tổng hợp đại cương kim loại đề 2
- Câu 1 : Kẽm đang phản ứng mạnh với axit clohidric, nếu cho thêm muối natri axetat vào dung dịch thì thấy phản ứng
A không thay đổi
B không xác định được
C nhanh lên
D chậm lại
- Câu 2 : Điện phân với điện cực trơ dung dịch nào sau đây thì pH của dung dịch không thay đổi trong quá trình điện phân?
A HCl
B NaNO3
C AgNO3
D CuCl2
- Câu 3 : Điện phân ( với điện cực trơ) 2 lít dung dịch CuSO4 cho đến khi cả 2 điện cực đều thoát ra 0,02 mol khí thì ngừng.Dung dịch sau điện phân có Ph là bao nhiêu? Xem thể tích dung dịch không đổi sau điện phân
A 2
B 1,7
C 2,3
D 1,0
- Câu 4 : Hỗn hợp X gồm Fe(NO3)2 , Cu(NO3)2, AgNO3 thành phần % khối lượng của nitơ trong X là 11,864% .Có thê điều chế được tối đa bao nhiêu gam hỗn hợp 3 kim loại từ 14,16 gam X
A 10,59 gam
B 3,36 gam
C 7,68 gam
D 6,72 gam
- Câu 5 : Điện phân 500 ml dung dịch CuSO4 0,2M (điện cực trơ) cho đến khi ở catot thu được 3,2 gam kim loại thì thể tích khí (đktc) thu được ở anot là:
A 3,36 lít
B 1,12 lít
C 0,56 lít
D 2,24 lít
- Câu 6 : Hoà tan 2,90 gam hỗn hợp X gồm Ba và BaO trong H2O, thu được 112 ml khí H2 (ở 0oC ; 2atm) và dung dịch Y. Trung hòa hết ½ dung dịch Y cần V ml dung dịch HCl 0,2M. Giá trị của V là:
A 50
B 200
C 100
D 150
- Câu 7 : Cho 1,56 gam hỗn hợp gồm Al và Al2O3 phản ứng hết với dung dịch HCl (dư), thu được V lít khí H2 (đktc) và dung dịch X. Nhỏ từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch X thu được kết tủa, lọc hết lượng kết tủa, nung đến khối lượng không đổi thu được 2,04 gam chất rắn. Giá trị của V là
A 0,448
B 0,672
C 1,344
D 0,224
- Câu 8 : Cho 17,80 gam Fe vào 400 ml dung dịch hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 0,4 M và H2SO4 0,5M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam hỗn hợp kim loại và V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của m và V là
A 9,8 và 2,24
B 10,68 và 2,24
C 11,20 và 3,36
D 11,20 và 2,24
- Câu 9 : Hòa tan hết 26,4 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeS, FeS2 vào lượng dư dung dịch HNO3 , thu được dung dịch Y và 24,64 lít hỗn hợp hai khí NO, NO2 (đktc). Nếu cho Y phản ứng với dung dịch BaCl2 dư, sinh ra 69,9 gam kết tủa. Số mol của NO và NO2 lần lượt là
A 0,8 và 0,3
B 0,7 và 0,4
C 0,6 và 0,5
D 0,5 và 0,6
- Câu 10 : Cho 0,42 gam hỗn hợp bột Fe và Al vào 250 ml dung dịch AgNO3 0,12M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và 3,333 gam chất rắn. Khối lượng Fe trong hỗn hợp ban đầu là
A 0,168 gam
B 0,123 gam
C 0,177 gam
D 0,15 gam
- Câu 11 : Nhúng một thanh sắt nặng 100 gam vào 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 0,2M và AgNO3 0,2M. Sau một thời gian lấy thanh kim loại ra, rửa sạch, làm khô cân được 101,72 gam (giải thiết các kim loại tạo thành đều bám hết vào thanh sắt). Khối lượng sắt đã phản ứng là
A 2,16 gam
B 1,40 gam
C 0,84 gam
D 1,72 gam
- Câu 12 : Cho hai dung dịch Fe(NO3)2 và Cu(NO3)2 có cùng nồng độ x mol/l. Nhúng 1 thanh kim loại M (hóa trị II) vào 1 lít dung dịch Fe(NO3)2, kết quả khối lượng của thanh tăng 8 gam. Nếu cũng nhúng thanh kim loại ấy vào 1 lít dung dịch Cu(NO3)2 , kết quả khối lượng thanh kim loại tăng 10 gam. Giả thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và thanh kim loại chưa tan hết , giá trị của x là:
A 0,1
B 0,25
C 0,5
D 2,0
- Câu 13 : Cho các cặp oxi hóa-khử được sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hóa của dạng oxi hóa như sau: Fe2+/Fe , Cu2+/Cu; Fe3+/Fe2+ . Phát biểu nào sau đây là đúng?
A Cu2+ oxi hóa được Fe2+ thành Fe3+.
B Fe3+ oxi hóa được Cu thành Cu2+
C Cu khử được Fe3+ thành Fe
D Fe2+ oxi hóa được Cu thành Cu2+
- Câu 14 : (ĐHKA_2009) Dãy các kim loại đều có thể điều ché được bằng phương pháp điện phân dung dịch muối của chúng là:
A Fe, Cu, Ag
B Mg, Zn, Cu
C Al, Fe, Cr
D Ba, Ag, Au
- Câu 15 : (ĐHKB _ 2011)Có 4 dung dịch riêng biệt: CuSO4, ZnCl2, FeCl3, AgNO3 . Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Ni. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hóa là:
A 1
B 4
C 3
D 2
- Câu 16 : (CĐ-2010) Hòa tan hỗn hợp gồm: K2O, BaO, Al2O3; Fe3O4 vào nước (dư) thu được dung dịch X và chất rắn Y. Sục CO2 đến dư vào dung dịch X, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được kết tủa là
A K2CO3
B BaCO3
C Fe(OH)3
D Al(OH)3
- Câu 17 : (CĐ-2009) Đốt cháy hoàn toàn 7,2 gam kim loại M (có hóa trị II không đổi ttrong hợp chất) trong hỗn hợp khí Cl2 và O2. Sau phản ứng thu được 23,0 gam chất rắn và thể tích hỗn hợp khí đã phản ứng là 5,6 lít (đktc). Kim loại M là
A Mg
B Cu
C Be
D Ca
- Câu 18 : (ĐHKA_2010) Cho hỗn hợp gồm 1,12 gam Fe và 1,92 gam Cu vào 400 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm H2SO4 0,5M và NaNO3 0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Cho V ml dung dịch NaOH 1M vào dung dịch X thì lượng kết tủa thu được là lớn nhất. Giá trị tối thiểu của V là
A 400
B 240
C 360
D 120
- Câu 19 : (ĐHKA _ 2012) Điện phân 150 ml dung dịch AgNO3 1M với điện cực trơ trong t giờ, cường độ dòng điện không đổi 2,68A (hiệu suất quá trình điện phân là 100%), thu được chất rắn X, dung dịch Y và khí Z. Cho 12,6 gam Fe vào Y , sau khi các phản ứng kết thúc thu được 14,5 gam hỗn hợp kim loại và khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) . Giá trị của t là
A 0,8
B 0,3
C 1,0
D 1,2
- Câu 20 : Điện phân dung dịch hỗn hợp gồm 0,1 mol FeCl3, 0,2 mol CuCl2 và 0,1 mol HCl (điện cực trơ). Khi ở catot bắt đầu thoát khí thì ở anot thu được V lít khí (đktc). Biết hiệu suất của quá trình điện phân là 100%. Giá trị của V là
A 5,6
B 11,2
C 22,4
D 4,48
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein