19 đề trắc nghiệm thi thử môn GDCD tốt nghiệp THPT...
- Câu 1 : Đặc trưng của pháp luật không bao gồm nội dung nào dưới đây?
A. Tính quy phạm phổ biến.
B. Tính công khai, dân chủ.
C. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
D. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
- Câu 2 : Yếu tố nào dưới đây là tư liệu lao động trong ngành may mặc?
A. Máy may.
B. Vải.
C. Thợ may.
D. Chỉ
- Câu 3 : Ranh giới để phân biệt pháp luật với các loại quy phạm xã hội khác thể hiện ở chỗ, pháp luật được áp dụng đối với
A. tất cả mọi người.
B. những người từ 18 tuổi trở lên.
C. tất cả công chức nhà nước
D. những người vi phạm pháp luật
- Câu 4 : Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của pháp luật
A. có chỗ đứng trong đời sống.
B. đi vào cuộc sống.
C. được nhiều người tuân thủ.
D. được biết đến trong cuộc sống
- Câu 5 : Hành vi xâm phạm, gây thiệt hại cho những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ là hành vi nào dưới đây?
A. Trái pháp luật.
B. Trái đạo đức.
C. Trái phong tục, tập quán.
D. Trái mong muốn của cá nhân
- Câu 6 : Hình thức nào sau đây không áp dụng đối với người vi phạm kỉ luật?
A. Cảnh báo.
B. Phê bình.
C. Hạ bậc lương.
D. Chuyển công tác khác
- Câu 7 : Mọi doanh nghiệp đều có quyền tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh là nội dung của
A. bình đẳng trong nền kinh tế thị trường.
B. bình đẳng trong kinh doanh.
C. bình đẳng giữa các thành phần kinh tế.
D. bình đẳng trong lao động
- Câu 8 : Mọi người đều có quyền tự do lựa chọn việc làm phù hợp với khả năng của mình mà không bị phân biệt đối xử là bình đẳng
A. trong thực hiện quyền lao động.
B. trong sản xuất kinh doanh.
C. giữa lao động nam và lao động nữ.
D. giữa mọi cá nhân
- Câu 9 : Cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì mà pháp luật cho phép là nội dung của hình thức
A. Sử dụng pháp luật
B. Áp dụng pháp luật.
C. Tìm hiểu pháp luật.
D. Tuyên truyền pháp luật
- Câu 10 : Khi cầu về mặt hàng máy điều hòa giảm mạnh vào mùa đông, yếu tố nào dưới đây của thị trường sẽ giảm theo?
A. Giá trị
B. Giá trị sử dụng.
C. Giá cả.
D. Cạnh tranh.
- Câu 11 : Anh, chị, em có bổn phận thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau là biểu hiện của bình đẳng nào dưới đây trong quan hệ hôn nhân và gia đình?
A. Bình đẳng giữa anh, chị, em.
B. Bình đẳng giữa các thế hệ trong gia đình.
C. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
D. Bình đẳng về trách nhiệm
- Câu 12 : Hợp đồng lao động được kí trực tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động là nội dung của bình đẳng
A. trong giao kết hợp đồng lao động.
B. trong cam kết của hai bên.
C. trong lao động sản xuất.
D. trong kí kết các loại hợp đồng
- Câu 13 : Các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam đều có đại biểu của mình trong các cơ quan quyền lực nhà nước là biểu hiện bình đẳng giữa các dân tộc về
A. kinh tế
B. chính trị.
C. xã hội.
D. thành phần
- Câu 14 : Ở nước ta, Nhà nước đã vận dụng quy luật kinh tế như thế nào?
A. Để mọi người được tự do sản xuất bất cứ mặt hàng nào theo sở thích của mình.
B. Xây dựng và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
C. Khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển tự do.
D. Xóa bỏ mọi thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa
- Câu 15 : Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân có nghĩa là không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của
A. Viện kiểm soát.
B. Thanh tra Chính phủ.
C. cơ quan công an.
D. cơ quan điều tra.
- Câu 16 : Ở một số nơi có hiện tượng nhiều học sinh "đánh hội đồng" một học sinh khác, quay clip rồi tung lên mạng xã hội. Hành vi này đã xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe và quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền được bảo đảm an toàn uy tín cá nhân.
B. Quyền .
C. Quyền được bảo đảm an toàn cuộc sống.
D. Quyền được tôn trọng
- Câu 17 : Anh N bắt được kẻ đang lấy trộm xe máy của người khác. Trong trường hợp này, anh N cần xử sự theo cách nào dưới đây cho phù hợp với pháp luật?
A. Đánh tên trộm thật đau.
B. Giam giữ mấy ngày, rồi tha.
C. Lập biên bản rồi tha.
D. G
- Câu 18 : Nếu một người bạn của em bịa đặt, tung tin xấu về bạn khác trên Facebook, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp với pháp luật?
A. Hủy kết bạn với bạn đó.
B. Không quan tâm vì đó là việc riêng của hai bạn.
C. Thể hiện sự không đồng tình bằng cách không bình luận về những thông tin đó.
D. Khuyên bạn mình không làm như vậy
- Câu 19 : Chị L là nhân viên của Công ty X có hai lần đi làm muộn nên đã bị Giám đốc Công ty ra quyết định kỉ luật với hình thức hạ bậc lương. Không đồng ý với quyết định của Giám đốc, chị L có thể làm gì trong các cách dưới đây để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình?
A. Quyền tự do ngôn luận.
B. Quyền được tham gia.
C. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
D. Quyền bày tỏ ý kiến.
- Câu 20 : Thấy trong khu dân cư của mình có lò giết mổ gia cầm gây ô nhiễm môi trường, nhân dân trong khu dân cư cần lựa chọn cách xử sự nào dưới đây để thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội trên địa bàn dân cư mình?
A. Yêu cầu lò giết mổ gia cầm ngừng hoạt động.
B. Đòi lò giết mổ gia cầm bồi thường vì gây ô nhiễm.
C. Kiến nghị với Ủy ban nhân dân phường để ngừng hoạt động cơ sở này.
D. Đe dọa những người làm việc trong lồ giết mổ gia cầm.
- Câu 21 : Sau khi tốt nghiệp đại học ngành Luật, chị H tiếp tục vào học cao học để có bằng thạc sĩ. Chị H đã thực hiện quyền nào dưới đây?
A. Quyền học thường xuyên, học suốt đời.
B. Quyền tự do học tập.
C. Quyền học không hạn chế.
D. Quyền được phát triển
- Câu 22 : Qua kiểm tra việc buôn bán của các gia đình trong thị trấn, đội quản lí thị trường huyện M đã lập biên bản xử phạt một số hộ kinh doanh do kinh doanh các mặt hàng không có trong giấy phép. Hình thức xử lí vi phạm được áp dụng thể hiện điều gì?
A. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ.
B. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.
C. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ và trách nhiệm.
D. Mọi người bình đẳng trước Tòa án
- Câu 23 : Công ty A ở tỉnh Hà Giang và Công ty B ở tỉnh Hưng Yên cùng sản xuất hàng tiêu dùng, Công ty A phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp với mức thấp hơn Công ty B. Căn cứ vào yếu tố nào dưới đây mà hai công ty lại có hai mức thuế khác nhau?
A. Lợi nhuận thu được.
B. Quan hệ quen biết.
C. Địa bàn kinh doanh.
D. Khả năng kinh doanh
- Câu 24 : Thấy ông K đốt rừng phòng hộ để làm nương rẫy, anh H nhân viên hạt kiểm lâm bắt và giữ ông K tại đơn vị với sự đồng ý của ông M là Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm. Sau 2 ngày, anh A là cháu ông K phát hiện ông K bị giam trong nhà kho của Hạt Kiểm lâm nên đã giải cứu ông K. Những ai dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
A. Ông K, anh H và ông M.
B. Anh H, ông M và anh A.
C. Anh H và ông M.
D. Anh H và anh A
- Câu 25 : Trong cuộc họp với đại diện các hộ gia đình, anh D phát biểu không đồng ý mức kinh phí đóng góp xây dựng nhà văn hóa do ông C Chủ tịch xã đề xuất, nhưng chị M là thư kí cuộc họp đã cố tình không ghi ý kiến của anh D vào biên bản. Khi bà L phát hiện và phê phán việc này, ông G đã ngắt lời, yêu cầu bà không phát biểu nữa. Những ai dưới đây vi phạm quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân?
A. Anh D, ông C và bà L
B. Ông C và bà L.
C. Ông G và chị M.
D. Chị M, ông C và bà L
- - 400 Bài trắc nghiệm thi thử THPTQG môn Công dân cực hay có lời giải !!
- - Bộ đề ôn luyện thi THPTQG môn Công dân cực hay có đáp án !!
- - Tổng hợp đề thi thử THPTQG 2019 môn Công Dân có đáp án !!
- - 10 Đề thi thử THPTQG môn GDCD có đáp án !!
- - Ôn thi THPTQG môn GDCD lớp 12 có lời giải chi tiết !!
- - Đề thi thử THPTQG môn GDCD cực hay có đáp án !!
- - 160 Bài trắc nghiệm Công Dân ôn thi THPTQG cực hay có đáp án !!
- - Tổng hợp đề thi thử THPTQG 2019 Công dân có đáp án !!
- - 20 đề thi thử thpt quốc gia môn GDCD cực hay có lời giải chi tiết !!
- - Đề thi thử THPTQG năm 2019 Môn GDCD cực hay có lời giải chi tiết !!