Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Hóa năm 2020 Trư...
- Câu 1 : Thành phần chính của đường mía là
A. Fructozơ.
B. Glucozơ.
C. Saccarozơ.
D. Xenlulozơ.
- Câu 2 : Poli(vinyl clorua) là tên gọi của một polime được dùng làm
A. tơ tổng hợp.
B. chất dẻo.
C. cao su tổng hợp.
D. keo dán.
- Câu 3 : Phản ứng giữa C2H5OH và CH3COOH (xúc tác H2SO4 đặc, đun nóng) là phản ứng
A. trùng ngưng.
B. este hóa.
C. xà phòng hóa.
D. trùng hợp.
- Câu 4 : Tính chất nào sau đây không phải là tính chất vật lý chung của kim loại?
A. Có ánh kim.
B. Tính dẻo.
C. Tính cứng.
D. Tính dẫn điện.
- Câu 5 : Để chuyển hóa chất béo lỏng thành chất béo rắn (điều kiện thường) thì người ta cho chất béo lỏng phản ứng với
A. H2, đun nóng, xúc tác Ni.
B. khí oxi.
C. nước brom.
D. dung dịch NaOH đun nóng.
- Câu 6 : Chất khí nào sau đây được tạo ra khi nhiệt phân canxi cacbonat?
A. CO2.
B. CH4.
C. CO.
D. C2H2.
- Câu 7 : Chất rắn X màu đỏ thẫm tan trong nước thành dung dịch màu vàng. Một số chất như S, P, C, C2H5OH… bốc cháy khi tiếp xúc với X. Chất X là
A. P.
B. Fe2O3.
C. CrO3.
D. Cu.
- Câu 8 : Cho dung dịch NaOH dư vào 150 ml dung dịch (NH4)2SO4 1M. Đun nóng nhẹ, thể tích khí thoát ra ở đktc là
A. 4,48 lít.
B. 3,36 lít.
C. 6,72 lít.
D. 7,62 lít.
- Câu 9 : Cho vào ống nghiệm 3 - 4 giọt dung dịch CuSO4 2% và 2 - 3 giọt dung dịch NaOH 10%. Tiếp tục nhỏ 2 - 3 giọt dung dịch chất X vào ống nghiệm, lắc nhẹ, thu được dung dịch màu xanh lam. Chất X không thể là
A. glixerol.
B. saccarozơ.
C. etylen glicol.
D. etanol.
- Câu 10 : Cho m gam alanin tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được 75,3 gam muối. Giá trị của m là
A. 26,7.
B. 22,5.
C. 53,4.
D. 45.
- Câu 11 : Khi nói về protein, phát biểu nào sau đây sai?
A. Protein có phản ứng màu biure.
B. Tất cả các protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo.
C. Protein là những polipeptit cao phân tử có phân tử khối từ vài chục nghìn đến vài triệu.
D. Thành phần phân tử của protein luôn có nguyên tố nitơ.
- Câu 12 : Ngâm một thanh Fe trong dung dịch CuSO4. Sau một thời gian phản ứng lấy thanh Fe ra rửa nhẹ làm khô, đem cân thấy khối lượng tăng thêm 1,6 gam. Khối lượng Cu bám trên thanh Fe là
A. 8,2 gam.
B. 6,4 gam.
C. 12,8 gam.
D. 9,6 gam.
- Câu 13 : Thủy phân hoàn toàn tinh bột, thu được monosaccarit X. Cho X phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được chất hữu cơ Y. Hai chất X, Y lần lượt là
A. fructozơ, amoni gluconat.
B. glucozơ, axit gluconic.
C. glucozơ, amoni gluconat.
D. glucozơ, bạc.
- Câu 14 : Nhúng một lá sắt (dư) vào dung dịch chứa một trong các chất sau: FeCl3, AlCl3, CuSO4, AgNO3 và dung dịch H2SO4 (đặc, nóng). Kết thúc phản ứng, số trường hợp tạo muối sắt (II) là
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
- Câu 15 : Thực hiện các phản ứng sau:(a) X (dư) + Ba(OH)2 → Y + Z
A. AlCl3, Al2(SO4)3.
B. Al(NO3)3, Al(OH)3.
C. Al(NO3)3, Al2(SO4)3.
D. AlCl3, Al(NO3)3.
- Câu 16 : Thực hiện các thí nghiệm sau:(a) Cho đinh sắt vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư).
A. 5
B. 4
C. 3
D. 2
- Câu 17 : Nhỏ từ từ 500 ml dung dịch hỗn hợp Na2CO3 0,4M và KHCO3 0,6M vào 600 ml dung dịch H2SO4 0,35M thu được V lít CO2 (đktc) và dung dịch Y. Cho dung dịch BaCl2 dư vào Y thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m và V lần lượt là
A. 6,720 và 15,76.
B. 4,928 và 48,93.
C. 6,720 và 64,69.
D. 4,928 và 104,09.
- Câu 18 : Cho 100 ml dung dịch X gồm Al2(SO4)3 0,75M và H2SO4 0,75M. Cho từ từ dung dịch KOH 1M vào X, kết quả thí nghiệm được ghi ở bảng sau: Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tỉ lệ V2 : V1 là
A. 4 : 3.
B. 25 : 9.
C. 13 : 9.
D. 7 : 3.
- Câu 19 : Cho sơ đồ phản ứng theo đúng tỉ lệ mola) X + 2NaOH → X1 + X2 + X3
A. X4 là hợp chất hữu cơ đơn chức.
B. Phân tử khối của X6 là 104.
C. X tham gia phản ứng tráng gương
D. Phân tử X6 có 3 nguyên tử oxi.
- Câu 20 : Cho các phát biểu sau:(a) Dầu mỡ sau khi sử dụng, có thể tái chế thành nhiên liệu.
A. 5
B. 2
C. 4
D. 3
- Câu 21 : Hỗn hợp X gồm 0,15 mol propin, 0,2 mol etan, 0,1 mol axetilen và 0,6 mol hiđro. Nung nóng X với xúc tác Ni một thời gian thu được hỗn hợp khí Y. Sục Y vào dung dịch AgNO3 trong NH3 dư thu được a mol kết tủa và 15,68 lít (đktc) hỗn hợp khí Z. Hỗn hợp Z phản ứng tối đa với 8 gam brom trong dung dịch. Giá trị của a là
A. 0,18.
B. 0,16.
C. 0,12.
D. 0,10.
- Câu 22 : Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm chất béo X (x mol) và chất béo Y (y mol) (MX > MY) thu được số mol CO2 nhiều hơn số mol nước là 0,15. Mặt khác cùng lượng hỗn hợp trên tác dụng tối đa với 0,07 mol Br2 trong dung dịch. Biết thủy phân hoàn toàn X hoặc Y đều thu được muối của axit oleic và axit stearic. Tỷ lệ x : y có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 0,4.
B. 0,3.
C. 0,5.
D. 0,2.
- Câu 23 : Cho 46,8 gam hỗn hợp CuO và Fe3O4 (tỉ lệ mol 1 : 1) tan hết trong dung dịch H2SO4 loãng, vừa đủ, thu được dung dịch X. Cho m gam Mg vào X, sau phản ứng thu được dung dịch Y. Thêm dung dịch KOH dư vào Y được kết tủa Z. Nung Z trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 45,0 gam chất rắn E. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 6,6.
B. 11,0.
C. 13,2.
D. 8,8.
- Câu 24 : Cho 7,36 gam hỗn hợp E gồm hai este mạch hở X và Y (đều tạo từ axit cacboxylic và ancol, MX < MY < 150), tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được một ancol Z và 6,76 gam hỗn hợp muối T. Cho toàn bộ Z tác dụng với Na dư, thu được 1,12 lít khí H2. Đốt cháy hoàn toàn T, thu được H2O, Na2CO3 và 0,05 mol CO2. Phần trăm khối lượng của X trong E là
A. 47,83%.
B. 81,52%.
C. 60,33%.
D. 50,27%.
- Câu 25 : Điện phân dung dịch chứa đồng thời NaCl và CuSO4 (điện cực trơ, màng ngăn xốp, hiệu suất điện phân 100%, bỏ qua sự hòa tan các khí trong nước và sự bay hơi nước) với cường độ dòng điện không đổi. Kết quả của thí nghiệm ghi ở bảng sau:Tỷ lệ t3 : t1 có giá trị là
A. 12.
B. 6.
C. 10.
D. 4,2.
- Câu 26 : Hòa tan hết m gam hỗn hợp X gồm Al, Cu và FeS vào dung dịch chứa 0,38 mol H2SO4 (đặc) đun nóng, thu được dung dịch Y (chất tan chỉ gồm các muối trung hòa) và 0,29 mol SO2 (khí duy nhất). Cho 2,24 gam bột Fe vào Y, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Z và 1,28 gam kim loại. Dung dịch Z phản ứng tối đa với 0,3 mol NaOH, thu được 10,06 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 9,74.
B. 7,50.
C. 11,44.
D. 6,96.
- Câu 27 : Hỗn hợp X gồm ba este mạch hở đều tạo bởi axit cacboxylic với ancol, trong đó hai este có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử. Xà phòng hóa hoàn toàn 7,76 gam X bằng dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Y gồm hai ancol đơn chức, kế tiếp trong dãy đồng đẳng và hỗn hợp Z gồm hai muối. Cho toàn bộ Y vào bình đựng kim loại Na dư, sau phản ứng có khí H2 thoát ra và khối lượng bình tăng 4 gam. Đốt cháy hoàn toàn Z cần vừa đủ 0,09 mol O2, thu được Na2CO3 và 4,96 gam hỗn hợp CO2 và H2O. Phần trăm khối lượng của este có phần tử khối nhỏ nhất trong X là
A. 15,46%.
B. 61,86%.
C. 19,07%.
D. 77,32%.
- Câu 28 : Trộn 8,1 gam Al với 35,2 gam hỗn hợp rắn X gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 và Fe(NO3)2 thu được hỗn hợp Y. Hòa tan hoàn toàn Y vào dung dịch chứa 1,9 mol HCl và 0,15 mol HNO3, khuấy đều cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Z (không chứa muối amoni) và 0,275 mol hỗn hợp khí T gồm NO và N2O. Cho dung dịch AgNO3 đến dư vào dung dịch Z. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch M; 0,025 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và 280,75 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng của Fe(NO3)2 trong dung dịch Y là
A. 76,70%.
B. 41,57%.
C. 51,14%.
D. 62,35%.
- Câu 29 : Hỗn hợp X gồm đipeptit C5H10N2O3, este đa chức C4H6O4 và este của aminoaxit C5H11O2N. Cho X tác dụng vừa đủ với 800 ml dung dịch NaOH 0,1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam rắn khan và hỗn hợp Z (chứa các hợp chất hữu cơ). Cho Z thu được tác dụng với Na dư thấy thoát ra 0,448 lít khí H2 (đktc). Nếu đốt cháy hoàn toàn Z thu được 1,76 gam CO2. Còn oxi hóa Z bằng CuO dư đun nóng, rồi đem sản phẩm thu được tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, tạo thành 10,8 gam Ag. Giá trị của m là
A. 7,45.
B. 7,17.
C. 6,99.
D. 7,67.
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein