Đề thi thử THPT Quốc Gia - ĐH môn hóa năm 2016, Đề...
- Câu 1 : Hạt nhân của một nguyên tử có 13 proton và 14 nơtron. Số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tử đó là
A 14
B 27
C 14+
D 13
- Câu 2 : Hiện tượng nào xảy ra khi cho mảnh đồng kim loại vào dung dịch HNO3 đặc?
A Không có hiện tượng gì.
B Dung dịch có màu xanh, có khí không màu thoát ra.
C Dung dịch có màu xanh, có khí màu nâu đỏ thoát ra.
D Dung dịch không màu, có khí màu nâu đỏ thoát ra.
- Câu 3 : Bột Ag có lẫn tạp chất gồm Fe, Cu và Pb. Muốn có Ag tinh khiết, người ta ngâm hỗn hợp vào một lượng dư dung dịch X, sau đó lọc lấy Ag. Dung dịch X là
A AgNO3.
B NaOH.
C H2SO4.
D HCl.
- Câu 4 : Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng?
A Cho kim loại Cu vào dung dịch HNO3.
B Cho kim loại Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3.
C Cho kim loại Cu vào dung dịch HCl.
D Cho kim loại Fe vào dung dịch CuSO4.
- Câu 5 : Hỗn hợp nào sau đây tan được trong nước dư ở điều kiện thường?
A Ca và Mg.
B Be và Na.
C Ba và Na.
D Be và Mg.
- Câu 6 : Dẫn V lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch NaAlO2 (hay Na[Al(OH)4]) dư, thu được kết tủa X. Nung X đến khối lượng không đổi thu được 10,2 gam chất rắn Y. Giá trị của V là
A 2,24.
B 4,48.
C 3,36.
D 6,72.
- Câu 7 : Dãy các ion kim loại được sắp xếp theo thứ tự giảm dần tính oxi hóa là
A Ag+, Pb2+,Cu2+.
B Cu2+, Ag+, Pb2+.
C Pb2+, Ag+, Cu2+.
D Ag+, Cu2+, Pb2+.
- Câu 8 : Để khử hoàn toàn 35,2 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 cần vừa đủ 4,48 lít khí CO (đktc). Khối lượng sắt thu được là
A 30 gam.
B 32 gam.
C 34 gam.
D 36 gam.
- Câu 9 : Phản ứng nào sau đây sai?
A 2Cr + 3H2SO4 (loãng) Cr2(SO4)3 + 3H2.
B 2Cr + 3Cl2 2CrCl3.
C K2Cr2O7 + 14HCl 2KCl + 2CrCl3 + 3Cl2 + 7H2O.
D Cr2O3 + 2NaOH (đặc) 2NaCrO2 + H2O.
- Câu 10 : Cho 6,05 gam hỗn hợp X gồm Fe và Zn phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl loãng (dư), thu được 0,1 mol khí H2. Khối lượng của Fe trong X là
A 2,80 gam.
B 5,60 gam.
C 1,12 gam.
D 4,75 gam.
- Câu 11 : Cho dãy các chất: Al(OH)3, AlCl3, Al2O3, FeCl2, Cr2O3. Số chất lưỡng tính trong dãy là
A 2
B 3
C 4
D 5
- Câu 12 : Nước thải công nghiệp chế biến cafe, chế biến giấy, chứa hàm lượng chất hữu cơ cao ở dạng hạt lơ lửng. Trong quá trình xử lý loại nước thải này, để làm cho các hạt lơ lửng này keo tụ lại thành khối lớn, dễ dàng tách ra khỏi nước (làm trong nước) người ta thêm vào nước thải một lượng dung dịch
A phèn chua.
B muối ăn.
C giấm ăn.
D amoniac.
- Câu 13 : Sục khí axetilen vào lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thấy xuất hiện kết tủa màu
A xanh.
B vàng.
C đỏ.
D tím.
- Câu 14 : Đun nóng C2H5OH ở 1800C với dung dịch H2SO4 đặc thu được
A C2H4.
B C2H6.
C CH3COOH.
D CH3COOCH3.
- Câu 15 : Dung dịch axit axetic phản ứng được với chất nào sau đây?
A Ag.
B NaCl.
C CaCO3.
D Cu.
- Câu 16 : Cho 500 ml dung dịch glucozơ phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 10,8 gam Ag. Nồng độ của dung dịch glucozơ đã dùng là
A 0,20M.
B 0,01M.
C 0,02M.
D 0,10M.
- Câu 17 : Chất X có công thức: CH3CH2COOCH3. Tên gọi của X là
A etyl axetat.
B metyl propionat.
C metyl axetat.
D propyl axetat.
- Câu 18 : Thuỷ phân 4,4 gam etyl axetat bằng 100 ml dung dịch NaOH 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A 1,64.
B 4,28.
C 4,10.
D 5,20.
- Câu 19 : Protein có phản ứng màu biure với
A Na2SO4.
B CaCl2.
C KNO3.
D Cu(OH)2.
- Câu 20 : Cho 2,5 gam hỗn hợp X gồm anilin, metylamin, đimetylamin phản ứng vừa đủ với 0,05 mol HCl, thu được m gam muối. Giá trị của m là
A 4,325.
B 4,725.
C 2,550.
D 3,475.
- Câu 21 : Cho dãy các chất: CH3COOC2H5, C6H12O6 (glucozơ), H2NCH2COOH, CH3CHO. Số chất trong dãy tham gia phản ứng tráng bạc là
A 1
B 2
C 3
D 4
- Câu 22 : A có công thức phân tử là C2H7O2N. Cho 7,7 gam A tác dụng với 200 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch X và khí Y, tỉ khối của Y so với H2 nhỏ hơn 10. Cô cạn dung dịch X thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A 12,20.
B 14,60.
C 18,45.
D 10,70.
- Câu 23 : Để bảo vệ thép khỏi bị ăn mòn, người ta tiến hành các cách sau: (1) Tráng một lớp Zn mỏng phủ kín bề mặt tấm thép (2) Tráng một lớp Sn mỏng phủ kín bề mặt tấm thép (3) Gắn một số miếng Cu lên bề mặt tấm thép (4) Gắn một số miếng Al lên bền mặt tấm thép (5) Phủ kín một lớp sơn lên bề mặt tấm thép.Số cách làm đúng là
A 3
B 4
C 5
D 2
- Câu 24 : Cho 8,63 gam hỗn hợp X gồm Na, K, Ba và Al2O3 (trong đó oxi chiếm 19,47% về khối lượng) tan hết vào nước thu được dung dịch Y và 1,344 lít H2 (đktc). Cho 320 ml dung dịch HCl 0,75M vào dung dịch Y, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A 5,46.
B 1,04.
C 2,34.
D 2,73.
- Câu 25 : Chỉ dùng duy nhất một thuốc thử là quỳ tím, bằng một lượt thử có thể phân biệt được các dung dịch trong nhóm sau:
A NaCl, NaClO, HCl, NaOH.
B KCl, K2SO4, HCl, KOH.
C NaCl, Na2SO4, Ba(OH)2, H2SO4.
D MgCl2, MgSO4, HCl, KOH.
- Câu 26 : Bảng dưới đây ghi lại hiện tượng khi làm thí nghiệm với các chất sau ở dạng dung dịch nước: X, Y, Z và T.Các chất X, Y, Z, và T lần lượt là:
A CrCl3, AlCl3, MgCl2, KCl.
B MgCl2, CrCl3, MgCl2, KCl.
C AlCl3, CrCl3, MgCl2, KCl.
D CrCl3, MgCl2, KCl, AlCl3.
- Câu 27 : Thực hiện các thí nghiệm sau:(1) Sục khí H2S vào dung dịch CuSO4. (2) Cho O3 tác dụng với Ag.(3) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch HCl.(4) Cho C2H5OH tác dụng với O2 có mặt men giấm.(5) Đun nóng toluen với dung dịch KMnO4. (6) Sục khí CO2 dư vào dung dịch Na2SiO3. (7) Cho S tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nóng. (8) Điện phân dung dịch CuSO4. Số thí nghiệm tạo thành axit là
A 7
B 6
C 4
D 5
- Câu 28 : Trộn 21,6 gam bột Al với m gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 thu được hỗn hợp Y. Nung Y ở nhiệt độ cao trong điều kiện không có không khí đến phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn Z. Cho Z tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 6,72 lít H2 (đktc). Mặt khác, nếu cho Z tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được 19,04 lít NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của m là
A 58,6.
B 46,0.
C 62,0.
D 50,8.
- Câu 29 : Cho hỗn hợp bột X gồm 0,08 mol Fe và 0,03 mol Cu tác dụng với oxi ở nhiệt độ cao thu được 6,48 gam hỗn hợp Y. Cho Y tan hết vào dung dịch chứa 0,24 mol HCl và 0,07 mol HNO3 thu được 2,1 gam khí NO duy nhất và dung dịch Z. Thêm dung dịch AgNO3 dư vào Z, thu được m gam chất rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, N+5 chỉ bị khử thành NO, giá trị của m là
A 34,44.
B 41,46.
C 43,08.
D 40,65.
- Câu 30 : Hỗn hợp X gồm C3H6, C4H10, C2H2 và H2. Cho m gam X vào bình kín có một ít bột Ni làm xúc tác. Nung nóng bình thu được hỗn hợp Y. Đốt cháy hoàn toàn Y cần dùng vừa đủ V lít O2 (đktc). Sản phẩm cháy đem hấp thụ hết vào nước vôi trong dư, thu được dung dịch có khối lượng giảm 21,45 gam. Nếu cho Y qua bình đựng lượng dư dung dịch Br2 trong CCl4 thì có 24 gam Br2 phản ứng. Mặt khác, cho 11,2 lít (đktc) hỗn hợp X đi qua dung dịch Br2 dưthì có 64 gam Br2 phản ứng. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là
A 21,0
B 14,28.
C 10,5.
D 28,56.
- Câu 31 : Isoamyl axetat được dùng để tạo mùi chuối trong thực phẩm. Chất này cũng được dùng làm dung môi vecni và sơn mài nitrocellulose cũng như dùng làm chất dẫn dụ (pheromon) các đàn ong mật đến một địa điểm nhỏ. Isoamyl acetat là dung môi và chất mang cho các vật liệu. Isoamyl axetat được tổng hợp bằng cách đun nóng hỗn hợp ancol X và axit Y với H2SO4 đặc. Nhận định nào sau đây đúng?
A Axit X có công thức là C2H5COOH.
B Ancol Y có công thức là CH2=CH-CH2OH.
C Công thức phân tử của isoamyl axetat là C7H14O2.
D Phản ứng giữa X và Y xảy ra hoàn toàn.
- Câu 32 : Cho 34 gam hỗn hợp X gồm 2 este đơn chức và đều thuộc loại hợp chất thơm (tỉ khối hơi của X đối với O2 luôn bằng 4,25 với mọi tỉ lệ số mol giữa 2 este) tác dụng vừa đủ với 175 ml dung dịch NaOH 2M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp Y gồm 2 muối khan. Thành phần phần trăm về khối lượng của 2 muối trong Y là
A 55,43% và 44,57%.
B 56,67% và 43,33%.
C 46,58% và 53,42%.
D 35,6% và 64,4%.
- Câu 33 : Hỗn hợp M gồm một peptit X và một peptit Y (chúng được cấu tạo từ 1 loại aminoaxit, tổng số nhóm –CO–NH– trong 2 phân tử là 5) với tỉ lệ số mol nX : nY = 1 : 3. Khi thủy phân hoàn toàn m gam M thu được 81 gam glyxin và 42,72 gam alanin. Giá trị của m là
A 104,28.
B 109,50.
C 116,28.
D 110,28.
- Câu 34 : Cho các polime sau: tơ nilon-6,6; poli (vinyl clorua); thủy tinh plexiglas; teflon; nhựa novolac; tơ visco, tơ nitron, cao su buna. Trong đó, số polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là
A 5
B 6
C 7
D 4
- Câu 35 : Chất hữu cơ Z chứa C, H, O và có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Sau khi làm thí nghiệm, người ta thấy rằng: Cứ 2,85 gam Z tác dụng hết với H2O (có H2SO4 loãng làm xúc tác) thì tạo ra m1 gam chất hữu cơ X và m2 gam chất hữu cơ Y. Đốt cháy hết m1 gam X tạo ra 0,09 mol CO2 và 0,09 mol H2O, còn khi đốt cháy hết m2 gam Y thu được 0,03 mol CO2 và 0,045 mol H2O. Tổng lượng oxi tiêu tốn cho hai phản ứng cháy trên đúng bằng lượng oxi tạo ra khi nhiệt phân hoàn toàn 42,66 gam KMnO4. Biết phân tử khối của X bằng 90; chất Z tác dụng được với Na tạo ra H2. Số công thức cấu tạo phù hợp của X là
A 4
B 1
C 2
D 3
- Câu 36 : Cho các phát biểu sau:(a) Khi đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon X bất kì, nếu thu được số mol CO2 bằng số mol H2O thì X là anken.(b) Trong phản ứng este hoá giữa CH3COOH và CH3OH, H2O được tạo nên từ OH trong nhóm COOH của axit và H trong nhóm OH của ancol. (c) Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị a-amino axit được gọi là liên kết peptit.(d) Những hợp chất hữu cơ khác nhau có cùng phân tử khối là đồng phân của nhau.(e) Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol(g) Hợp chất C9H15Cl có vòng benzen trong phân tử.Số phát biểu đúng là
A 2
B 5
C 3
D 4
- Câu 37 : Cho các chất sau: axetilen, axit oxalic, axit acrylic, fomanđehit, phenyl fomat, vinyl axetilen, glucozơ, anđehit axetic, metyl axetat, saccarozơ, natri fomat, axeton. Số chất có thể tham gia phản ứng tráng gương là
A 6
B 8
C 7
D 5
- Câu 38 : Hỗn hợp X gồm một ancol và một axit cacboxylic đều no, đơn chức, mạch hở, có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử. Đốt cháy hoàn toàn 51,24 gam X, thu được 101,64 gam CO2. Đun nóng 51,24 gam X với xúc tác H2SO4 đặc, thu được m gam este (hiệu suất phản ứng este hóa bằng 60%). Giá trị m gần giá trị nào nhất sau đây?
A 25,1.
B 28,5.
C 41,8.
D 20,6.
- Câu 39 : Hỗn hợp X gồm anđehit Y, axit cacboxylic Z và este T (Z và T là đồng phân). Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X cần 0,625 mol O2, thu được 0,525 mol CO2 và 0,525 mol nước. Cho một lượng Y bằng lượng Y có trong 0,2 mol X tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng, sau phản ứng được m gam Ag (hiệu suất phản ứng 100%). Giá trị của m là
A 32,4.
B 64,8.
C 16,2.
D 21,6.
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein