Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học Trường THP...
- Câu 1 : Số đipeptit tối đa có thể tạo ra từ một hỗn hợp gồm alanin và valin là bao nhiêu?
A. 3
B. 4
C. 2
D. 1
- Câu 2 : Cho dãy các chất: phenyl axetat, metyl axetat, etyl fomat, tripanmitin, vinyl axetat Số chất trong dãy khi thủy phân trong dung dịch NaOH loãng, đun nóng sinh ra ancol là?
A. 5
B. 3
C. 4
D. 2
- Câu 3 : Cho các phát biểu sau:(a) Đốt cháy hoàn toàn este no, đơn chức, mạch hở, thu được CO2 và H2O có số mol bằng nhau.
A. 2
B. 3
C. 5
D. 4
- Câu 4 : Hình vẽ sau đây mô tả thí nghiệm điều chế chất hữu cơ Y:
A. H2NCH2COOH + NaOH → H2NCH2COONa + H2O.
B. CH3COOH + C2H5OH \(\overset {{H_2}S{O_{4\,\,dac,\,\,}}{t^0}} \longleftrightarrow \) CH3COOC2H5 + H2O.
C. CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O.
D. 2C6H12O6 + Cu(OH)2 → (C6H11O6)2Cu + 2H2O.
- Câu 5 : Hỗn hợp E gồm chất X (C3H10N2O4) và chất Y (C3H12N2O3). X là muối của axit hữu cơ đa chức, Y là muối của một axit vô cơ. Cho 3,86 gam E tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được 0,06 mol hai khí (có tỉ lệ mol 1:5) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m
A. 2,26.
B. 5,92.
C. 4,68.
D. 3,46
- Câu 6 : Đun nóng hỗn hợp etylen glicol và một axit cacboxylic mạch hở (X) có mặt H2SO4 đặc làm xúc tác, thu được các sản phẩm hữu cơ, trong đó có chất hữu cơ (Y) mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 24,0 gam Y cần dùng 0,825 mol O2, thu được CO2 và H2O có tỉ lệ mol tương ứng 3: 2. Biết (Y) có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Cho các nhận định sau:(1) (X) tác dụng với H2 (xúc tác Ni, t0) theo tỉ lệ mol 1: 2.
A. 5
B. 3
C. 2
D. 4
- Câu 7 : Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol một amin X no đơn chức mạch hở bằng khí oxi vừa đủ thu được 1,2 mol hỗn hợp gồm CO2, H2O và N2. Số đồng phân bậc 1 của X là :
A. 3
B. 2
C. 1
D. 4
- Câu 8 : Cho hỗn hợp E gồm hai este X và Y (MX < MY) phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH, thu được sản phẩm muối của một axit cacboxylic đơn chức và hỗn hợp hai ancol no, đơn chức, kế tiếp trong dãy đồng đẳng. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 27,2 gam E cần vừa đủ 1,5 mol O2, thu được 29,12 lít khí CO2 (đktc). Tên gọi của X và Y là
A. metyl acrylat và etyl acrylat.
B. etyl acrylat và propyl acrylat.
C. metyl axetat và etyl axetat.
D. metyl propionat và etyl propionat.
- Câu 9 : Hỗn hợp X gồm phenyl axetat và axit axetic có tỉ lệ mol tương ứng là 1: 2. Cho 0,3 mol hỗn hợp X phản ứng vừa đủ với dung dịch hỗn hợp KOH 1,5M và NaOH 2,5M thu được x gam hỗn hợp muối. Giá trị của x là:
A. 33,5
B. 21,4
C. 38,6
D. 40,2
- Câu 10 : Hỗn hợp X gồm a mol P và b mol S. Hoà tan hoàn toàn X trong dung dịch HNO3 đặc, nóng lấy dư 20% so với lượng cần phản ứng thu được dung dịch Y và thoát ra khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất). Trung hoà dung dịch Y bằng NaOH thì cần bao nhiêu mol?
A. (1,2a + 3b).
B. (3a + 2b).
C. (4a + 3,2b).
D. (3,2a + 1,6b).
- Câu 11 : Oxit nào sau đây không phản ứng được với dung dịch NaOH loãng?
A. SiO2
B. SO2
C. ZnO
D. Al2O3
- Câu 12 : Cho 4,68 gam một kim loại hóa trị I phản ứng hết với nước dư, thu được 1,344 lít H2 (đktc). Kim loại đó là
A. Ca
B. K
C. Na
D. Ba
- Câu 13 : Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch Ba(HCO3)2 sinh ra kết tủa?
A. NaOH
B. KNO3
C. HCl
D. NaCl
- Câu 14 : Cho các chất sau: CH3COOH, C2H5OH, C6H5OH, H2O. Chất có nhiệt độ sôi thấp nhất là
A. C6H5OH
B. C2H5OH
C. H2O
D. CH3COOH
- Câu 15 : Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng sinh ra khí H2?
A. BaO
B. NaNO3
C. Mg(OH)2
D. Mg
- Câu 16 : Natri hiđrocacbonat được dùng làm thuốc giảm đau dạ dày do thừa axit. Công thức của natri hiđrocacbonat là gì?
A. K2CO3
B. Na2CO3
C. KHCO3
D. NaHCO3
- Câu 17 : Thủy phân este CH3CH2COOC2H5 thu được ancol có công thức là gì?
A. CH3OH
B. C2H5OH
C. C3H5OH
D. C3H7OH
- Câu 18 : Cho 0,1 mol P2O5 vào dung dịch chứa 0,5 mol NaOH. Dung dịch thu được chứa các chất là
A. Na3PO4, NaOH
B. Na2HPO4, NaH2PO4
C. Na3PO4, Na2HPO4
D. H3PO4, NaH2PO4
- Câu 19 : Chất không phản ứng được với Cu(OH)2/OH- ở điều kiện thường là gì?
A. etylen glicol
B. saccarozơ
C. etanol
D. glixerol
- Câu 20 : Thủy phân tristearin trong dung dịch NaOH, thu được glixerol và muối X. Công thức của X là
A. C2H5COONa
B. C17H31COONa
C. CH3COONa
D. C17H35COONa
- Câu 21 : Công thức của anđehit axetic là gì?
A. CH3CHO
B. C6H5CHO
C. HCHO
D. CH2=CHCHO.
- Câu 22 : Muối nào sau đây dễ bị nhiệt phân khi đun nóng?
A. Na2SO4
B. NH4HCO3
C. K2CO3
D. K3PO4
- Câu 23 : Thí nghiệm nào sau đây không xảy phản ứng hóa học?
A. Đốt cháy Cu trong bình chứa Cl2 dư.
B. Cho Na3PO4 vào dung dịch AgNO3
C. Cho Fe(OH)2 vào dung dịch HCl.
D. Cho K2SO4 vào dung dịch NaNO3.
- Câu 24 : Cho các phát biểu sau : (a). Ở điều kiện thường, chất béo (C17H33COO)3C3H5 ở trạng thái rắn.
A. 3
B. 6
C. 5
D. 4
- Câu 25 : Este X có công thức phân tử là C5H8O2. Đun nóng 0,1 mol X với 200 ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 13,4 gam chất rắn khan. Công thức của este là
A. CH3COO-CH2-CH=CH2.
B. CH2=CH-COOC2H5.
C. CH2=C(CH3)-COOCH3.
D. HCOOCH=C(CH3)2.
- Câu 26 : Cho dãy các chất: etan, vinyl acrylat, isopren, toluen, tripanmitin, anđehit axetic, fructozơ. Số chất trong dãy có khả năng làm mất màu nước brom ?
A. 3
B. 5
C. 6
D. 4
- Câu 27 : Cho dung dịch KOH dư vào dung dịch ZnCl2 và FeCl2 thu được kết tủa X. Cho X tác dụng với lượng dư dung dịch H2SO4 (đặc, nóng) thu được dung dịch chứa muối
A. FeSO4 và ZnSO4
B. Fe2(SO4)3 và ZnSO4.
C. Fe2(SO4)3.
D. Fe2(SO4)3 và K2SO4.
- Câu 28 : Polisaccarit X là chất rắn, màu trắng, ở dạng vô định hình, có nhiều trong gạo ngô, khoai, sắn... Thủy phân X thì thu được monosaccarit Y. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Y tham gia phản ứng AgNO3 trong NH3 tạo ra amonigluconic.
B. Phân tử khối của X là 162.
C. Y có trong máu người với nồng độ khoảng 0,01%.
D. X được sinh ra từ quá trình quang hợp của cây xanh.
- Câu 29 : Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm hai ancol, thu được 13,44 lít khí CO2 (đktc) và 15,3 gam H2O. Mặt khác, cho m gam X tác dụng với Na (dư), thu được 4,48 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là:
A. 15,3.
B. 12,9.
C. 12,3.
D. 16,9.
- Câu 30 : Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:Bước 1: Cho vào cốc thủy tinh chịu nhiệt khoảng 5 gam mỡ lợn và 10 ml dung dịch NaOH 40%.
Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp, liên tục khuấy đều bằng đũa thủy tinh khoảng 30 phút và thỉnh
thoảng thêm nước cất để giữ cho thể tích hỗn hợp không đổi. Để nguội hỗn hợp.
Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 15 – 20 ml dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ. Để yên hỗn hợp.A. 5
B. 4
C. 3
D. 2
- Câu 31 : Thực hiện các thí nghiệm sau:(a) Cho dung dịch Ba(HCO3)2 vào dung dịch NaHSO4.
(b) Cho Na vào dung dịch FeCl2 dư.A. 2
B. 4
C. 3
D. 5
- Câu 32 : Đun chất béo X với dung dịch NaOH thu được natri oleat và glixerol. Công thức của X là
A. (C17H33COO)3C3H5
B. (C17H31COO)3C3H5
C. (CH3COO)3C3H5
D. (C17H35COO)3C3H5
- Câu 33 : Khối lượng Ag thu được khi cho 0,1 mol andehit axetic phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng là
A. 10,8 gam
B. 21,6 gam
C. 43,2 gam
D. 16,2 gam
- Câu 34 : Dãy gồm các chất được sắp xếp theo chiều tính bazơ giảm dần:
A. CH3NH2, C6H5NH2, NH3.
B. C6H5NH2, NH3, CH3NH2.
C. NH3, CH3NH2, C6H5NH2
D. CH3NH2, NH3, C6H5NH2
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein