Đề thi thử THPT Quốc Gia - ĐH môn hóa năm 2015, Đề...
- Câu 1 : Một hỗn hợp gồm ankin A và O2 dư (O2 chiếm 9/10 thể tích hỗn hợp) nạp đầy vào bình kín. Đốt cháy hoàn toàn A rồi đưa về nhiệt độ ban đầu cho hơi nước ngưng tụ hết thì áp suất giảm 1/5 so với áp suất ban đầu. Vậy A là:
A C3H4
B C5H8
C C4H6
D C2H2
- Câu 2 : Chỉ dùng hoá chất nào dưới đây để phân biệt hai đồng phân khác chức có cùng công thức phân tử C3H8O.
A Al
B Cu(OH)2
C Dung dịch AgNO3/NH3
D CuO, t0.
- Câu 3 : Đun nóng hỗn hợp khí gồm 0,06 mol C2H2 và 0,04 mol H2 với xúc tác Ni, sau một thời gian thu được hỗn hợp khí Y. Dẫn toàn bộ hỗn hợp Y lội từ từ qua bình đựng dung dịch brom (dư) thì còn lại 0,448 lít hỗn hợp khí Z (ở đktc) có tỉ khối so với O2 là 0,5. Khối lượng bình dung dịch brom tăng là
A 1,64 gam.
B 1,04 gam
C 1,32 gam.
D 1,20 gam.
- Câu 4 : Hỗn hợp Z gồm 2 axit cacboxylic no, đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Z thu được khối lượng H2O ít hơn khối lượng CO2 là 5,46 gam. Nếu lấy 1/2 lượng hỗn hợp Z ở trên cho tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ thì sau phản ứng thu được 3,9 gam hỗn hợp muối khan.Công thức 2 axit trong Z:
A HCOOH và CH3COOH
B C2H3COOH và C3H5COOH
C C2H5COOH và C3H7COOH
D CH3COOH và C2H5COOH
- Câu 5 : Có 3 dung dịch muối: X, Y, Z ứng với 3 gốc axit khác nhau, thỏa mãn điều kiện sau: X + Y → có khí thoát ra Y + Z →có kết tủa xuất hiện X + Z → vừa có kết tủa vừa có khí thoát ra. X, Y, Z lần lượt là:
A NaHSO4, Na2SO4, Ba(HCO3)2
B Na2SO4, Na2SO3, Ba(HCO3)2
C Ba(HCO3)2, NaHSO4, Na2SO3.
D NaHSO4, Na2SO3, Ba(HCO3)2.
- Câu 6 : Khi tiến hành đồng trùng hợp buta-1,3-dien và acrilonitrin thu được một loại cao su Buna-N chứa 8,96% nitơ. Tính tỉ lệ số mol buta-1,3-dien và acrilonitrin trong cao su:
A 3:1
B 2:1
C 1:2
D 1:1
- Câu 7 : Cho hỗn hợp X gồm CH4, C2H4 và C2H2. Lấy 8,6 gam X tác dụng hết với dung dịch brom (dư) thì khối lượng brom phản ứng là 48 gam. Mặt khác, nếu cho 13,44 lít (ở đktc) hỗn hợp khí X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 , thu được 36 gam kết tủa. Phần trăm thể tích của CH4 có trong X là
A 40%
B 20%
C 25%
D 50%
- Câu 8 : Để tách riêng NH3 ra khỏi hỗn hợp gồm N2, H2 và NH3 trong công nghiệp, người ta đã sử dụng phương pháp
A cho hỗn hợp đi qua CuO nung nóng.
B cho hỗn hợp đi qua dung dịch H2SO4 đặc.
C nén và làm lạnh hỗn hợp, NH3 hoá lỏng.
D cho hỗn hợp đi qua dung dịch nước vôi trong.
- Câu 9 : Trong phân tử hợp chất hữu cơ X ( C4H10O3) chỉ chứa chức ancol. Biết X hòa tan được Cu(OH)2 cho dung dịch màu xanh da trời. Số công thức cấu tạo có thể của X là:
A 3
B 2
C 4
D 5
- Câu 10 : Cho V lít dung dịch HCl 0,02M vào 0,1 lít dung dịch Na[Al(OH)4] 0,2M sau phản ứng lọc lấy kết tua đem nung đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Biết 0,9 lít ≤V ≤3,25 lít, hỏi m có giá trị trong khoảng nào ?
A 0,225 gam ≤ m ≤1,24 gam
B 2,34 gam ≤ m ≤7,8 gam
C 0,225 gam ≤ m ≤1,02 gam
D 0,225 gam ≤ m ≤0,918 gam.
- Câu 11 : Gluxit là hợp chất tạp chức trong phân tử có nhiều nhóm -OH và có nhóm :
A cacboxyl
B amin
C anđehit
D cacbonyl
- Câu 12 : Cho m gam hỗn hợp Mg, Al vào 250 ml dung dịch X chứa hỗn hợp axit HCl 1M và axit H2SO4 0,5M, thu được 5,32 lít H2 (ở đktc) và dung dịch Y (coi thể tích dung dịch không đổi). Dung dịch Y có pH là
A 7
B 1
C 2
D 6
- Câu 13 : Cho dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch chứa 3 muối FeCl3, AlCl3 và ZnCl2 thu được kết tủa X. Nung X được chất rắn Y. Cho luồng khí H2 dư đi qua Y nung nóng thu được chất rắn Z, Z chứa:
A Al, Zn, Fe
B Al2O3 và Fe
C Al và Zn
D Al2O3, Zn, Fe.
- Câu 14 : Hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 nặng 6,96 g và số mol FeO bằng số mol Fe2O3. Cho hỗn hợp X tan hết trong dung dịch HNO3 loãng, thu được V lít khí NO (đktc) duy nhất. Giá trị của V là
A 0,224 lít.
B 2,24/3 lít
C 0,224/3 lít.
D 2,24 lít.
- Câu 15 : Cho hỗn hợp gồm x mol Mg và y mol Fe vào dung dịch chứa p mol AgNO3 và q mol Cu(NO3)2. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn gồm 3 kim loại. Biểu thức liên hệ giữa x, y, p, q là:
A y < +q -x
B y > p +2q -x
C y > p + 2q - 2x
D y > +q -x
- Câu 16 : Pentapeptit tạo thành từ các aminoaxit no mạch hở chỉ chứa 1 nhóm –COOH và 1 nhóm –NH2 có công thức phân tử dạng tổng quát là :
A CnH2n+1N5O6
B CnH2n–3N5O6
C CnH2n–1N5O6
D (A),(B),(C) đều sai
- Câu 17 : Cho glixerol tác dụng với hỗn hợp 3 axit C17H35COOH, C17H33COOH và C15H31COOH. Số este ba chức tối đa có thể tạo thành là:
A 18
B 9
C 12
D 15
- Câu 18 : Hỗn hợp A gồm 0,1 mol acrolein (propenal, anđehit acrilic) và 0,3 mol khí hiđro. Cho hỗn hợp A qua ống sứ nung nóng có chứa Ni làm xúc tác, thu được hỗn hợp B gồm bốn chất, đó là propanal, propanol-1, propenal và hiđro. Tỉ khối hơi của hỗn hợp B so với metan bằng 1,55. Số mol H2 trong hỗn hợp B bằng bao nhiêu?
A 0,10
B 0,05
C 0,15
D 0,20
- Câu 19 : Cho khí CO đi qua m gam oxit Fe2O3 đốt nóng, ta được 13,92 gam hỗn hợp X (gồm 4 chất rắn). Hỗn hợp X hoà trong HNO3 đặc dư được 5,824 lít NO2 (đktc), Vậy m có giá trị là
A 15,2 g
B 16,0 g
C 16,8 g
D 17,4 g
- Câu 20 : Điện phân dung dịch chứa m gam hỗn hợp 2 muối CuSO4 và NaCl bằng điện cực trơ đến khi nước bị điện phân trên cả 2 điện cực thì dừng lại. Dung dịch thu được sau điện phân hòa tan vừa đủ 1,6 gam CuO và ở anot của bình điện phân có 448ml khí bay ra(đktc). Giá trị của m là.
A 3.875gam
B 7.14gam
C 4.95gam
D 5.97gam
- Câu 21 : Hỗn hợp X gồm CuO và Fe2O3. Hoà tan hoàn toàn 44 gam X bằng dung dịch HCl (dư), sau phản ứng thu được dung dịch chứa 85,25 gam muối. Mặt khác, nếu khử hoàn toàn 22 gam X bằng CO (dư), cho hỗn hợp khí thu được sau phản ứng lội từ từ qua dung dịch Ba(OH)2 (dư) thì thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A 147,750
B 78,875
C 76,755
D 73,875
- Câu 22 : Phương trình phản ứng viết không đúng là:
A 2 Cu + 2H2S + O2 → 2CuS + 2H2O
B 2NaBr tinh thể + H2SO4đặc Na2SO4 + 2HBr.
C CuS + 4H2SO4đặc CuSO4 + 4SO2 + 4H2O
D 4Ag + 2H2S + O2 → 2Ag2S + 2H2O.
- Câu 23 : Cho phản ứng oxi hóa - khử sau: X + HNO3 đặc, nóng → ... + NO2 + .... (1). Đặt k = số mol NO2 / số mol X. Nếu X là Zn, S và FeS thì k nhận các giá trị tương ứng là:
A 2 ; 6 ; 7
B 2; 5; 9
C 2 ; 6 ; 9
D 1; 6 ; 7
- Câu 24 : Cho 2 nguyên tử X, Y có tổng số hạt proton là 38. Số hạt mang điện của Y nhiều hơn của X là 28 hạt. Hãy chọn kết luận đúng với tính chất hóa học của X, Y.
A Y là kim loại, X là khí hiếm
B X, Y đều là phi kim
C Y là kim loại, X là phi kim
D X, Y đều là kim loại
- Câu 25 : Cho các hạt vi mô O2- (Z = 8); F - (Z = 9); Na, Na+ (Z = 11), Mg, Mg2+ (Z = 12), Al (Z = 13). Thứ tự bán kính giảm dần là:
A Na, Mg, Al, Na+, Mg2+, O2-, F -
B Na, Mg, Al, O2-, F - , Na+, Mg2+.
C O2-, F -, Na, Na+, Mg, Mg2+, Al.
D Na+, Mg2+, O2-, F -, Na, Mg, Al.
- Câu 26 : Đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức, bậc một thu được CO2 và nước theo tỷ lệ mol 6:7. Amin đó có tên gọi là gì?
A Propenylamin
B Propylamin
C Phenylamin
D isopropylamin
- Câu 27 : o các cân bằng sau:(1) H2 (k) + I2 (k) ⇌ 2HI (k) (2) ½ H2 (k) + ½ I2 (k) ⇌ 2HI (k)(3) HI (k) ⇌ ½ H2 (k) + ½ I2 (k) (4) 2HI (k) ⇌ H2 (k) + I2 (k).(5) H2 (k) + I2 (r) ⇌ 2HI (k)Ở nhiệt độ xác định, nếu Kc của cân bằng (1) bằng 64 thì Kc bằng 0,125 là của cân bằng.
A (5)
B (2)
C (4)
D (3)
- Câu 28 : Este X tạo từ glixerol và axit cacboxylic đơn chức. Thủy phân hoàn toàn X trong 200 ml dung dịch NaOH 2M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 9,2 gam glixerin và 32,2 gam chất rắn khan. Vậy X là :
A glixeryl triacrylat
B glixeryl trifomiat
C glixeryl triaxetat
D glixeryl tripropionat
- Câu 29 : Để xà phòng hoá 10 kg chất béo có chỉ số axit bằng 7, người ta đun nóng với dd chứa 1.42 kg NaOH. Sau phản ứng, để trung hoà hỗn hợp cần dùng 500ml dd HCl 1M . Khối lượng xà phòng thu được là
A 103,435 kg
B 10,343 kg
C 10,3425 kg
D 103,425 kg
- Câu 30 : Xét cân bằng hoá học của các phản ứng sau:(1). H2(k) + I2(k) ⇌ 2HI(k) (2). CaCO3(r) ⇌ CaO (r) + CO2(k)(3). N2(k) + O2(k) ⇌ 2NO(k) (4). 2SO2(k) + O2(k) ⇌ 2SO3(k)(5). CO(k) + H2O(h) ⇌ CO2(k) + H2O(k)Khi tăng áp suất các phản ứng có cân bằng hoá học không bị dịch chuyển là:
A (2), (5).
B (1), (3),(5)
C (1), (2), (3).
D (1), (2), (3), (5).
- Câu 31 : X là tetrapeptit Ala–Gli–Val–Ala, Y là tripeptit Val–Gli–Val. Đun nóng m gam hỗn hợp X và Y có tỉ lệ số mol nX:nY=1:3 với 1560 ml dung dịch NaOH 1M (dùng dư gấp 2 lần lượng cần thiết) , sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch Z. Cô cạn dung dịch thu được 126,18 gam chất rắn khan. m có giá trị là :
A 66,7 gam
B 68,1 gam
C 78,4 gam
D 75,6 gam
- Câu 32 : Cho 6,72 lít khí CO2 (đktc) hấp thụ hết vào 500ml dung dịch NaOH 0,1M và Ca(OH)2 0,4M thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:
A 10g
B 15g
C 20g
D 25g
- Câu 33 : Từ xenlulozơ sản xuất được xenlulozơ trinitrat, quá trình sản xuất bị hao hụt 12%. Từ 1,62 tấn xenlulozơ thì lượng xenlulozơ trinitrat thu được là
A 2,975 tấn
B 3,613 tấn
C 2,546 tấn
D 2,6136 tấn
- Câu 34 : Nung một hỗn hợp rắn gồm a mol FeCO3 và b mol FeS2 trong bình kín chứa không khí (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, đưa bình về nhiệt độ ban đầu, thu được chất rắn duy nhất là Fe2O3 và hỗn hợp khí. Biết áp suất khí trong bình trước và sau phản ứng bằng nhau, mối liên hệ giữa a và b là (biết sau các phản ứng, lưu huỳnh ở mức oxi hoá +4).
A a = 4b.
B a = 2b.
C a = 0,5b.
D a = b.
- Câu 35 : Cho dung dịch X chứa 1 mol Ba(HCO3)2 tác dụng với dung dịch Y chứa 3 mol KHSO4 ( các dung dịch đều loãng, coi H2SO4 phân li hoàn toàn cả 2 nấc ) thu được kết tủa T, khí CO2 và dung dịch Z. Các ion có trong dung dịch Z bao gồm:
A K+, CO32-
B K+, CO32-, SO42-
C K+, H+, SO42-
D K+, H+, SO42-, Ba2+.
- Câu 36 : Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp A gồm andehit fomic, axit lactic, glucozơ cần 4,48 lit O2 (đktc) .Lấy sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch NaOH dư thấy bình tăng thêm m gam.Giá trị của m là
A 6,2 gam
B 3 gam
C 12,4 gam
D 6 gam
- Câu 37 : Cho 10 gam hỗn hợp Fe, Cu (chứa 40% Fe) vào một lượng H2SO4 đặc, đun nóng. Kết thúc phản ứng, thu được dung dịch X, khí Y và còn lại 6,64 gam chất rắn. Khối lượng muối tạo thành trong dung dịch X là
A 9,12 gam.
B 11,24 gam.
C 12,5 gam.
D 14,52 gam.
- Câu 38 : Hãy cho biết phát biểu nào sau đây không đúng?
A chất oxi hóa là chất nhận electron trong phản ứng oxi hóa-khử
B trong pin điện cực dương là anot, cực âm là catot
C quá trình oxi hóa là quá trình làm tăng số oxi hóa
D phản ứng oxi hóa -khử là phản ứng có sự thay đổi số oxi hóa
- Câu 39 : Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm 26,8 gam hỗn hợp bột nhôm và sắt (III) oxit được hỗn hợp G. Hoà tan G trong dung dịch NaOH dư, thoát ra 6,72 lít khí H2 (các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thể tích khí đo ở đktc). Khối lượng nhôm có trong hỗn hợp ban đầu bằng
A 6,8 gam.
B 5,4 gam.
C 11,2 gam
D 10,8 gam.
- Câu 40 : Xăng thu được từ phương pháp rifominh có chỉ số octan cao. Nguyên nhân là
A chỉ chứa toluen và benzen.
B chủ yếu chứa các ankan phân nhánh nhánh, xicloankan và aren.
C chỉ chứa các ankan có nhánh.
D chỉ chứa những ankan không nhánh.
- Câu 41 : Hỏi trong 1,5 kg gạo chứa 81% tinh bột có bao nhiêu mắt xích –C6H10O5– ?
A 6,022.1023
B 3,011.1023
C 4,517.1024
D 6,022.1023
- Câu 42 : Cho hỗn hợp gồm a mol FeS2 và b mol Cu2S tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO3 thì thu được dung dịch A (chứa 2 muối sunfat) và 0,8 mol khí NO là sản phẩm khử duy nhất. Cho dung dịch A tác dụng với Ba(OH)2 dư thì thu được m gam kết tủa. Giá trị m là
A 80,52
B 66,54
C 70,02
D 94,5
- Câu 43 : Đun nóng hỗn hợp X gồm 0,25 mol C2H3COOH và 0,15 mol C3H6(OH)2 có mặt H2SO4 đặc làm xúc tác được 19,55 gam một este duy nhất. Hiệu suất phản ứng este hóa là:
A 25%
B 80%
C 70%
D 85%
- Câu 44 : Cho m gam hỗn hợp bột X gồm ba kim loại Zn, Cr, Sn có số mol bằng nhau tác dụng hết với lượng dư dung dịch HCl loãng, nóng thu được dung dịch Y và khí H2. Cô cạn dung dịch Y thu được 8,98 gam muối khan. Nếu cho m gam hỗn hợp X tác dụng hoàn toàn với O2 (dư) để tạo hỗn hợp 3 oxit thì thể tích khí O2 (đktc) phản ứng là
A 2,016 lít.
B 1,008 lít
C 1,344 lít.
D 0,672 lít.
- Câu 45 : Chỉ dùng thêm dung dịch H2SO4 loãng, có thể nhận biết được bao nhiêu kim loại trong số các kim loại: Mg, Al, Fe, Cu, Ba?
A 4
B 2
C 3
D 5
- Câu 46 : Lấy m gam A (gồm Na, Al) chia làm 2 phần bằng nhau : Phần 1 cho vào nước cho đến khi hết phản ứng thấy thoát ra 0,448 lít khí H2(đktc); Phần 2 cho vào dung dịch Ba(OH)2 dư đến khi hết phản ứng thấy thoát ra 3,472 lít khí H2(đktc). Giá trị của m là
A 5,86 gam
B 2,93 gam
C 2,93 gam
D 5,63 gam
- Câu 47 : Cho V lít dung dịch HCl 2 M vào dung dịch chứa 0,3 mol natricromit. Tính V để sau phản ứng thu được 10,3g kết tủa.
A 0,05 lít và 0,25 lít
B 0,05 lít
C 0,45 lít
D 0,05 lít và 0,45 lít
- Câu 48 : Pin điện hoá M-X có suất điện động chuẩn là E01 ; pin điện hoá Cu-X có suất điện chuẩn là 1,10V, pin điện hoá M-Cu có suất điện động chuẩn là 0,46V. Vậy giá trị của E01 là
A 0,64V.
B 0,18V.
C 0,18V.
D 1,56V
- Câu 49 : Có 4 chất khí X, Y, Z, T trong đó:- X làm mất màu dung dịch nước brom, không làm đục nước vôi trong.- Y không làm mất màu dung dịch nước brom, có làm đục nước vôi trong.- Z có làm mất màu dung dịch nước brom, có làm đục nước vôi trong.- T không làm mất màu dung dịch nước brom, không làm đục nước vôi trong.X, Y, Z, T lần lượt là:
A H2S, SO2, CO2, NO2
B SO2, CO2, NO2, H2S
C NO2, CO2, SO2, H2S
D H2S, CO2, SO2, NO2
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein