Đề thi thử THPT Quốc Gia môn hóa học trường THPT H...
- Câu 1 : Một chất khi thuỷ phân trong môi trường axit, đun nóng không tạo ra glucozơ. Chất đó là
A protein.
B tinh bột.
C saccarozơ.
D xenlulozơ.
- Câu 2 : Cặp chất không xảy ra phản ứng là
A dung dịch NaNO3 và dung dịch MgCl2.
B dung dịch NaOH và Al2O3.
C K2O và H2O.
D Na và dung dịch KCl.
- Câu 3 : Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế và thu khí oxi như hình vẽ dưới đây vì oxi
A nặng hơn không khí.
B nhẹ hơn không khí.
C rất ít tan trong nước
D nhẹ hơn nước.
- Câu 4 : Cho hỗn hợp X gồm 0,2 mol CH2=CHCOOH và 0,1 mol CH3CHO. Thể tích H2 (ở đktc) để phản ứng vừa đủ với hỗn hợp X là
A 8,96 lít.
B 4,48 lít.
C 2,24 lít.
D 6,72 lít.
- Câu 5 : Cho phản ứng : Nước cứng là nước chứa nhiều các ion
A HCO3-, Cl- .
B Ba2+, Be2+.
C SO42-, Cl-.
D Ca2+, Mg2+.
- Câu 6 : Cho 10 gam hỗn hợp gồm Fe và Cu tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư. Sau phản ứng thu được 2,24 lít khí hiđro (ở đktc), dung dịch X và m gam kim loại không tan. Giá trị của m là
A 6,4 gam.
B 3,4 gam.
C 4,4 gam.
D 5,6 gam.
- Câu 7 : Chất tham gia phản ứng trùng ngưng là
A H2NCH2COOH.
B C2H5OH.
C CH3COOH.
D CH2=CH-COOH.
- Câu 8 : Thuốc thử để phân biệt axit axetic và ancol etylic là
A dd NaNO3.
B quỳ tím.
C dd NaCl.
D phenolphtalein.
- Câu 9 : Trung hoà 7,2 gam axit cacboxylic đơn chức, mạch hở cần 100 ml dung dịch NaOH 1M. Công thức cấu tạo của axit là
A C6H5COOH.
B HCOOH.
C CH2=CHCOOH.
D CH2=C(CH3)COOH.
- Câu 10 : Cho các phản ứng: Hai phản ứng trên chứng tỏ axit aminoaxetic
A chỉ có tính axit.
B có tính lưỡng tính.
C chỉ có tính bazơ.
D có tính oxi hoá và tính khử.
- Câu 11 : Chất không có tính chất lưỡng tính là
A Al(OH)3.
B NaHCO3.
C AlCl3.
D Al2O3.
- Câu 12 : Các chất trong dãy nào sau đây đều tạo kết tủa khi cho tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng?
A vinylaxetilen, glucozơ, axit propionic.
B vinylaxetilen, glucozơ, anđehit axetic.
C glucozơ, đimetylaxetilen, anđehit axetic.
D vinylaxetilen, glucozơ, đimetylaxetilen.
- Câu 13 : Tính bazơ của các hiđroxit được xếp theo thứ tự giảm dần từ trái sang phải là
A Mg(OH)2, NaOH, Al(OH)3.
B Mg(OH)2, Al(OH)3, NaOH.
C NaOH, Al(OH)3, Mg(OH)2.
D NaOH, Mg(OH)2, Al(OH)3.
- Câu 14 : Dãy gồm hai chất đều tác dụng với NaOH là
A CH3COOH, C6H5OH.
B CH3COOH, C6H5CH2OH.
C CH3COOH, C2H5OH.
D CH3COOH, C6H5NH2.
- Câu 15 : Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít khí SO2 (ở đktc) vào dung dịch chứa 16 gam NaOH, thu được dung dịch X. Khối lượng muối thu được trong dung dịch X là
A 25,2 gam.
B 23,0 gam.
C 20,8 gam.
D 18,9 gam.
- Câu 16 : Điện phân NaCl nóng chảy với điện cực trơ ở catot thu được :
A Cl2.
B NaOH.
C Na.
D HCl.
- Câu 17 : Trung hoà 100 ml dung dịch KOH 1M cần dùng V ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là
A 400 ml.
B 200 ml.
C 300 ml.
D 100 ml.
- Câu 18 : Anilin (C6H5NH2) phản ứng với dung dịch
A NaOH.
B HCl.
C Na2CO3.
D NaCl.
- Câu 19 : Cho phương trình phản ứng: aFeSO4 + bK2Cr2O7 + cH2SO4 → dFe2(SO4)3 + eK2SO4 + fCr2(SO4)3 + gH2O. Tỉ lệ a : b là
A 6 : 1.
B 2 : 3.
C 3 : 2.
D 1 : 6.
- Câu 20 : Bốn kim loại Na; Al; Fe và Cu được ấn định không theo thứ tự X, Y, Z, T biết rằng: • X; Y được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy• X đẩy được kim loại T ra khỏi dung dịch muối• Z tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng nhưng không tác dụng được với dung dịch H2SO4 đặc nguội. X, Y, Z, T theo thứ tự là:
A Al; Na; Cu; Fe
B Na; Fe; Al; Cu
C Na; Al; Fe; Cu
D Al; Na; Fe; Cu
- Câu 21 : Cho các chất: (1) axit picric; (2) cumen ; (3) xiclohexanol ; (4) 1,2- đihiđroxi- 4-metylbenzen ; (5) 4- metylphenol ; (6) α- naphtol. Các chất thuộc loại phenol là:
A (1), (2), (4), (6)
B (1), (4, (5), (6)
C (1), (2), (4), (5)
D (1) , (3), (5), (6)
- Câu 22 : Cho axit salixylic (axit o-hiđroxibenzoic) phản ứng với anhiđrit axetic, thu được axit axetylsalixylic (o-CH3COO-C6H4-COOH) dùng làm thuốc cảm (aspirin). Để phản ứng hoàn toàn với 43,2 gam axit axetylsalixylic cần vừa đủ V lít dung dịch KOH 1M. Giá trị của V là
A 0,72.
B 0,48.
C 0,96.
D 0,24.
- Câu 23 : Cho các phản ứng sau:a) FeO + HNO3 (đặc, nóng) → b) FeS + H2SO4 (đặc, nóng) →c) Al2O3 + HNO3 (đặc, nóng) → d) Cu + dung dịch FeCl3 →e) CH3CHO + H2 f) glucozơ + AgNO3 (hoặc Ag2O) trong dd NH3 →g) C2H4 + Br2 → h) glixerol (glixerin) + Cu(OH)2 →Dãy gồm các phản ứng đều thuộc loại phản ứng oxi hóa - khử là:
A a, b, c, d, e, h.
B a, b, c, d, e, g.
C a, b, d, e, f, g.
D a, b, d, e, f, h.
- Câu 24 : Cho 6,72 gam Fe vào 400 ml dung dịch HNO3 1M, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X. Dung dịch X có thể hoà tan tối đa m gam Cu. Giá trị của m là
A 1,92.
B 3,20.
C 0,64.
D 3,84.
- Câu 25 : Đốt cháy hoàn toàn một lượng chất hữu cơ X thu được 3,36 lít khí CO2, 0,56 lít khí N2 (các khí đo ở đktc) và 3,15 gam H2O. Khi X tác dụng với dung dịch NaOH thu được sản phẩm có muối H2N-CH2-COONa. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A H2N-CH2-CH2-COOH.
B H2N-CH2-COO-CH3.
C H2N-CH2-COO-C3H7.
D H2N-CH2-COO-C2H5.
- Câu 26 : Thực hiện các thí nghiệm sau:(a) Nhiệt phân AgNO3. (b) Nung FeS2 trong không khí.(c) Điện phân dung dịch KCl. (d) Điện phân dung dịch CuSO4.(e) Cho Fe vào dung dịch CuSO4. (g) Cho Zn vào dung dịch FeCl3 (dư).(h) Nung Ag2S trong không khí. (i) Cho Ba vào dung dịch CuSO4 (dư).Số thí nghiệm thu được kim loại sau khi các phản ứng kết thúc là
A 5
B 2
C 3
D 4
- Câu 27 : Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Cho Mg vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư (b) Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2 (c) Dẫn khí H2 dư qua bột CuO nung nóng (d) Cho Na vào dung dịch CuSO4 dư (e) Nhiệt phân AgNO3 (g) Đốt FeS2 trong không khí (h) Điện phân dung dịch CuSO4 với điện cực trơ Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được kim loại là
A 3
B 2
C 4
D 5
- Câu 28 : Bảng dưới đây ghi lại hiện tượng khi làm thí nghiệm với các chất sau ở dạng dung dịch nước : X, Y, Z, T và QCác chất X, Y, Z, T và Q lần lượt là
A Glixerol, glucozơ, etylen glicol, metanol, axetanđehit
B Phenol, glucozơ, glixerol, etanol, anđehit fomic
C Anilin, glucozơ, glixerol, anđehit fomic, metanol
D Fructozơ, glucozơ, axetanđehit, etanol, anđehit fomic
- Câu 29 : Cho 0,1 mol anđehit X phản ứng tối đa với 0,3 mol H2, thu được 9 gam ancol Y. Mặt khác 2,1 gam X tác dụng hết với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được m gam Ag. Giá trị của m là
A 10,8.
B 16,2.
C 21,6.
D 5,4.
- Câu 30 : X là một Hexapeptit cấu tạo từ một Aminoacid H2N-CnH2n-COOH(Y). Y có tổng % khối lượng Oxi và Nito là 61,33%. Thủy phân hết m(g) X trong môi trường acid thu được 30,3(g) pentapeptit, 19,8(g) đieptit và 37,5(g) Y. Giá trị của m là?
A 69 gam.
B 84 gam.
C 100 gam.
D 78 gam.
- Câu 31 : Đốt cháy hoàn toàn 13,36 gam hỗn hợp X gồm axit metacrylic, axit ađipic, axit axetic và glixerol (trong đó số mol axit metacrylic bằng số mol axit axetic) bằng O2 dư, thu được hỗn hợp Y gồm khí và hơi. Dẫn Y vào dung dịch chứa 0,38 mol Ba(OH)2, thu được 49,25 gam kết tủa và dung dịch Z. Đun nóng Z lại xuất hiện kết tủa. Cho 13,36 gam hỗn hợp X tác dụng với 140 ml dung dịch KOH 1M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được chất rắn khan có khối lượng là
A 14,44 gam.
B 18,68 gam.
C 13,32 gam.
D 19,04 gam.
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein