- Lý thuyết phi kim (Có video chữa)
- Câu 1 : Cho các muối sau NaHCO3, Na2CO3, Ca(HCO3)2, CaCO3, FeCO3 và MgCO3. Số muối bị phân hủy ở nhiệt độ cao:
A 5
B 4
C 6
D 3
- Câu 2 : Cho các chất: O2 (1),CO2 (2), H2 (3), Fe2O3 (4), SiO2 (5), HCl (6), CaO (7), H2SO4 đặc (8), HNO3 (9), H2O (10), (11), KMnO4 (12). Cacbon phản ứng trực tiếp được với bao nhiêu chất?
A 12
B 9
C 11
D 10
- Câu 3 : Cho các chất: O2 (1),Cl2 (2), Al2O3 (3), Fe2O3 (4), HNO3 (5), HCl (6), CaO (7), H2SO4 đặc (8), ZnO (9), PbCl2 (10). Cacbon monooxit phản ứng trực tiếp được với bao nhiêu chất?
A 5
B 6
C 7
D 8
- Câu 4 : Cho các chất: O2 (1),NaOH (2), Mg (3), Na2CO3 (4), SiO2 (5), HCl (6), CaO (7), Al (8), ZnO (9), H2O (10), NaHCO3 (11), KMnO4 (12), HNO3 (13), Na2O (14). Cacbon đioxit phản ứng trực tiếp được với bao nhiêu chất?
A 5
B 6
C 7
D 8
- Câu 5 : Để phòng nhiễm độc CO, là khí không màu, không mùi, rất độc người ta dùng chất hấp thụ là
A
đồng (II) oxit và mangan oxit.
B
đồng (II) oxit và magie oxit.
C
đồng (II) oxit và than hoạt tính.
D
than hoạt tính.
- Câu 6 : Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp BaCO3, MgCO3, Al2O3 được rắn X và khí Y. Hoà tan rắn X vào nước thu được kết tủa E và dung dịch Z. Sục khí Y dư vào dung dịch Z thấy xuất hiện kết tủa F, hoà tan E vào dung dịch NaOH dư thấy tan một phần được dung dịch G. Trong dung dịch G chứa
A
NaOH.
B
NaOH và NaAlO2.
C
NaAlO2.
D
Ba(OH)2 và NaOH.
- Câu 7 : Dung dịch X chứa a mol NaHCO3 và b mol Na2CO3. Thực hiện các thí ngiệm sau TN1: cho (a+b)mol CaCl2 vào dd X. TN2: cho (a+b) mol Ca(OH)2 vào dd XKhối lượng kết tủa thu được trong 2 TN là
A Bằng nhau.
B Ở TN1 < ở TN2.
C Ở TN1 > ở TN2.
D Không so sánh được.
- Câu 8 : Để làm sạch CO2 có lẫn HCl và hơi nước, có thể cho hỗn hợp lần lượt qua các bình đựng
A
NaOH và H2SO4 đặc.
B
Na2CO3 và P2O5.
C
H2SO4 đặc và KOH.
D
NaHCO3 và P2O5.
- Câu 9 : Một dung dịch có chứa các ion sau . Để tách được nhiều cation ra khỏi dung dịch mà không đưa thêm ion mới vào thì ta có thể cho dung dịch tác dụng với dung dịch nào sau đây?
A
Na2SO4 vừa đủ.
B
Na2CO3 vừa đủ.
C K2CO3 vừa đủ.
D NaOH vừa đủ.
- Câu 10 : Có 5 lọ mất nhãn đựng 5 chất bột màu trắng: NaCl, Na2CO3, Na2SO4, BaCO3, BaSO4. Chỉ dùng nước và khí CO2 thì có thể nhận được mấy chất
A 2
B 3
C 4
D 5
- Câu 11 : Khi cho NO2 tác dụng với NaOH thu được những muối gì?
A
NaNO2
B
NaNO3
C
NaNO2 và NaNO3
D
NaNO3 và NH4NO3
- Câu 12 : Cho sơ đồ chuyển hoá:\({P_2}{O_5}\xrightarrow{{ + KOH}}X\xrightarrow{{ + {H_3}P{O_4}}}Y\xrightarrow{{ + KOH}}Z\)Các chất X, Y, Z lần lượt là
A
K3PO4, K2HPO4, KH2PO4.
B
KH2PO4, K2HPO4, K3PO4.
C
KH2PO4, K3PO4, K2HPO4.
D
K3PO4, KH2PO4, K2HPO4.
- Câu 13 : HNO3 tinh khiết là chất lỏng không màu, nhưng dung dịch HNO3 để lâu thường ngả sang màu vàng là do
A
HNO3 tan nhiều trong nước.
B
khi để lâu thì HNO3 bị khử bởi các chất của môi trường
C
dung dịch HNO3 có tính oxi hóa mạnh.
D
dung dịch HNO3 có hoà tan một lượng nhỏ NO2.
- Câu 14 : Khi nung nóng than cốc với CaO, CuO, FeO, PbO thì phản ứng xảy ra với :
A
CuO và FeO
B
CuO,FeO, PbO
C
CaO và CuO
D
CaO,CuO,FeO và PbO
- Câu 15 : Trong các chuỗi phản ứng hóa học sau, chuỗi nào có phản ứng hóa học không thể thực hiện được?
A NH3 → N2 →NO → NO2 → NaNO3 →NaNO2 →N2 → Na3N → NH3 → NH4Cl → HCl.
B P →P2O5 → H3PO4 → CaHPO4 → Ca3(PO4)2 → CaCl2 → Ca(OH)2 → CaOCl2.
C Cl2 → KCl → KOH → KClO3 → O2 → O3 → KOH → CaCO3 → CaO → CaCl2 → Ca.
D S → H2S → SO2 → HBr → HCl → Cl2 → H2SO4 → H2S → PbS → H2S → NaHS → Na2S.
- Câu 16 : Cho các phản ứng sau:(1) Cu(NO3 )2 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\)(2) NH4NO2 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\)(3) NH3 + O2 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\)(4) NH3 + Cl2 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\)(5) NH4Cl \(\xrightarrow{{{t^0}}}\)(6) NH3 + CuO \(\xrightarrow{{{t^0}}}\)Các phản ứng đều tạo khí N2 là
A
(2), (4), (6).
B
(3), (5), (6).
C
(1), (3), (4).
D
(1), (2), (5).
- Câu 17 : Trộn lẫn các cặp dung dịch sau(1) Na2CO3 + AlCl3(2) Na2S + Al(NO3)3(3) AgNO3(dư) + FeCl2(4) KOH dư + Ca(HCO3)2(5) CuSO4 + NH3(dư)(6) AlCl3 + NH3 dư (7) ZnCl2 + NH3 dư(8) K2CO3 + FeCl3Số cặp chất phản ứng thu được cả kết tủa và khí là
A 5
B 3
C 4
D 2
- Câu 18 : Cho sơ đồ phản ứng sau:Công thức của X, Y, Z, T tương ứng là
A
(NH4)3CO3, NH4HCO3, CO2, NH3.
B
(NH2)2CO, (NH4)2CO3, CO2, NH3.
C
(NH4)2CO3, (NH2)2CO, CO2, NH3.
D
(NH2)2CO, NH4HCO3, CO2, NH3.
- Câu 19 : Cho các phát biểu sau(1) Để tăng hiệu suất phản ứng điều chế NH3 trong công nghiệp ta cần tăng nhiệt độ, giảm áp suất(2) NH3 được dùng để khử độc một lượng nhỏ Cl2 trong phòng thí nghiệm(3) Bột nở thường dùng có công thức là NH4HCO3(4) Thí nghiệm với HNO3 thường sinh ra khí độc NO2, để hạn chế NO2 người ta thường nút ống nghiệm bằng bông tẩm cồn(5) Để phân biệt muối amoni ta dùng dung dịch kiềm(6) Zn3P2 được dùng để diệt chuột(7) Không nên bóm đạm amoni nitrat với vôi bột(8) Nước đá khô là CO2 rắn(9) Bón nhiều phân đạm amoni sẽ làm cho đất chua(10) Cr, Fe, Au bị thụ động trong HNO3 đặc nguộiSố phát biểu đúng là
A 4
B 2
C 5
D 7
- Câu 20 : Cho sơ đồ phản ứng sau:\(Khi\,X\xrightarrow{{{H_2}O}}dung\,dich\,X\xrightarrow{{{H_2}S{O_4}}}Y\xrightarrow{{NaOH}}X\xrightarrow{{HN{O_3}}}Z\xrightarrow{{{t^0}}}T\)Công thức của X, Y, Z, T tương ứng là
A
NH3, (NH4)2SO4, N2, NH4NO3.
B
NH3, (NH4)2SO4, N2, NH4NO2.
C
NH3, (NH4)2SO4, NH4NO3, N2O.
D NH3, N2, NH4NO3, N2O.
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein