Sự rơi tự do
- Câu 1 : Chuyển động rơi tự do là:
A là sự rơi của các vật chịu tác dụng của các lực trong đó trọng lực có giá trị nhỏ nhất.
B là sự rơi của các vật chịu tác dụng của các lực trong đó trọng lực lớn nhất.
C là sự rơi của các vật chỉ chịu tác dụng của trọng lực.
D là sự rơi của các vật chỉ chịu tác dụng của lực đàn hồi.
- Câu 2 : Chọn phương án đúng. Chuyển động rơi tự do có:
A Phương bất kì
B Chiều từ trên xuống dưới
C Là chuyển động thẳng chậm dần đều
D Là chuyển động thẳng đều
- Câu 3 : Chọn câu sai trong các câu sau đây:
A Sự rơi tự do là chuyển động nhanh dần đều
B Trong chân không, vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ
C Hai vật rơi tự do luôn chuyển động thẳng đều đối nhau
D Gia tốc rơi tự do giảm từ địa cực đến xích đạo
- Câu 4 : Ở một nơi trên trái đất (tức ở một vĩ độ xác định) thời gian rơi tự do của một vật phụ thuộc vào :
A Khối lượng của vật.
B Kích thước của vật.
C Độ cao của vật.
D Cả 3 yếu tố.
- Câu 5 : Chọn câu sai trong các câu sau :
A Lực tác dụng vào vật rơi tự do là lực hút của trái đất.
B Tại mọi nơi trên Trái Đất, vật rơi với gia tốc như nhau.
C Vật rơi tự do chuyển động theo phương thẳng đứng.
D Chuyển động của vật rơi tự do là chuyển động thẳng nhanh dần đều.
- Câu 6 : Chọn câu đúng trong các câu sau :
A Trong không khí vật nặng sẽ rơi nhanh hơn vật nhẹ.
B Trong chân không vật nặng sẽ rơi nhanh hơn vật nhẹ.
C Sức cản của không khí là nguyên nhân làm cho các vật rơi trong không khí nhanh chậm khác nhau.
D Ở cùng một nơi trên Trái Đấtvật nặng sẽ rơi với gia tốc lớn hơn vật nhẹ.
- Câu 7 : Một vật rơi tự do không vận tốc đầu từ một điểm A vào lúc t = 0. Phương trình của vật khi chọn gốc toạ độ là vị trí O ở dưới A một khoảng 196m, chiều dương hướng xuống là : (g = 9,8m/s2)
A \(y = 4,9{t^2}\)
B \(y = 4,9{\rm{ }}{t^2} + 196\)
C \(y = 4,9{\rm{ }}{t^2} - 196\)
D \(y = 4,9{\left( {t - 196} \right)^2}\)
- Câu 8 : Một vật rơi không vận tốc đầu từ độ cao \(80m\) xuống đất. Lấy \(g = 10m/{s^2}\) Tthời gian rơi khi vật chạm đất là:
A \(4s\)
B \(3{\rm{s}}\)
C \(5{\rm{s}}\)
D \(9{\rm{s}}\)
- Câu 9 : Sau 2s kể từ lúc giọt nước thứ 2 bắt đầu rơi, khoảng cách giữa 2 giọt nước là 25m. Tính xem giọt nước thứ 2 được nhỏ rơi trễ hơn giọt nước thứ nhất bao lâu ? Lấy \(g = 10m/{s^2}\).
A \(5{\rm{s}}\)
B \(1{\rm{s}}\)
C \(2,5{\rm{s}}\)
D \(2{\rm{s}}\)
- Câu 10 : Ở một tầng tháp cách mặt đất 45m, một người thả rơi một vật. Một giây sau người đó ném vật thứ 2 xuống theo hướng thẳng đứng. Hai vật chạm đất cùng lúc. Tính vận tốc ném của vật thứ 2. Lấy \(g = 10m/{s^2}\)
A \(16m/s\)
B \(4m/s\)
C \(2,5m/s\)
D \(12,5m/s\)
- Câu 11 : Từ độ cao 20m, phải ném một vật thẳng đứng với vận tốc v0 bằng bao nhiêu để vật này tới mặt đất sớm hơn 1s so với vật rơi tự do
A \(15m/s\)
B \(24m/s\)
C \(12,5m/s\)
D \(22,4m/s\)
- Câu 12 : Một vật rơi tự do từ độ cao 19,6m xuống đất. Vận tốc khi chạm đất của vật là bao nhiêu ? Lấy \(g{\rm{ }} = {\rm{ }}9,8m/{s^2}\)
A \(9m/s\)
B \(10m/s\)
C \(4,25m/s\)
D \(6,8m/s\)
- Câu 13 : Một vật rơi từ độ cao \(45m\) xuống đất. Lấy \(g = 10m/{s^2}\). Tính quãng đường vật rơi sau \(2s\)?
A \(4,5m\)
B \(10m\)
C \(15m\)
D \(20m\)
- Câu 14 : Một vật rơi tự do tại nơi có \(g = 10m/{s^2}\). Trong \(2\) giây cuối vật rơi được \(180m\). Tính thời gian rơi và độ cao buông vật?
A \(10{\rm{s}};500m\)
B \(5{\rm{s}};500m\)
C \(12{\rm{s}};600m\)
D \(6{\rm{s}};600m\)
- Câu 15 : Một vật được buông rơi tự do tại nơi có \(g = 10{\rm{ }}m/{s^2}\). Quãng đường vật đi được trong giây thứ 3 có giá trị là:
A 8m
B 15m
C 25m
D 22,4m
- Câu 16 : Thả rơi một vật từ độ cao \(74,8m\). Thời gian để vật đi hết 20m đầu tiên và 20m cuối cùng? Lấy \(g = 9,8m/{s^2}\)
A \({\rm{1s}}\) và \(0,6{\rm{s}}\)
B \(2{\rm{s}}\) và \(0,8{\rm{s}}\)
C \(2,4{\rm{s}}\) và \({\rm{1}}{\rm{,2s}}\)
D \(2,5{\rm{s}}\) và \({\rm{1}}{\rm{,34s}}\)
- Câu 17 : Hai viên bi A và B được thả rơi tự do từ cùng độ cao. Bi A rơi sau bi B \(0,5s\). Tính khoảng cách giữa \(2\) bi sau \(2s\)? Lấy \(g = 10m/{s^2}\).
A \(8,75m\)
B \(20m\)
C \(11,25m\)
D \(9,8m\)
- Câu 18 : Hai giọt nước rơi cách nhau 1s. Tìm khoảng cách giữa hai giọt sau khi giọt thứ 2 rơi được 1s? Lấy \(g = 10m/{s^2}\).
A \(8m\)
B \(10m\)
C \(15m\)
D \(9,5m\)
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 2 Con lắc lò xo
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 4 Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 5 Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và Phương pháp Fre-Nen
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 7 Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 9 Sóng dừng
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 12 Đại cương về dòng điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 13 Các mạch điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 14 Mạch có R, L, C mắc nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 16 Truyền tải điện năng và máy biến áp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 15 Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều và Hệ số công suất