong một cặp NST tương đồng có thể làm xuất hiện dạng đột biến
A đảo đoạn và lặp đoạn.
B chuyển đoạn và mất đoạn.
C lặp đoạn và mất đoạn.
D chuyển đoạn tương hổ.
- Câu 32 : Trong trường hợp các gen phân ly độc lập, tác động riêng rẻ, các gen trội là trội hoàn toàn phép lai aabbDdEe x aaBbDdEe cho tỉ lệ kiểu hình gồm 2 tính trạng trội, 2 tính trạng lặn ở đời con là bao nhiêu ?
A
B
C
D
- Câu 33 : Cho các cặp cơ quan sau:- (1) Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của người.- (2) Cánh dơi và chi trước của ngựa.- (3) Gai xương rồng và lá cây lúa.- (4) Cánh bướm và cánh chim.Các cặp cơ quan tương đồng là:
A (1), (3), (4).
B (1), (2), (4).
C (2), (3), (4).
D (1), (2), (3).
- Câu 34 : Điều nào sau đây không phải là điều kiện của định luật Hacđi – Vanbec ?
A Alen trội phải có tỉ lệ lớn hơn alen lặn.
B Không có hiện tượng di cư và nhập cư, không xảy ra CLTN.
C Kích thước quần thể phải lớn, xảy ra giao phối tự do giữa các cá thể.
D Không có đột biến.
- Câu 35 : Vì sao quá trình giao phối không ngẫu nhiên được không được xem là nhân tố tiến hóa cơ bản?
A Vì tạo ra trạng thái cân bằng di truyền của quần thể.
B Tạo ra những tổ hợp gen thích nghi.
C Tạo ra được vô số biến dị tổ hợp
D Làm thay đổi tần số các kiểu gen trong quần thể.
- Câu 36 : Quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật
A chỉ xảy ra ở các quần thể động vật, không xảy ra ở các quần thể thực vật.
B đảm bảo cho số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp với sức chứa của môi trường.
C thường làm cho quần thể suy thoái dẫn đến diệt vong.
D xuất hiện khi mật độ cá thể của quần thể xuống quá thấp.
- Câu 37 : Một cơ thể có kiểu gen AaBbDdEe với các gen phân li độc lập, cho rằng quá trình giảm phân bình thường và không có đột biến xảy ra. Số loại giao tử ít nhất và nhiều nhất có thể được tạo ra từ 2 tế bào sinh tinh lần lượt là:
A 1 và 8
B 1 và 16
C 2 và 4
D 2 và 16
- Câu 38 : Người ta có thể sử dụng phương pháp nào sau đây để phát hiện ra hội chứng Đao ở người trong giai đoạn sớm, trước sinh ?
A Chọc dò dịch ối lấy tế bào phôi cho phân tích NST giới tính X.
B Chọc dò dịch ối lấy tế bào phôi cho phân tích NST thường.
C Sinh thiết tua nhau thai lấy tế bào phôi cho phân tích prôtêin.
D Sinh thiết tua nhau thai lấy tế bào phôi phân tích ADN.
- Câu 39 : Ở cơ thể đực của một loài động vật có kiểu gen , khi theo dõi 2000 tế bào sinh tinh trong điều kiện thí nghiệm, người ta phát hiện 800 tế bào có xảy ra hoán vị gen giữa B và b. Như vậy tỉ lệ giao tử Ab tạo thành là
A 40%.
B 20%.
C 30%.
D 10%.
- Câu 40 : Tần số tương đối của alen A ở phần đực trong quần thể ban đầu là 0,6. Qua ngẫu phối quần thể đạt được trạng thái cân bằng di truyền với cấu trúc 0,49AA : 0,42Aa : 0,09aa. Tần số tương đối của alen A, a ở phần cái của quần thể ban đầu là:
A A = 0,6 ; a = 0,4
B A = 0,7 ; a = 0,3
C A = a = 0,5
D A = 0,8 ; a = 0,2
- - Bộ câu hỏi Nhanh như chớp !!
- - Trắc nghiệm lý thuyết bằng lái xe máy A1 - Đề số 1 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm môn luật đất đai - Đề số 1 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm môn luật đất đai - Đề số 2 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm ngữ pháp Tiếng Anh tìm lỗi sai - Đề số 1 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm môn luật đất đai - Đề số 3 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm môn luật đất đai - Đề số 4 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm lý thuyết bằng lái xe máy A1 - Đề số 2
- - Trắc nghiệm lý thuyết bằng lái xe máy A1 - Đề số 3
- - Trắc nghiệm lý thuyết bằng lái xe máy A1 - Đề số 4