Câu hỏi trắc nghiệm Tài chính công có đáp án - phầ...
- Câu 1 : Nguồn vốn nhàn rỗi của Quỹ BHXH:
A. Được phép sử dụng để mua tín phiếu của Chính phủ
B. Không được phép sử dụng để đầu tư
C. Được phép sử dụng để mua cổ phiếu
D. Được phép cho mọi chủ thể trong nền kinh tế vay.
- Câu 2 : Vốn để cho vay đầu tư của nhà nước:
A. Một phần là vốn của NSNN được cân đối để cho vay đầu tư
B. Không được lấy từ NSNN
C. Hoàn toàn có được là do Chính phủ phát hành trái phiếu
D. Hoàn toàn có được là do Chính phủ vay của nước ngoài
- Câu 3 : Trong hoạt động TDNN, bên đi vay:
A. Không phải trả nợ vay
B. Chỉ phải trả một phần nợ vay
C. Phải đáp ứng những điều kiện do nhà nước quy định
D. Vay được khối lượng vốn lớn
- Câu 4 : Nhà nước huy động vốn chủ yếu nhằm:
A. Tăng chi trả lương cho cán bộ, công chức
B. Tăng chi đầu tư phát triển
C. Tăng chi thực hiện nghiệp vụ
D. Tăng chi viện trợ quốc tế
- Câu 5 : Chủ thể cung cấp ODA chủ yếu là các nước có:
A. Thu nhập bình quân đầu người cao
B. Nhiều tài nguyên thiên nhiên
C. Kim ngạch xuất khẩu lớn
D. Thu hút được nhiều vốn FDI
- Câu 6 : Chủ thể nào sau đây không cung cấp vốn ODA?
A. Tổ chức quốc tế
B. Công ty chứng khoán
C. Tổ chức phi chính phủ
D. Chính phủ các nước
- Câu 7 : Chi sửa chữa lớn tài sản cố định của một trường đại học công lập được xếp vào:
A. Chi đầu tư phát triển
B. Chi thực hiện nghiệp vụ
C. Chi thường xuyên
D. Chi hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ
- Câu 8 : So với hoạt động đầu tư của tư nhân, hoạt động đầu tư của nhà nước:
A. Hoàn toàn giống nhau
B. Hoàn toàn khác nhau
C. Có một số điểm giống nhau, nhưng khác nhau là chủ yếu
D. Không so sánh được
- Câu 9 : So với tài chính công, NSNN xuất hiện:
A. Đồng thời
B. Muộn hơn
C. Sớm hơn
D. Không xác định chính xác
- Câu 10 : Hình thức của NSNN:
A. Tổng số vay nợ của nhà nước
B. Tổng số thuế thu được của nhà nước
C. Tổng số chi để đảm bảo cho bộ máy nhà nước tồn tại và hoạt động
D. Bảng dự toán thu chi bằng tiền của Nhà nước cho một khoảng thời gian nhất định nào đó, thường là một năm
- Câu 11 : So với ngân sách nhà nước, thuế xuất hiện:
A. Đồng thời
B. Muộn hơn
C. Sớm hơn
D. Không xác định chính xác
- Câu 12 : Các quỹ tài chính công ngoài NSNN:
A. Không là quỹ tiền tệ của nhà nước
B. Là quỹ tiền tệ của nhà nước
C. Được tạo lập và sử dụng trong cân đối của NSNN
D. Không có mối liên hệ với NSNN
- Câu 13 : Tất cả các khoản thu vào NSNN của Việt Nam đều phải được hạch toán dưới dạng:
A. Hàng hoá
B. Ngoại tệ
C. Đồng Việt Nam
D. Kết hợp giữa hàng hoá và tiền tệ
- Câu 14 : Trong nền kinh tế thị trường, TDNN có xu hướng:
A. Ngày càng phát triển
B. Ngày càng giảm
C. Sẽ không còn
- Câu 15 : Hoạt động của quỹ tài chính công ngoài NSNN:
A. Có tính ổn định, thường xuyên
B. Không có tính ổn định, thường xuyên
C. Hoàn toàn giống hoạt động của NSNN
D. Hoàn toàn khác hoạt động của NSNN
- Câu 16 : Năm ngân sách của Việt Nam:
A. Có độ dài bằng với năm dương lịch
B. Có độ dài lớn hơn một năm dương lịch
C. Có độ dài bằng với năm âm lịch
D. Trùng với năm âm lịch
- Câu 17 : So với thuế, phí:
A. Có tính pháp lý cao hơn
B. Có tính pháp lý thấp hơn
C. Có diện tác động rộng hơn
D. Không có tính bồi hoàn trực tiếp
- Câu 18 : So với thuế, lệ phí:
A. Có diện tác động rộng hơn
B. Có tính bồi hoàn trực tiếp
C. Có tính pháp lý cao hơn
D. Có tính tự nguyện cao
- Câu 19 : Nhận định nào sau đây là chính xác? Nguồn hình thành tín dụng nhà nước hiện nay của Việt Nam:
A. Hoàn toàn được huy động ở trong nước
B. Hoàn toàn được huy động từ nước ngoài
C. Chủ yếu được huy động ở trong nước
D. Chủ yếu được huy động từ nước ngoài
- Câu 20 : Chi đầu tư phát triển của NSNN:
A. Là khoản chi nhỏ bé của nhà nước
B. Mang tính chất tiêu dùng trong hiện tại
C. Là khoản chi mang tính chất không ổn định
D. Là khoản chi mang tính chất thường xuyên
- Câu 21 : Chi cho các hoạt động quản lý nhà nước thuộc:
A. Chi thường xuyên
B. Chi đầu tư phát triển
C. Chi cho vay
D. Chi viện trợ
- Câu 22 : Chi cho các hoạt động sự nghiệp kinh tế của nhà nước thuộc:
A. Chi thường xuyên
B. Chi đầu tư phát triển
C. Chi cho vay
D. Chi viện trợ
- Câu 23 : Chi thường xuyên của NSNN có đặc điểm:
A. Không ổn định
B. Thường xuyên
C. Khoảng thời gian tác động dài
D. Mức độ chi luôn gắn liền với việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của nhà nước
- Câu 24 : Chi đầu tư phát triển của NSNN có đặc điểm:
A. Ổn định
B. Thường xuyên
C. Mức độ chi luôn gắn liền với việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của nhà nước
D. Khoảng thời gian tác động ngắn
- Câu 25 : Mọi khoản chi của NSNN đều phải theo:
A. Tính toán
B. Kiểm toán
C. Dự toán
D. Quyết toán
- Câu 26 : Khâu nào trong chu trình ngân sách có độ dài bằng một năm ngân sách:
A. Lập dự toán
B. Chấp hành ngân sách
C. Quyết toán ngân sách
D. Cả 3 khâu: Lập dự toán, chấp hành ngân sách và quyết toán ngân sách
- Câu 27 : Nhận định nào sau đây là chính xác? Trong một năm ngân sách diễn ra:
A. Một khâu của chu trình ngân sách
B. Hai khâu của chu trình ngân sách
C. Cả ba khâu của chu trình ngân sách
D. Không liên quan đến khâu nào của chu trình ngân sách
- Câu 28 : Cơ quan nhà nước nào quyết định dự toán ngân sách:
A. Chính phủ
B. Quốc hội
C. Bộ Tài chính
D. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Câu 29 : Vay bù đắp bội chi NSNN phải bảo đảm nguyên tắc:
A. Sử dụng cho tiêu dùng
B. Một phần dành cho tiêu dùng
C. Một phần dành cho đầu tư phát triển
D. Chỉ được sử dụng cho đầu tư phát triển
- Câu 30 : Chính phủ có nhiệm vụ, quyền hạn:
A. Quyết định dự toán ngân sách
B. Quyết định điều chỉnh dự toán NSNN
C. Phê chuẩn quyết toán NSNN
D. Lập và trình Quốc hội dự toán NSNN
- Câu 31 : Cơ quan nhà nước nào tổ chức và điều hành thực hiện NSNN:
A. Chính phủ
B. Quốc hội
C. Bộ Tài chính
D. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Câu 32 : Đặc điểm của hình thức cho vay đầu tư là Nhà nước:
A. Dùng uy tín để bảo lãnh cho các chủ đầu tư vay vốn
B. Không cần có vốn nhưng vẫn đảm bảo cho các chủ đầu tư vay được vốn
C. Cần có nhiều vốn để cho các chủ đầu tư vay
D. Hỗ trợ một phần nghĩa vụ trả nợ nhằm giảm lãi suất thực tế phải trả của chủ đầu tư
- Câu 33 : Đặc điểm của hình thức hỗ trợ sau đầu tư là:
A. Nhà nước trực tiếp giám sát quá trình sử dụng vốn
B. Nhà nước hỗ trợ một phần nghĩa vụ trả nợ của chủ đầu tư
C. Nhà nước cần có nhiều vốn để cho các chủ đầu tư vay
D. Nhà nước thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho chủ đầu tư nếu chủ đầu tư không trả được nợ đúng hạn và đầy đủ
- Câu 34 : Mức tự đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên của đơn vị sự nghiệp nhà nước là tỷ số giữa:
A. Tổng kinh phí hoạt động với tổng số nguồn thu sự nghiệp
B. Tổng số nguồn thu sự nghiệp với tổng số kinh phí hoạt động thường xuyên
C. Tổng số nguồn thu với tổng số kinh phí hoạt động thường xuyên
D. Tổng số kinh phí hoạt động thường xuyên với tổng số nguồn thu
- Câu 35 : So với việc huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ trên thị trường vốn quốc tế, vay ODA có ưu điểm đó là:
A. Lãi suất thấp
B. Thời hạn vay ngắn
C. Không phải chấp nhận bất kỳ điều kiện ràng buộc nào
D. Có thể phải chấp nhận những điều kiện ràng buộc do các nhà tài trợ đưa ra
- Câu 36 : Nội dung vật chất của NSNN là:
A. Quĩ tiền tệ không tập trung của Nhà nước
B. Quĩ tiền tệ tập trung của Nhà nước
C. Quĩ tiền tệ một phần tập trung của Nhà nước
D. Không phải là quĩ tiền tệ của Nhà nước
- Câu 37 : Thu nhập của NSNN phụ thuộc vào:
A. Quy mô nguồn thu
B. Tỷ lệ động viên vào NSNN
C. Hiệu quả hoạt động của cơ quan hành thu
D. Cả quy mô nguồn thu, tỷ lệ động viên vào NSNN và hiệu quả hoạt động của cơ quan hành thu
- Câu 38 : Nhận định nào sau đây là chính xác? Thu nhập của NSNN:
A. Hoàn toàn độc lập với nguồn thu
B. Hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn thu
C. Có liên quan mật thiết với nguồn thu
- - Bộ câu hỏi Nhanh như chớp !!
- - Trắc nghiệm lý thuyết bằng lái xe máy A1 - Đề số 1 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm môn luật đất đai - Đề số 1 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm môn luật đất đai - Đề số 2 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm ngữ pháp Tiếng Anh tìm lỗi sai - Đề số 1 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm môn luật đất đai - Đề số 3 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm môn luật đất đai - Đề số 4 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm lý thuyết bằng lái xe máy A1 - Đề số 2
- - Trắc nghiệm lý thuyết bằng lái xe máy A1 - Đề số 3
- - Trắc nghiệm lý thuyết bằng lái xe máy A1 - Đề số 4