Đề kiểm tra 1 tiết HK2 môn Hóa 12 năm 2019 - Trườn...
- Câu 1 : Để điều chế kim loại Cu, cho kim loại X tác dụng với dung dịch CuSO4. X là
A. Zn.
B. Na.
C. Ba.
D. Ag.
- Câu 2 : Để bảo quản kim loại kiềm, cần ngâm chìm trong
A. dầu hỏa.
B. cồn.
C. nước.
D. giấm.
- Câu 3 : Kim loại kiềm có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là
A. Li.
B. Na.
C. K.
D. Cs
- Câu 4 : Kim loại nào say đây là kim loại kiềm thổ?
A. Na.
B. Ca.
C. Fe.
D. Al.
- Câu 5 : Nhận định nào sau đây không đúng về kim loại nhóm IIA?
A. Đều có cùng một kiểu mạng tinh thể.
B. Ca, Sr, Ba đều tác dụng mạnh với nước ở nhiệt độ thường.
C. Trong các hợp chất thường có số oxi hoá +2.
D. Tính kim loại của các nguyên tố tăng dần theo chiều tăng của điện tích hạt nhân
- Câu 6 : Chất nào sau đây không thể vừa phản ứng với dung dịch NaOH, vừa phản ứng với dung dịch HCl?
A. Al2(SO4)3.
B. Al2O3.
C. Al(OH)3.
D. NaHCO3.
- Câu 7 : Nguyên liệu chính dùng để sản xuất nhôm là quặng
A. pirit.
B. boxit.
C. manhetit.
D. đolomit.
- Câu 8 : Phương pháp điện phân nóng chảy dùng để điều chế các kim loại
A. đứng sau hiđro trong dãy điện hoá.
B. kiềm, kiềm thổ và nhôm.
C. đứng trước hiđro trong dãy điện hoá.
D. kiềm, nhôm, đồng.
- Câu 9 : Nung hỗn hợp gồm MgCO3 và BaCO3 có cùng số mol đến khối lượng không đổi thu được khí X và chất rắn Y. Hòa tan Y vào nước dư, lọc bỏ kết tủa thu được dung dịch Z. Hấp thụ hoàn toàn khí X vào dung dịch T, sản phẩm sau phản ứng là
A. Ba(HCO3)2.
B. BaCO3 và Ba(HCO3)2.
C. BaCO3 và Ba(OH)2.
D. BaCO3.
- Câu 10 : Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch trong suốt. Chất tan trong X là
A. AlCl3.
B. Ca(HCO3)2.
C. Al2(SO4)3.
D. MgCl2.
- Câu 11 : Trong các chất: NaOH, Mg(OH)2, Ba(OH)2, KOH, chất có tính bazơ yếu nhất là
A. KOH.
B. Ba(OH)2.
C. Mg(OH)2.
D. NaOH.
- Câu 12 : Cho luồng khí H2 (dư) qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O3, MgO nung ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng hỗn hợp rắn còn lại là:
A. Cu, Fe, MgO.
B. Cu, Fe, MgO.
C. Cu, Fe, Mg.
D. Cu, FeO, Mg.
- Câu 13 : Cho 5,4 gam Al phản ứng hoàn toàn với 48 gam Fe2O3 ở nhiệt độ cao (giả sử Fe3+ chỉ bị khử thành Fe). Toàn bộ chất rắn sau phản ứng cho vào dung dịch KOH dư thu được phần không tan có khối lượng là
A. 53,4 gam.
B. 48,0 gam.
C. 11,2 gam.
D. 43,2 gam.
- Câu 14 : Trộn 20 ml dung dịch AlCl3 1M với 65 ml dung dịch KOH 1M. Sau khi phản ứng kết thúc, khối lượng kết tủa thu được là
A. 1,17 gam.
B. 0,78 gam.
C. 1,56 gam.
D. 0,39 gam
- Câu 15 : Thuốc thử dùng để phân biệt ba chất rắn mất nhãn Mg, Al, Al2O3 là dung dịch
A. HCl.
B. H2SO4.
C. CuSO4.
D. NaOH.
- Câu 16 : Cho 1,37 gam Ba vào 1 lít dung dịch CuSO4 0,01M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng kết tủa thu được là
A. 3,31 gam.
B. 0,98 gam.
C. 2,33 gam.
D. 1,71 gam.
- Câu 17 : Hòa tan hoàn toàn 23,7 gam phèn chua KAl(SO4)2.12H2O vào nước, thu được dung dịch X. Cho toàn bộ X tác dụng với 80 ml dung dịch Ba(OH)2 1M, sau phản ứng thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 22,54.
B. 26,42.
C. 21,76.
D. 27,20.
- Câu 18 : Hỗn hợp X gồm Na, Ba, Na2O và BaO. Hòa tan hoàn toàn 21,9 gam X vào nước, thu được 1,12 lít khí H2 (đktc) và dung dịch Y, trong đó có 20,52 gam Ba(OH)2. Hấp thụ hoàn toàn 6,72 lít khí CO2 (đktc) vào Y, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 23,64.
B. 15,76.
C. 21,92.
D. 39,40
- Câu 19 : Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Na2O và Al2O3 vào H2O thu được 200 ml dung dịch Y chỉ chứa một chất tan duy nhất có nồng độ 0,5M. Thổi khí CO2 dư vào Y thu được a gam kết tủa. Giá trị của m và a lần lượt là
A. 13,3 và 3,9.
B. 8,3 và 7,2.
C. 11,3 và 7,8.
D. 8,2 và 7,8.
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein