các chất phản ứng được với NaOH, HCl
- Câu 1 : Chất nào sau đây phản ứng được với NaOH
A HCHO
B CH3COCH3
C C2H5OH
D C6H5OH
- Câu 2 : Cho dãy các chất:axit axetic, phenol, anilin, phenylamoni clorua, natri phenolat, etanol. Số chất trong dãy phản ứng được với NaOH (trong dung dịch) là
A 3
B 2
C 1
D 4
- Câu 3 : Cho dãy các chất:etanol, phenyl axetat, metyl axetat, etyl fomat, tripanmitin. Số chất trong dãy khi thủy phân trong dung dịch NaOH (dư), đun nóng sinh ra ancol là
A 3
B 5
C 4
D 2
- Câu 4 : Chất nào sau đây vừa tác dụng với NaOH vừa tác dụng với HCl
A C2H5OH
B CuSO4
C HCOOH
D NH2CH2COOH
- Câu 5 : Dung dịch etyl amin không tác dụng với dung dịch nào sau đây
A CH3COOH
B CuSO4
C HCl
D NaOH
- Câu 6 : Cho các phát biểu sau:(a) Ở điều kiện thường, saccarozo không hòa tan được Cu(OH)2(b) Ở nhiệt độ thường, glucozo phản ứng được với nước brom(c) Đốt cháy CH3COOCH3 thu được số mol CO2 bằng số mol nước(d) Glyxin phản ứng được với dung dịch NH3Số phát biểu đúng là
A 2
B 3
C 4
D 1
- Câu 7 : Trung hòa 6,0 gam một axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở cần 100ml dung dịch NaOH 1 M. Công thức của axit là
A CH2=CHCOOH
B C2H5COOH
C CH3COOH
D HCOOH
- Câu 8 : Ống dẫn nước thải từ các chậu rửa bát thường rất hay bị tắc do dầu mỡ nấu ăn dư thừa làm tắc. Người ta thường đổ xút rắn hoặc dung dịch xút đặc vào 1 thời gian sẽ hết tắc là do
A Dung dịch NaOH tạo phức với dầu mỡ tạo ra phức chất tan
B Do NaOH thủy phân lớp mỏng ống dẫn nước thải
C Dung dịch NaOH tác dụng với nhóm OH của glixerol có trong dầu mỡ sinh ra chất dễ tan
D Dung dịch NaOH thủy phân dầu mỡ thành glixerol và các chất hữu cơ dễ tan
- Câu 9 : Hợp chất X có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất, vừa tác dụng với dung dịch axit vừa tác dụng với dung dịch kiềm trong điều kiện thích hợp. Trong phân tử X thành phần phần trăm khối lượng các nguyên tố C,H,N lần lượt bằng 40,449%; 7,865%; 15,73%; còn lại là oxi. Khi cho 4,45g X phản ứng với 1 lượng vừa đủ dung dịch NaOH thu được 4,85g muối khan. Công thức cấu tạo của X là
A H2NCH2COOH
B CH2CHCOONH4
C H2NC2H4COOH
D H2NCOOCH2CH3
- Câu 10 : Triolein không tác dụng với chất (hoặc dung dịch) nào sau
A H2O (xúc tác H2SO4 loãng, đun nóng)
B Cu(OH)2 (ở điều kiện thường)
C Dung dịch NaOH (đun nóng)
D H2 (xúc tác Ni, đun nóng)
- Câu 11 : Để phản ứng hết với một lượng hỗn hợp gồm hai chất hữu cơ đơn chức X và Y (Mx < MY) cần vừa đủ 300 ml dung dịch NaOH 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 24,6 gam muối của một axit hữu cơ và m gam một ancol. Đốt cháy hoàn toàn lượng ancol trên thu được 4,48 lít CO2 (đktc) và 5,4 gam H2O. Công thức của Y là :
A CH3COOC2H5
B CH3COOCH3
C CH2=CHCOOCH3
D C2H5COOC2H5
- Câu 12 : Thuỷ phân hoàn toàn 0,2 mol một este E cần dùng vừa đủ 100 gam dung dịch NaOH 24%, thu được một ancol và 43,6 gam hỗn hợp muối của hai axit cacboxylic đơn chức. Hai axit đó là
A HCOOH và CH3COOH
B CH3COOH và C2H5COOH
C C2H5COOH và C3H7COOH
D HCOOH và C2H5COOH
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein