Đề thi HK2 môn Hóa 12 năm 2018 - Trường THPT Phú B...
- Câu 1 : Thành phần chính của quặng boxit là
A. Fe3O4
B. FeS2
C. Al2O3.2H2O
D. FeCO3
- Câu 2 : Số oxi hóa của crom trong hợp chất Cr2O3 là
A. +4.
B. +3.
C. +6.
D. +2.
- Câu 3 : Nước cứng là nước có chứa nhiều các ion
A. Na+, K+.
B. Al3+, Fe3+.
C. Cu2+, Fe3+.
D. Ca2+, Mg2+.
- Câu 4 : Công thức hóa học của sắt(III) hiđroxit là
A. Fe2O3.
B. Fe(OH)3.
C. FeO.
D. Fe(OH)2.
- Câu 5 : Phương pháp thích hợp điều chế kim loại Ca từ CaCl2 là
A. điện phân CaCl2 nóng chảy.
B. điện phân dung dịch CaCl2.
C. dùng Na khử Ca2+ trong dung dịch CaCl2.
D. nhiệt phân CaCl2.
- Câu 6 : Nhôm dùng làm dây tải điện là không dựa vào tính chất nào sau đây:
A. Màu trắng bạc
B. Rẻ tiền
C. Nhẹ
D. Dẫn điện tốt
- Câu 7 : Thép là hợp kim của sắt với nhiều nguyên tố, trong đó cacbon chiếm từ
A. 8% đến 10%
B. 2% đến 5%
C. 0,01% đến 2%
D. 0,15% đến < 2%
- Câu 8 : Dãy chứa các kim loại đều tan được trong dung dịch FeCl3 là
A. Cu, Fe.
B. Pb, Hg
C. Sn, Au.
D. Ag, Fe.
- Câu 9 : Có thể dùng thuốc thử nào để phân biệt 3 chất Mg, Al, Al2O3?
A. Dung dịch NaOH
B. Dung dịch HCl
C. Dung dịch CuSO4
D. Dung dịch HNO3
- Câu 10 : Ứng dụng nào sau đây không phải của Ca(OH)2?
A. khử chua đất trồng trọt.
B. bó bột khi bị gãy xương.
C. chế tạo clorua vôi là chất tẩy trắng và khử trùng.
D. làm vôi vữa xây nhà.
- Câu 11 : Cho sắt phản ứng với dung dịch HNO3 đặc, nóng thu được một chất khí màu nâu đỏ. Chất khí đó là
A. NH3.
B. N2O.
C. N2.
D. NO2.
- Câu 12 : Một mẫu khí thải công nghiệp có chứa các khí: CO2, SO2, NO, H2S. Để loại bỏ các khí đó một cách hiệu quả nhất, có thể dùng dung dịch nào sau đây?
A. HCl.
B. CaCl2.
C. NaCl.
D. Ca(OH)2.
- Câu 13 : Nhận xét nào dưới đây không đúng?
A. Tính khử của kim loại kiềm thổ tăng dần từ Be đến Ba.
B. Các ion kim loại kiềm thổ có điện tích +1 hoặc +2.
C. Các kim loại kiềm thổ có tính khử mạnh.
D. Tính khử của kim loại kiềm thổ yếu hơn kim loại kiềm cùng chu kì.
- Câu 14 : Trong những chấtsau: Al(OH)3, Al2O3, Fe2O3, Cr2O3, Cr(OH)3 . Số chất trong dãy phản ứng được với NaOH trong dung dịch là
A. 2
B. 4
C. 5
D. 3
- Câu 15 : Cho bột Fe vào dd HNO3 loãng, phản ứng kết thúc có bột Fe còn dư. Dung dịch sau phản ứng là:
A. Fe(NO3)2 ,Fe(NO3)3
B. Fe(NO3)3
C. Fe(NO3)2
D. Fe(NO3)3, HNO3
- Câu 16 : Thực hiện chuyển hóa sau trong dung dịch:
Các chất X, Y và màu của dung dịch K2CrO4 lần lượt là:A. KOH, HCl, màu vàng
B. KOH, HCl, màu da cam
C. HCl, KOH, màu da cam
D. HCl, KOH, màu vàng
- Câu 17 : Cho phản ứng: 2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2+ 3H2↑ Chất tham gia phản ứng đóng vai trò chất oxi hoá là
A. NaAlO2.
B. Al.
C. H2O.
D. NaOH.
- Câu 18 : Hòa tan 1,12 gam Fe bằng 300 ml dung dịch HCl 0,2 M , thu được dung dịch X và khí H2. Cho dung dịch AgNO3 dư vào X, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 8,61
B. 9,15
C. 10,23
D. 7,36
- Câu 19 : Để phản ứng vừa đủ với 100 ml dung dịch CuSO4 1M cần m gam bột Zn. Giá trị của m là
A. 3,25.
B. 3,90.
C. 9,75.
D. 6,50.
- Câu 20 : Để khử hoàn toàn 8,0 gam bột Fe2O3 bằng bột Al (ở nhiệt độ cao, trong điều kiện không có không khí) thì khối lượng bột nhôm cần dùng là
A. 8,10 gam.
B. 1,35 gam.
C. 5,40 gam.
D. 2,70 gam.
- Câu 21 : Dẫn 0,4 mol CO2 vào 0,25 mol Ca(OH)2, khối lượng kết tủa CaCO3 là:
A. 40 gam
B. 20 gam
C. 10 gam
D. 25 gam
- Câu 22 : Cho 5 gam hỗn hợp Na, Na2O và tạp chất trơ tác dụng với H2O được 1,792 lít khí (đktc). Trung hoà dung dịch sau phản ứng cần 100 ml dung dịch HCl 2M. Phần trăm tạp chất trơ là
A. 2,8%.
B. 1,6%.
C. 2%.
D. 5,6%.
- Câu 23 : Trong các phát biểu sau:
(1) Ở nhiệt độ cao, Al khử được nhiều oxit kim loại như Fe2O3, Cr2O3,... thành kim loại tự do.
(2) Phản ứng của Al với oxit kim loại gọi là phản ứng nhiệt nhôm.
(3) Những đồ vật bằng nhôm bị hoà tan trong dung dịch kiềm dư NaOH, Ca(OH)2,...
(4) Những axit H2SO4 đặc, nguội và HNO3 đặc, nguội đã oxi hoá bề mặt kim loại Al tạo thành một màng oxit có tính trơ, làm cho Al thụ động.
Số phát biểu đúng là:A. 4
B. 1
C. 3
D. 2
- Câu 24 : Có 5 dung dịch đựng trong 5 lọ mất nhãn là FeCl3, FeCl2, AlCl3, NH4NO3, NaCl. Nếu chỉ được dùng một thuốc thử để nhận biết 5 chất lỏng trên, ta có thể dùng dung dịch:
A. NaOH.
B. NH3.
C. HCl.
D. BaCl2.
- Câu 25 : Cho 10 gam hỗn hợp gồm Fe và Cu tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng (dư). Sau phản ứng thu được 2,24 lít khí hiđro (ở đktc), dung dịch X và m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là
A. 4,4 gam.
B. 6,4 gam.
C. 5,6 gam.
D. 3,4 gam.
- Câu 26 : Cho 2,7 gam Al tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư. Sau khi phản ứng kết thúc, thể tích khí H2 (ở đktc) thoát ra là
A. 2,24 lít.
B. 6,72 lít.
C. 4,48 lít.
D. 3,36 lít.
- Câu 27 : Cho sơ đồ chuyển hoá sau:
A. Cl2, HNO3, CO2.
B. Cl2, AgNO3, MgCO3.
C. HCl, AgNO3, (NH4)2CO3.
D. HCl, HNO3, Na2CO3.
- Câu 28 : Cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch Al(NO3)3. Kết quả thí nghiệm được biểu diễn ở đồ thị bên. Giá trị của a, b tương ứng là
A. 0,6 và 0,9.
B. 0,5 và 0,9.
C. 0,9 và 1,2.
D. 0,3 và 0,6.
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein