Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học Trường THP...
- Câu 1 : Hỗn hợp X gồm đipeptit C5H10N2O3, este đa chức C4H6O4, este C5H11O2N. Cho X tác dụng vừa đủ với 800 ml dung dịch NaOH 0,1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam rắn khan và 1,25 gam hỗn hợp hơi Z (chứa các hợp chất hữu cơ). Cho toàn bộ lượng Z thu được tác dụng với Na dư thấy thoát ra 0,448 lít khí H2 (đktc). Còn nếu đốt cháy hoàn toàn Z thì thu được 1,76 gam CO2. Giá trị của m là
A. 7,45.
B. 7,17.
C. 6,99.
D. 7,67.
- Câu 2 : Có 4 dung dịch :natri clorua, ancol etylic, axit axetic, kali sunfat đều có nồng độ 0,1 mol/l. Khả năng dẫn điện của các dd đó tăng dần theo thứ tự nào trong các thứ tự sau:
A. NaCl < C2H5OH < CH3COOH < K2SO4 .
B. C2H5OH < CH3COOH < NaCl < K2SO4.
C. C2H5OH < CH3COOH < K2SO4 < NaCl.
D. CH3COOH < NaCl < C2H5OH < K2SO4.
- Câu 3 : Cho các ion kim loại. Zn2+, Sn2+, Ni2+, Fe2+, Pb2+. Thứ tự tính oxi hoá giảm dần là
A. Pb2+ > Sn2+ > Fe2+ > Ni2+ > Zn2+.
B. Pb2+ > Sn2+ > Ni2+ > Fe2+ > Zn2+.
C. Zn2+ > Sn2+ > Ni2+ > Fe2+ > Pb2+.
D. Sn2+ > Ni2+ > Zn2+ > Pb2+ > Fe2+.
- Câu 4 : Hợp chất nào sau đây không có tính lưỡng tính?
A. NaHCO3
B. Zn(OH)2.
C. Al2O3
D. AlCl3
- Câu 5 : Hòa tan nhôm vào dung dịch NaOH, chất bị khử trong phản ứng là gì?
A. NaOH
B. H2
C. Al
D. H2O
- Câu 6 : Tiến hành bốn thí nghiệm sau:- Thí nghiệm (1): Nhúng thanh Fe vào dung dịch FeCl3;
A. (3), (4).
B. (2), (4).
C. (1), (2).
D. (2), (3).
- Câu 7 : Cacbon không tác dụng với chất nào sau đây?
A. Ca
B. HNO3
C. NaOH
D. H2
- Câu 8 : Trong các chất: Mg(OH)2, Al, NaHSO3 và KNO3, số chất thuộc loại chất lưỡng tính là
A. 2
B. 3
C. 4
D. 1
- Câu 9 : Khi thủy phân hợp chất hữu cơ X (không có phản ứng tráng bạc) trong môi trường axit rồi trung hòa axit thì dung dịch thu được có phản ứng tráng bạc. X là gì?
A. Anđehit axetic.
B. Ancol etylic.
C. Saccarozơ
D. Glixerol.
- Câu 10 : Cho X, Y, Z, T là các chất khác nhau trong các chất: CH3NH2, NH3, C6H5OH (phenol), C2H5OH các tính chất được ghi trong bảng sau:Kết luận nào sau đây đúng?
A. Y là C6H5OH.
B. Z là CH3NH2.
C. T là C2H5OH.
D. X là NH3.
- Câu 11 : Phát biểu nào sau đây đúng ?
A. Đun nóng tinh bột với dung dịch axit thì xảy ra phản ứng khâu mạch polime.
B. Trùng hợp axit \(\omega \)- amino caproic thu được nilon-6.
C. Polietilen là polime trùng ngưng
D. Cao su buna có phản ứng cộng.
- Câu 12 : Ô nhiễm không khí có thể tạo ra mưa axit gây tác hại rất lớn đối với thiên nhiên, con người, động vật, công trình xây dựng… Các chất khí gây nên hiện tượng trên, đó là
A. N2, NO2.
B. O2, SO2.
C. SO2, NO2.
D. CO2, N2.
- Câu 13 : Đốt cháy hoàn toàn một thê tích khí thiên nhiên gồm metan, etan, propan bằng oxi không khí (trong không khí, oxi chiếm 20% thê tích), thu được 7,84 lít khí CO2 (ở đktc) và 9,9 gam nước. Thê tích không khí (ở đktc) nhỏ nhất cần dùng để đốt cháy hoàn toàn lượng khí thiên nhiên trên là (Cho H = 1; C = 12; O = 16)
A. 70,0 lít.
B. 78,4lít.
C. 84,0 lít.
D. 56,0 lít.
- Câu 14 : Cho các cặp chất sau:(1). Khí Br2 và khí O2. (5) Si và dung dịch NaOH loãng
A. 8
B. 5
C. 7
D. 6
- Câu 15 : Cho m gam Mg vào dung dịch chứa 0,1 mol AgNO3 và 0,25 mol Cu(NO3)2, sau một thời gian thu được 19,44 gam kết tủa và dung dịch X chứa 2 muối. Tách lấy kết tủa, thêm tiếp 8,4 gam bột sắt vào dung dịch X, sau khi các phản ứng hoàn toàn thu được 9,36 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 4,8.
B. 4,32.
C. 4,64.
D. 5,28.
- Câu 16 : Điện phân dung dịch X chứa Cu(NO3)2 và NaCl với điện cực trơ thấy thể tích khí thoát ra ở cả 2 điện cực (V lít) và thời gian điện phân (t giây) phụ thuộc nhau như trên đồ thị.
A. 7 gam
B. 9 gam
C. 8 gam
D. 6 gam
- Câu 17 : X là axit no, đơn chức, Y là axit không no, có một liên kết đôi C=C, có đồng phân hình học và Z là este hai chức tạo X, Y và một ancol no (tất cả các chất đều thuần chức, mạch hở). Đốt cháy hoàn toàn 9,52 gam E chứa X, Y và Z thu được 5,76 gam H2O. Mặt khác, 9,52 gam E có thể phản ứng tối đa với dung dịch chứa 0,12 mol NaOH sản phẩm sau phản ứng có chứa 12,52 hỗn hợp các chất hữu cơ. Cho các phát biểu liên quan tới bài toán gồm:(1) Phần trăm khối lượng của X trong E là 72,76% (2) Số mol của Y trong E là 0,08 mol.
A. 5
B. 3
C. 2
D. 4
- Câu 18 : Hỗn hợp T gồm các chất mạch hở: anđehit X, axit cacboxylic Y và ancol Z (50 < MX< MY; X và Z có số mol bằng nhau). Đốt cháy hoàn toàn m gam T, thu được H2O và 17,92 lít khí CO2(đktc). Cho m gam T phản ứng với dung dịch NaHCO3 dư, thu được 6,72 lít khí CO2 (đktc). Nếu cho m gam T tác dụng với lượng dư Na thu được 0,6 gam khí H2. Mặt khác, m gam T phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3, thu được 43,2 gam Ag. Giá trị của m là
A. 29,1.
B. 28,7.
C. 28,5.
D. 28,9.
- Câu 19 : Chất nào sau đây không phải chất điện li trong nước?
A. CH3COOH
B. C6H12O6
C. NaOH
D. HCl.
- Câu 20 : Hợp chất hữu cơ luôn có nguyên tố nào?
A. Hiđro
B. Oxi
C. Cacbon
D. Halogen
- Câu 21 : Số nhóm chức este có trong mỗi phân tử chất béo là bao nhiêu?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
- Câu 22 : Trong các kim loại sau: Na, Fe, Hg, W. Kim loại nào có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất?
A. Na
B. Fe
C. Hg
D. W
- Câu 23 : Trong công nghiệp, kim loại nào chỉ được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy?
A. Zn
B. Cu
C. Na
D. Ag
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein