- Ôn tập sắt crom đồng
- Câu 1 : Có một loại oxit sắt dùng để luyện gang. Nếu khử oxit sắt này bằng cacbon oxit ở nhiệt độ cao người ta thu được 0,84 gam sắt và 0,448 lít khí CO2 (đktc) . Công thức hóa học của loại oxit sắt nói trên là:
A
Fe2O3
B
Fe3O4
C
FeO
D
không xác định được
- Câu 2 : hòa tan hết m gam hỗn hợp gồm FeO , Fe3O4 , Fe2O3 có số mol bằng nhau trong dung dịch HNO3 thu được 2,688 lít NO (đktc). Giá trị của m là :
A
70,82 gam
B
83,52 gam
C
62,64gam
D
41,76 gam
- Câu 3 : Cho miếng sắt nặng m gam vào dung dịch HNO3 , sau phản ứng thấy có 6,72 lít khí NO2 (đktc) thoát ra và còn lại 2,4 gam chất rắn không tan. Giá trị của m là :
A
8,0
B
5,6
C
10,8
D
8,4
- Câu 4 : Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm a mol FeS2 , 0,5a mol FeS và 0,06 mol Cu2S vào axit HNO3 (vừa đủ ), thu được dung dịch X (chỉ chứa 2 muối sunfat )và khí NO duy nhất . Giá trị của a là
A
0,24 mol
B
0,20 mol
C
0,12 mol
D
0,06 mol
- Câu 5 : a mol sắt bị oxi hóa trong không khí được 5,04 gam sắt oxit , hòa tan hoàn toàn oxit sắt trong dung dịch HNO3 thu được 0,07 mol NO2. Giá trị của a là
A
0,035
B
0,07
C
0,075
D
0,08
- Câu 6 : Hòa tan vừa đủ m(g) hỗn hợp FeO và Fe3O4 trong dung dịch chứa 1,2 mol HCl . Cô cạn dung dịch được 70,6 (g) muối khan. Giá trị của m là
A
37,6
B
32,8
C
30,4
D
26,8
- Câu 7 : Cho bột Fe tác dụng với dung dịch chúa 0,02 mol AgNO3 và 0,01 mol Cu(NO3)2. Phản ứng kết thúc được chất rắn X có khối lượng 3g. Trong X có
A
Ag , Fe
B
Ag , Cu
C
Ag , Cu , Fe
D
Cu , Fe
- Câu 8 : 4,06 gam 1 oxi sắt bị khử hoàn toàn bởi CO khi đun nóng thu được m(g) Fe và khí tạo thành cho tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 dư , thu được 7(g) kết tủa . giá trị của m là :
A
2,94
B
2,8
C
3,36
D
2,24
- Câu 9 : Hòa tan m (g) hỗn hợp A gồm Fe và Cu , trong đó Fe chiếm 40% khối lượng bằng dung dịch HNO3 thu được dung dịch X ; 0,448 lít NO duy nhất (đktc) và còn lại 0,65m (g) kim loại. Khối lượng muối trong dung dịch X là:
A
5,4 g
B
6,4g
C
11,2g
D
4,8g
- Câu 10 : Hỗn hợp X gồm Cu và Fe có tỉ lệ khối lượng tương ứng là 7:3 . Lấy m gam X phản ứng hoàn toàn với dung dịch chứa 0,7 mol HNO3. Sau phản ứng còn lại 0,75m gam chất rắn và có 0,25 mol khí Y gồm NO và NO2. Giá trị của m là :
A
40,5
B
50,4
C
50,2
D
50
- Câu 11 : Cho a gam hỗn hợp gồm FeS2 và FeCO3 với số mol bằng nhau vào một bình kín chứa lượng oxi dư. Áp suất trong bình là P1 atm . Nung nóng bình để phản ứng xảy ra hoàn toàn rồi đưa bình về nhiệt độ ban đầu , áp suất khí trong lúc này là P2 atm . Biết rằng thể tích chất rắn trong bình trước và sau phản ứng là không đáng kể. Tỉ lệ P1/P2 là :
A
0,5
B
1
C
2
D
2,5
- Câu 12 : Hòa tan hoàn toàn 49,6 gam hỗn hợp X gồm Fe , FeO , Fe2O3 , Fe3O4 bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng , thu được dung dịch Y và 8,96 lít SO2 (đktc) . % khối lượng của nguyên tố oxi trong hỗn hợp X là :
A
40,24%
B
30,7%
C
20,97%
D
37,5%
- Câu 13 : Dẫn 1 luồng khí CO dư qua ống đựng m gam hỗn hợp gồm Fe2O3 và CuO nung nóng thu được chất rắn Y , khí ra khỏi ống được dẫn vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư , thu được 40 gam kết tủa . Hòa tan chất rắn Y trong dung dịch HCl dư thấy 4,48 lít khí H2 bay ra (đktc). Giá trị của m là :
A
24
B
16
C
32
D
12
- Câu 14 : Cho 5,8 gam FeCO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO3 được hỗn hợp khí CO2 , NO và dung dịch X . Khi thêm HCl dư vào dung dịch X thì dung dịch hòa tan tối đa được bao nhiêu gam bột Cu kim loại , biết có khí NO là
A
14,4
B
16
C
18
D
16,8
- Câu 15 : Khử 1 lượng Fe2O3 bằng H2 thu được 2,7 (g) H2O và sinh ra hỗn hợp A gồm Fe , FeO , Fe3O4 và Fe2O3 . Hòa tan A trong dung dịch HNO3 thì chỉ tạo ra V lít NO là sản phẩm khử duy nhất . giá trị của V (đktc ) là
A
5,6
B
2,24
C
3,36
D
4,48
- Câu 16 : Cho một luồng khí CO đi qua ống đựng 0,01 mol FeO và 0,03 mol Fe2O3 (hỗn hợp A) đốt nóng . Sauk hi kết thúc thí nghiệm thu được 4,784 gam chất rắn B gồm 4 chất . Hòa tan chất rắn B bằng dung dịch HCl thoát ra 0,6272 lít H2 (ở đktc). Tính số mol oxit sắt từ trong hỗn hợp B. Biết rằng trong B số mol oxit sắt từ bằng 1/3 tổn số mol sắt (II) oxit và sắt (III) oxit.
A
0,006
B
0,008
C
0,01
D
0,012
- Câu 17 : Hỗn hợp X gồm Cr , Al , Cu . Cho hỗn hợp X tác dụng với lượng dư dung dịch HCl , đun nóng (không có không khí ) tạo ra 8,96 lít (đktc) và 12,7 gam chất rắn không tan. Lọc lấy dung dịch thêm lượng dư dung dịch NaOH và nước clo rồi cho dung dịch BaCl2 dư vào , thu được 25,3 gam kết tủa màu vàng. Phần tram khối lượng của Al trong hỗn hợp là
A 23,18%
B 19,52%
C 40,15%
D 22,31%
- Câu 18 : Cho m g hỗn hợp bột X gồm 3 kim loại Zn;Cr;Sn có số mol bằng nhau tác dụng hết với lượng dư dung dịch HCl loãng nóng thu được dung dịch Y và khí H2. Cô cạn dụng dịch Y thu được 8,98g muối khan. Nếu cho m g hỗn hợp X tác dụng với O2 dư thì tạo hỗn hợp 3 oxit thì thể tích khí O2 dktc phản ứng là:
A 2,016 l
B 1,008 l
C 0,672 l
D 1,344 l
- Câu 19 : Hòa tan hoàn toàn 8,64 gam một oxit sắt trong dung dịch HNO3 thu được 0,896 lít khí NO (đktc ) duy nhất. Oxit sắt đó là
A
FeO
B
Fe2O3
C
Fe3O4
D
Cả A và C
- Câu 20 : Hòa tan hết m(g) hoonc hợp X gồm FeO , Fe2O3 và Fe3O4 bằng dung dịch HNO3 đặc nóng thu được 4,48 lít NO2(đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 145,2 (g) muối khan . giá trị của m là :
A
35,7
B
46,4
C
15,8
D
77,7
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein