Đề thi thử THPT Quốc Gia môn hóa học trường THPT T...
- Câu 1 : Đốt cháy hoàn toàn 4,40 gam một este X (tạo nên từ một axit cacboxylic đơn chức và một ancol đơn chức) thu được 8,80 gam CO2 và 3,60 gam H2O. Số este đồng phân của X là
A 5
B 2
C 6
D 4
- Câu 2 : Khi đốt cháy chất hữu cơ X bằng oxi không khí thu được hỗn hợp khí và hơi gồm CO2, H2O, N2. Điều đó chứng tỏ :
A Phân tử chất X chắc chắn phải có các nguyên tố C, H, O, N.
B Phân tử chất X chắc chắn phải có các nguyên tố C, H, có thể có các nguyên tố O, N.
C Phân tử chất X chỉ có các nguyên tố C, H.
D Phân tử chất X chắc chắn phải là amin.
- Câu 3 : Nhúng thanh Fe vào 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 0,1M và AgNO3 0,1M . Đến khi phản ứng hoàn toàn thì thấy khối lượng thanh Fe:
A Tăng 0,08 gam.
B Giảm 0,08 gam.
C Tăng 0,88 gam.
D Giảm 0,88 gam.
- Câu 4 : Hợp chất hữu cơ X tác dụng với dung dịch NaOH và dung dịch Brom nhưng không tác dụng với dung dịch NaHCO3. Tên gọi của X là
A anilin
B Phenol.
C axit acrylic
D metyl axetat
- Câu 5 : Đốt một kim loại trong bình chứa khí Clo thu được 26,70 gam muối, đồng thời thể tích khí Clo trong bình giảm 6,72 lít (đktc). Kim loại đem đốt là:
A Mg
B Al
C Fe
D Cu
- Câu 6 : Thực hiện các thí nghiệm sau: 1. Cho dung dịch NaCl vào dung dịch Ba(OH)2.2. Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch Ca(OH)2.3. Điện phân dung dịch NaCl với điện cực trơ, có màng ngăn.4. Cho Cu(OH)2 vào dung dịch Na2SO4. 5. Cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch Na2CO3.Số thí nghiệm đều tạo ra được NaOH là:
A 3
B 4
C 1
D 2
- Câu 7 : Xà phòng hoá hoàn toàn 17,6 gam CH3COOC2H5 trong dung dịch NaOH (vừa đủ), thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A 16,4.
B 8,2.
C 19,2.
D 9,6.
- Câu 8 : Khí hóa lỏng - khí gas hay còn gọi đầy đủ là khí dầu mỏ hóa lỏng LPG (Liquefied Petroleum Gas) có thành phần chính là propan và butan. Công thức phân tử của propan và butan là
A C3H8 và C4H10.
B C2H4 và C3H6.
C C3H6 và C4H8 .
D C3H4 và C4H6.
- Câu 9 : Điều chế kim loại Kali bằng phương pháp:
A Dùng kim loại Na khử ion K+ trong dung dịch KCl .
B Điện phân dung dịch KCl có màng ngăn.
C Dùng khí CO khử ion K+ trong K2O ở nhiệt độ cao.
D Điện phân KCl nóng chảy.
- Câu 10 : Hoà tan hoàn toàn 49,32 gam Ba bằng 800ml dung dịch HNO3 1M, thu được V lít khí X ở điều kiện tiêu chuẩn (biết N+5 chỉ bị khử xuống N+1). Giá trị của V là:
A 1,792.
B 5,824.
C 2,688.
D 4,480.
- Câu 11 : Để kết tủa hết 400ml dung dịch hỗn hợp HCl 0,5M và FeCl3 0,8M cần bao nhiêu gam metylamin?
A 29,76 gam.
B 6,20 gam.
C 9,92 gam.
D 35,96 gam.
- Câu 12 : Hòa tan hoàn toàn 3,2 gam Cu bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng, thu được x lít SO2 (là sản phẩm khử duy nhất của S+6, ở đktc). Giá trị của x là
A 1,68.
B 2,24.
C 1,12.
D 0,56.
- Câu 13 : Cho dãy các chất sau: fructozơ, vinylfomat, metylacrylat, glucozơ, saccarozơ, etylamin, glyxin và etanol. Phát biểu nào sau đây sai?
A Có 3 chất làm mất màu nước brom.
B Có 3 chất bị thủy phân trong môi trường kiềm.
C Có 4 chất hữu cơ đơn chức, mạch hở.
D Có 3 chất tham gia phản ứng tráng bạc.
- Câu 14 : Cho các hợp kim sau: Cu-Fe (1); Zn-Fe (2); Fe-C (3); Sn-Fe (4). Khi tiếp xúc với dung dịch chất điện li thì các hợp kim mà trong đó Fe đều bị ăn mòn trước là:
A 1, 3 và 4.
B 2, 3 và 4.
C 1, 2 và 3.
D 1, 2 và 4.
- Câu 15 : Cách pha loãng axit H2SO4 đặc nào sau đây là đúng:
A Rót từ từ và khuấy nhẹ.
B Rót từ từ và khuấy nhẹ.
C Rót và không khuấy.
D Rót mạnh và khuấy.
- Câu 16 : Để khử hoàn toàn 48,00 gam bột Fe2O3 bằng bột Al (ở nhiệt độ cao, trong điều kiện không có không khí) thì khối lượng bột nhôm cần dùng là
A 12,60 gam.
B 4,05 gam.
C 8,10 gam.
D 16,20 gam.
- Câu 17 : Kim loại Al không phản ứng với chất nào sau đây?
A Fe2O3.
B MgO.
C FeCl3 trong H2O.
D NaOH trong H2O.
- Câu 18 : Cho phương trình hóa học phản ứng oxi hóa hợp chất Fe(II) bằng oxi không khí 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3Kết luận nào sau đây là đúng?
A Fe(OH)2 là chất khử, O2 là chất oxi hoá.
B O2 là chất khử, H2O là chất oxi hoá.
C Fe(OH)2 là chất khử, H2O là chất oxi hoá.
D Fe(OH)2 là chất khử, O2 và H2O là chất oxi hoá.
- Câu 19 : Cho dãy các chất: CH2=CHCl, H2N–CH2–COOH, CH2=CH–CH=CH2, CH2=CH2. Số chất trong dãy có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là
A 1
B 2
C 3
D 4
- Câu 20 : Một hỗn hợp khí X gồm hai hidrocacbon mạch hở. Cho 1260ml hỗn hợp lội qua dung dịch brom dư thì còn lại 840ml, đồng thời có 3g Br2 tham gia phản ứng. Ngoài ra nếu đốt cháy hoàn toàn 1260ml hỗn hợp X rồi cho khí CO2 qua dung dịch Ca(OH)2 dư thì được 9,375g kết tủa (các khí đo ở đktc). Công thức phân tử của 2 hidrocacbon là:
A CH4 và C4H10.
B CH4 và C3H6.
C C2H6 và C3H6.
D Kết quả khác.
- Câu 21 : Cho 40ml dung dịch HCl 0,75M vào 160ml chứa đồng thời Ba(OH)2 0,08M và KOH 0,04M. Giá trị pH của dung dịch thu được là
A 13
B 1
C 12
D 2
- Câu 22 : Đun nóng 0,1 mol este no, đơn chức mạch hở X với 30 ml dung dịch 20% (D = 1,2 g/ml) của một hiđroxit kim loại kiềm M. Sau khi kết thúc phản ứng xà phòng hoá, cô cạn dung dịch thì thu được chất rắn Y và 4,6 gam ancol Z, biết rằng Z bị oxi hoá bởi CuO thành sản phẩm có khả năng phản ứng tráng bạc. Đốt cháy chất rắn Y thì thu được 9,54 gam muối cacbonat, 8,26 gam hỗn hợp CO2 và hơi nước. Công thức của hiđroxit M và este X là:
A NaOH và HCOOCH3
B NaOH và CH3COOC2H5
C KOH và CH3COOC2H5
D KOH và C2H5COOCH3
- Câu 23 : Thêm từ từ dung dịch HCl có pH = 0 vào dung dịch chứa 5,25 gam hỗn hợp muối cacbonnat của 2 kim loại kiềm kế tiếp nhau đến khi có 0,015 mol khí thoát ra thì dừng lại. Cho dung dịch thu được tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 dư cho 3 gam kết tủa. Công thức của 2 muối và thể tích dung dịch HCl đã dùng là
A Li2CO3 và Na2CO3; 0,03 lit.
B Li2CO3 và Na2CO3; 0,06 lit.
C Na2CO3 và K2CO3; 0,03 lit.
D Na2CO3 và K2CO3; 0,06 lit.
- Câu 24 : Cho 8,4 gam Fe vào dung dịch HNO3 loãng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 2,688 lít NO (ở đktc) và dung dịch X. Thêm dung dịch HCl tới dư vào dung dịch X thấy có V lít NO (ở đktc) thoát ra. Khối lượng muối sắt (III) nitrat có trong dung dịch X và giá trị của V lần lượt là
A 14,52 và 0,672.
B 16,20 và 0,000.
C 30,72 và 0,672.
D 14,52 và 0,000.
- Câu 25 : Đốt cháy hoàn toàn 0,05mol hỗn hợp M gồm anđehit X và este Y, cần dùng vừa đủ 0,08mol O2, thu được 0,08mol CO2 và 1,44 gam H2O. Mặt khác, cho 0,1mol M phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, kết thúc các phản ứng thu được m gam Ag. Giá trị của m là
A 21,6.
B 30,24.
C 10,8.
D 32,04.
- Câu 26 : Sục từ từ CO2 vào dung dịch Ba(OH)2 0,1M ta có đồ thị sau:Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của khối lượng kết tủa và thể tích CO2 Để tạo thành 15,76 gam kết tủa theo đồ thị trên, cần sục vào dung dịch Ba(OH)2 0,1M một thể tích CO2 (ở đktc) là:
A 1,792 lít hoặc 2,688lít.
B 1,792 lít.
C 2,688 lít.
D 1,792 lít hoặc 3,136 lít.
- Câu 27 : Tiến hành điện phân (có màng ngăn xốp) dung dịch A chứa hỗn hợp gồm 0,73 gam HCl và 2,925 gam NaCl với cường độ dòng điện là 1,93A trong thời gian 50 phút thu được dung dịch B. Nếu cho quỳ tím vào dung dịch A và B thì thấy:
A A làm đỏ quỳ tím (pHA < 7), B làm xanh quỳ tím (pHB > 7).
B A làm đỏ quỳ tím (pHA > 7), B làm xanh quỳ tím (pHB < 7).
C A làm đỏ quỳ tím (pHA < 7), B làm đỏ quỳ tím (pHB < 7).
D A làm đỏ quỳ tím (pHA < 7), B không làm đổi màu quỳ tím (pHB = 7).
- Câu 28 : Cho các thí nghiệm sau: 1. Sục Cl2 vào dung dịch NaOH. 2. Sục CO2 vào dung dịch cloruavôi. 3. Sục O3 vào dung dịch KI. 4. Cho AgNO3 dư vào dung dịch FeCl2. 5. Cho Cu vào dung dịch FeCl3. 6. Cho dung dịch H2SO4 đặc nóng vào NaBr tinh thể. Số trường hợp xảy ra phản ứng oxi hóa khử là:
A 4
B 3
C 6
D 5
- Câu 29 : Hỗn hợp X gồm 1 axit no, mạch thẳng, 2 lần axit (Y) và 1 axit không no có một nối đôi trong gốc hiđrocacbon, mạch hở, đơn chức (Z), số nguyên tử cacbon trong Y gấp đôi số nguyên tử cacbon trong Z. Đốt cháy hoàn toàn 5,08g X thu được 4,704 lít CO2(đktc).Trung hoà 5,08g X cần 350ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M. Công thức phân tử của Y và Z tương ứng là
A C8H14O4 và C4H6O2.
B C6H12O4 và C3H4O2.
C C6H10O4 và C3H4O2.
D C4H6O4 và C2H4O2.
- Câu 30 : Cho một số phản ứng hữu cơ sau: Số phản ứng có thể điều chế trực tiếp ra ancol etylic là:
A 7
B 5
C 6
D 4
- Câu 31 : Tiến hành các thí nghiệm sau:1. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch Cr2(SO4)3.2. Sục khí CO2 dư vào dung dịch Na[Al(OH)4] hoặc NaAlO2.3. Cho dung dịch NaF vào dung dịch AgNO3.4. Sục khí NH3 dư vào dung dịch CuCl2.5. Cho Na2SiO3 vào dung dịch HCl 6. Sục khí SO2 vào dung dịch H2S. Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được kết tủa là
A 5
B 4
C 3
D 6
- Câu 32 : Hoà tan hết m gam hỗn hợp X gồm Mg, FeCl3 vào nước chỉ thu được dung dịch Y gồm 3 muối và không còn chất rắn. Nếu hoà tan m gam X bằng dung dịch HCl thì thu được 2,688 lít H2 (đktc). Dung dịch Y có thể hoà tan vừa hết 1,12 gam bột sắt. m có giá trị là:
A 46,82 gam
B 56,42 gam.
C 41,88 gam.
D 48,38 gam.
- Câu 33 : Hỗn hợp M gồm hai amino axit X và Y đều chứa 1 nhóm–COOH và 1 nhóm –NH2 (tỉ lệ mol nX:nY= 3:2). Cho 18,36 gam M tác dụng hết với 110 ml dung dịch HCl 2M được dung dịch Z. Để tác dụng hết với các chất trong Z cần 210 ml dung dịch KOH 2M. Công thức cấu tạo của X và Y là :
A H2NC2H4COOH, H2NC3H6COOH
B H2NCH2COOH, H2NC2H4COOH
C H2NCH2COOH, H2NC3H6COOH
D H2NCH2COOH, H2NC4H8COOH
- Câu 34 : Đốt a mol X là trieste của glixerol và axit đơn chức mạch hở thu được b mol CO2 và c mol H2O, biết b – c = 4a. Hiđrô hóa m gam X cần 6,72 lít H2 (đktc) thu được 39 gam X’. Nếu đun m gam X với dung dịch chứa 0,7 mol NaOH đến phản ứng hoàn toàn, sau đó cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được bao nhiêu gam chất rắn?
A 57,2.
B 53,2.
C 52,6.
D 61,48.
- Câu 35 : Từ 12kg gạo nếp (có 84% tinh bột) lên men thu được V lit cồn 900. Biết khối lượng riêng của C2H5OH là 0,8g/ml, hiệu suất quá trình thủy phân và phản ứng lên men lần lượt là 83% và 71%. Giá trị của V là
A 5,468
B 6,548
C 4,568
D 4,685
- Câu 36 : X là tetrapeptit, Y đipeptit đều tạo nên từ 1 loại α–aminoaxit (Z) có 1 nhóm –COOH và 1 nhóm –NH2 và 10.MX = 17.MY + 384. Cho 0,12 mol pentapeptit tạo thành từ Z tác dụng với 680 ml dung dịch NaOH 1M, sau đó cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được bao nhiêu gam chất rắn khan?
A 78,20 gam.
B 80,36 gam
C 75,00 gam.
D 68,00 gam.
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein