các chất phản ứng được với H2
- Câu 1 : Trong các chất: stiren, ancol etylic, axit axetic, vinylaxetilen và butan, số chất có khả năng tham giaphản ứng cộng hiđro (xúc tác Ni, đun nóng) là
A 4
B 2
C 5
D 3
- Câu 2 : Cho các chất: but-1-en, but-1-in, buta-1,3-đien, vinylaxetilen, isobutilen. Có bao nhiêu chất trong số các chất trên khi phản ứng hoàn toàn với khí H2 dư (xúc tác Ni, đun nóng) tạo ra butan?
A 4
B 6
C 5
D 3
- Câu 3 : Cho các chất sau: propan, xiclopropan, but-1-en, axetilen, ancol metylic. Số chất phản ứng với H2 là
A 3
B 4
C 5
D 6
- Câu 4 : Cho các chất sau : axetanđehit, axetilen, etilen, axeton, propan, ancol etylic. Số chất vừa có phản ứng với H2 vừa có phản ứng với dung dịch brom là :
A 4
B 6
C 5
D 3
- Câu 5 : Chất nào sau đây vừa có phản ứng với H2 vừa có phản ứng tráng bạc:
A saccarozơ
B glixerol
C glucozơ
D axeton
- Câu 6 : Cho các chất sau: vinyl axetilen, etanol, glucozơ, saccarozơ, glixerol,etilenglicol, axit axetic. Số chất có khả năng hòa tan Cu(OH)2 nhưng không có phản ứng cộng H2 là:
A 3
B 4
C 5
D 6
- Câu 7 : Cho các chất sau: CH3-CH2-CHO (1), CH2=CH-CHO (2), (CH3)2CH-CHO (3), CH2=CH-CH2-OH (4). Những chất phản ứng hoàn toàn với lượng dư H2 (Ni, to) cùng tạo ra một sản phẩm là:
A (2), (3), (4)
B (1), (2), (4)
C (1), (2), (3)
D (1), (3), (4)
- Câu 8 : Dãy gồm các chất đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, to), tạo ra sản phẩm có khả năng phản ứng với Na là:
A C2H3CHO, CH3COOC2H3, C6H5COOH.
B C2H3CH2OH, CH3COCH3, C2H3COOH.
C CH3OC2H5, CH3CHO, C2H3COOH.
D C2H3CH2OH, CH3CHO, CH3COOH.
- Câu 9 : Ứng với công thức phân tử C2H4O có bao nhiêu hợp chất mạch hở bền khi tác dụng với khí H2 (xúc tác Ni, to) sinh ra ancol?
A 3
B 4
C 2
D 1
- Câu 10 : Chất nào sau đây không phản ứng với H2?
A vinyl axetilen
B glucozơ
C axit panmitic
D triolein
- Câu 11 : Một hỗn hợp X gồm một ankin và H2 có thể tích bằng 8,96 lít ( đktc) và mX = 4,6g. Cho hỗn hợp X qua Ni nóng, phản ứng hoàn toàn cho ra hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với hỗn hợp X bằng 2. Số mol H2 phản ứng, khối lượng và CTPT của ankin là:
A 0,2 mol H2; 4g C3H4
B 0,16 mol H2; 3,6g C2H2
C 0,2 mol H2; 4g C2H2
D 0,3 mol H2; 2g C3H4
- Câu 12 : Hỗn hợp khí X chứa H2 và hai anken kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Tỉ khối của X đối với H2 là 8,3. Đun nóng nhẹ X có mặt xúc tác Ni thì nó biến thành hỗn hợp Y không làm mất màu nước brom và có tỉ khối đối với H2 là 83/6. Công thức phân tử của hai anken và phần trăm thể tích của H2 trong X là:
A C2H4 và C3H6; 60%
B C3H6 và C4H8; 40%
C C2H4 và C3H6; 40%
D C3H6 và C4H8; 60%
- Câu 13 : Đun nóng hỗn hợp khí X gồm 0,06 mol C2H2, 0,05 mol C3H6 và 0,07 mol H2 với xúc tác Ni, sau một thời gian thu được hỗn hợp khí Y gồm C2H6, C2H4, C3H8, C2H2 dư, C3H6 dư và H2 dư. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y rồi cho sản phẩm hấp thụ hết vào dung dịch nước vôi trong dư. Khối lượng bình nặng thêm là:
A 5,04 gam.
B 11,88 gam.
C 16,92 gam.
D 6,84 gam.
- Câu 14 : Đun nóng hỗn hợp khí X gồm 0,06 mol C2H2 và 0,04 mol H2 với xúc tác Ni, sau một thời gian thu được hỗn hợp khí Y. Dẫn toàn bộ hỗn hợp Y lội từ từ qua bình đựng dung dịch brom (dư) thì còn lại 0,448 lít hỗn hợp khí Z (ở đktc) có tỉ khối so với O2 là 0,5. Khối lượng bình dung dịch brom tăng là:
A 1,04 gam.
B 1,20 gam.
C 1,64 gam.
D 1,32 gam.
- Câu 15 : Một hỗn hợp khí X gồm Ankin A và H2 có thể tích 15,68 lít. Cho X qua Ni nung nóng, phản ứng hoàn toàn cho ra hỗn hợp khí Y có thể tích 6,72 lít (trong Y có H2 dư). Thể tích của A trong X và thể tích của H2 dư lần lượt là (các thể tích đo ở điều kiện tiêu chuẩn)
A 2,24 lít và 4,48 lít
B 3,36 lít và 3,36 lít
C 1,12 lít và 5,60 lít
D 4,48 lít và 2,24 lít.
- Câu 16 : Hỗn hợp khí X gồm H2 và một anken có khả năng cộng HBr cho sản phẩm hữu cơ duy nhất. Tỉ khối của X so với H2 bằng 9,1. Đun nóng X có xúc tác Ni, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Y không làm mất màu nước brom; tỉ khối của Y so với H2 bằng 13. Tìm công thức cấu tạo của anken.
A CH3CH=CHCH3
B CH2= CHCH2 CH3
C CH2=CH-CH3
D CH3C(CH3)CH2
- Câu 17 : Trong 1 bình kín chứa 0,35mol C2H2, 0,65mol H2 và 1 ít bột Ni, đun nóng bình 1 thời gian thu được hỗn hợp X có tỉ khối so với H2 bằng 8. Sục X vào lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đến khi phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp hí Y và 12 g kết tủa.Hỗn hợp Y phản ứng vừa đủ với bao nhiêu mol brom trong dung dịch
A 0,25 mol
B 0,2 mol
C 0,15 mol
D 0,1 mol
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein