bài tập kim loại tác dụng với axit có tính oxi hóa
- Câu 1 : Đốt cháy 6,72 gam kim loại M có hóa trị không đổi với oxi dư thu được 8,4 gam oxit. Nếu cho 5,04 gam M tác dụng hết với dung dịch HNO3 dư thu được dung dịch X và khí NO (là sản phẩm khử duy nhất). Thể tích khí NO (đktc) thu được l̀à:
A 1,176 lít.
B 2,016 lít.
C 2,24 lít.
D 1,344 lít.
- Câu 2 : Nung nóng 7 gam hỗn hợp X gồm Al, Mg và Fe trong khí O2. Sau một thời gian thu được 9,4 gam hỗn hợp Y. Hòa tan hoàn toàn Y vào 500 ml dung dịch HNO3 vừa đủ thu được 2,24 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đktc). Nồng độ M của dung dịch HNO3 đã dùng là:
A 1,2M
B 1,4M
C 1,8M
D 1,6M
- Câu 3 : Hoà tan m gam Fe vào dung dịch HNO3 loãng, dư thu được 0,448 lit khí NO duy nhất (đktc). Giá trị của m là:
A 0,56 gam.
B 11,2 gam.
C 1,12 gam.
D 5,6 gam.
- Câu 4 : Hòa tan hoàn toàn 5,6 gam kim loại M trong dung dịch HNO3 đặc ,nóng dư thu được 3,92 lít khí NO2 (đktc) là sản phẩm khử duy nhất . Vậy M là
A Cu
B Pb
C Fe
D Mg
- Câu 5 : 11,0 gam hỗn hợp A gồm Fe và Al phản ứng hết với dung dich HCl dư thu được 8,96 lít H2 (đktc). Cho 22 gam hỗn hợp A phản ứng hết với dung dịch HNO3 dư thu được V lít NO (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Giá trị V là:
A 11,2
B 6,72
C 13,44
D 8,96
- Câu 6 : Cho 28,88 gam hỗn hợp gồm Al, Cu và Ag tác dụng vừa đủ với 1 lít dung dịch HNO3 1,45M thu được dung dịch chứa m gam muối và 5,6 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm NO và N2O. Tỷ khối của X so với H2 là 16,4. Giá trị của m là
A 98,20
B 97,20
C 99,52
D 98,75
- Câu 7 : Hoà tan 5,6 gam Fe bằng dung dịch HNO3loãng (dư), sinh ra V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là
A 2,24.
B 3,36.
C 4,48.
D 6,72.
- Câu 8 : Thực hiện 2 thí nghiệm :- TN1 : Cho 3,84g Cu phản ứng với 80 ml dung dịch HNO3 1M thấy thoát ra V1 lit khí NO.- TN2 : Cho 3,84g Cu phản ứng với 80 ml dung dịch HNO3 1M và H2SO4 0,5M thấy thoát ra V2 lit khí NO.Biết NO là sản phẩm khử duy nhất. Các thể tích đo ở cùng điều kiện. Quan hệ giữa V1 và V2 là :
A V2 = 1,5V1
B V2 = 2,5V1
C V2 = 2V1
D V2 = V1
- Câu 9 : Cho 33,9 gam hỗn hợp bột Zn và Mg (tỉ lệ mol 1 : 2) tan hết trong dung dịch hỗn hợp gồm NaNO3 và NaHSO4 thu được dung dịch A chỉ chứa m gam hỗn hợp các muối trung hòa và 4,48 lít (đkc) hỗn hợp khí B gồm N2O và H2. Hỗn hợp khí B có tỉ khối so với He bằng 8,375. Giá trị gần nhất của m là :
A 240.
B 300.
C 312.
D 308.
- Câu 10 : Hòa tan hoàn toàn m gam Al bằng dung dịch HNO3loãng, thu được 5,376 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm N2, N2O và dung dịch chứa 8m gam muối. Tỉ khối của X so với H2bằng 18. Giá trị của m là
A 17,28.
B 21,60.
C 19,44.
D 18,90.
- Câu 11 : Cho 12,56 gam hỗn hợp gồm Mg và Mg(NO3)2 tan vừa đủ trong dung dịch hỗn hợp chứa 0,98 mol HCl và x mol KNO3. Sau phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa muối clorua và 0,04 mol khí N2. Cô cạn cẩn thận Y thu được m gam muối khan. Biết các phản ứng hoàn toàn. Giá trị của m là
A 49,28
B 52,12
C 42,23
D 46,26
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein