bài tập lý thuyết về axit cacboxylic
- Câu 1 : Chất X là hợp chất no, hở chứa một nhóm chức axit và một nhóm chức ancol là:
A CnH2n – 2O3 ( n ≥ 3)
B CnH2n O3 ( n ≥ 2)
C CnH2n + 2O3 ( n ≥ 3)
D CnH2n – 4O3 ( n ≥ 2)
- Câu 2 : Phản ứng nào chứng minh tính axit của axit axetic mạnh hơn phenol:
A dung dịch NaOH
B Na
C dung dịch NaHCO3
D dung dịch Br2
- Câu 3 : Axit X no, mạch hở có công thức thực nghiệm là (C3H4O3)n. Vậy công thức phân tử của X là:
A C9H12O9
B C12H16O12
C C3H4O3
D C6H8O6
- Câu 4 : Phân biệt các chất riêng biệt sau : phenol, axit axetic, axit acrylic bằng dung dịch nào
A xôđa
B NaOH
C Br2
D AgNO3 trong NH3
- Câu 5 : Phát biểu nào không đúng ?
A C2H5COOC2H3 phản ứng với NaOH được anđêhit và muối
B C2H5COOC2H3 có thể tạo được polime
C C2H5COOC2H3 phản ứng được với dung dịch Br2
D C2H5COOC2H3 cùng dãy đồng đẳng với C2H3COOCH3
- Câu 6 : Cho các chất : (1) axit propionic ; (2) axit axetic ; (3) etanol ; (4) đimetyl ete. Nhiệt độ sôi biến đổi :
A (1) >(2) >(3) >(4)
B (2) >(3) >(1) >(4)
C (2) >(1) >(3) >(4)
D (4) >(3) >(2) >(1)
- Câu 7 : Dãy gồm các chất sếp theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi là :
A CH3COOH ; C2H6 ; CH3CHO ; C2H5OH
B C2H6 ; C2H5OH ; CH3CHO ; CH3COOH
C CH3CHO ; C2H5OH ; C2H6 ; CH3COOH
D C2H6 ; CH3CHO ; C2H5OH ; CH3COOH
- Câu 8 : Dãy gồm các chất sắp sếp theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi từ trái qua phải là :
A CH3COOH ; HCOOH ; C2H5OH ; CH3CHO
B CH3CHO ; C2H5OH ; HCOOH ; CH3COOH
C CH3COOH ; C2H5OH ; HCOOH ; CH3CHO
D HCOOH ; CH3COOH ; C2H5OH ; CH3CHO
- Câu 9 : Cho các axit sau : C2H4O2 (X) ; C2H2O4 (Y) ; C3H4O2 (Z) ; C3H6O2 (G). Tính axit biến đổi như sau :
A G<X<Z<Y
B X<Y<Z<G
C Y<X<Z<G
D X<G<Z<Y
- Câu 10 : Cho các chất: CH3CH2OH, C2H6, CH3OH, CH3CHO, C6H12O6, C4H10, C2H5Cl. Số chất có thể điều chế trưc tiếp axit axetic (bằng 1 phản ứng) là:
A 5
B 4
C 3
D 2
- Câu 11 : Hai chất X và Y có cùng công thức phân tử C2H4O2. Chất X phản ứng được với kim loại Na và tham gia phản ứng tráng bạc. Chất Y phản ứng được với kim loại Na và hoà tan được CaCO3. Công thức của X, Y lần lượt là:
A CH3COOH, HOCH2CHO.
B HCOOCH3, HOCH2CHO.
C HCOOCH3,CH3COOH.
D HOCH2CHO, CH3COOH.
- Câu 12 : Cho các chất: (1) ankan; (2) ancol no, đơn chức, mạch hở; (3) xicloankan; (4) ete no, đơn chức, mạch hở; (5) anken; (6) ancol không no (1 liên kết C=C), hở; (7) ankin; (8) anđêhit no, đơn chức, mạch hở; (9) axit no, đơn chức, mạch hở; (10) axit không no (1 liên kết C=C), mạch hở. Dãy gồm các chất mà khi đốt cháy cho số mol của CO2 và H2O bằng nhau là
A (1); (3); (5); (6); (8).
B (4); (3); (7); (6); (10).
C (9); (3); (5); (6); (8).
D (2); (3); (5); (7); (9).
- Câu 13 : Trong phân tử axit cacboxylic X có số nguyên tử cacbon bằng số nhóm chức. Đốt cháy hoàn toàn một lượng X thu được số mol CO2 bằng số mol H2O. Tên gọi của X là
A axit axetic.
B axit malonic.
C axit oxalic.
D axit fomic.
- Câu 14 : Cho axit oxalic phản ứng với dung dịch KMnO4 trong H2SO4 loãng thì tổng các hệ số nguyên tối giản của phương trình này là :
A 27
B 31
C 35
D 30
- Câu 15 : Khi bị ong, nhện đốt chúng ta thường bôi chất nào sau đây ?
A Rượu
B Vôi
C Giấm
D Nước chanh
- Câu 16 : Hợp chất X có công thức C9H8O2 có vòng benzen. Biết X tác dụng dễ dàng với Br2 thu được chất Y có công thức phân tử là C9H8O2Br2. Mặt khác cho X tác dụng với NaHCO3 thu được muối Z có công thức C9H7O2NA. Số chất X thỏa mãn tinh chất là :
A 5
B 4
C 3
D 2
- Câu 17 : Axit salixylic (axit o-hidroxibenzoic) tác dụng với chất X có xúc tác axit H2SO4 tạo ra metyl salixylat dùng làm thuốc xoa bóp, còn tác dụng với chất Y tạo ra axit axetyl salixylat (aspirin) dùng làm thuốc cảm. các chất X, Y lần lượt là:
A Etanol và anhidrit axetic
B Metanol và axit axetic
C Metanol và anhidrit axetic
D Etanol và axit axetic
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein